Đóng cửa phiên cuối tuần, giá vàng hôm nay thế giới giao ngay đứng ở quanh ngưỡng trên 2.360 USD/ounce. Tuần qua, giá vàng thế giới chứng kiến tuần tăng mạnh thứ 2 liên tiếp, với mức tăng gần 59 USD/ounce so với chốt phiên giao dịch cuối tuần trước đó. Nguyên nhân chính thúc đẩy giá vàng thế giới tăng đó là nhu cầu mua tích trữ của người dân và các ngân hàng trung ương tiếp tục gia tăng. Căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông và sự suy yếu của nền kinh tế Mỹ là tác nhân làm gia tăng sức hấp dẫn của các tài sản trú ẩn an toàn như vàng.
Tuần này, 17 nhà phân tích Phố Wall đã tham gia Khảo sát vàng của Kitco News. 10 chuyên gia, tương đương 59%, dự báo tăng cao hơn vào tuần tới, trong khi chỉ có 2 nhà phân tích, chiếm 12%, dự đoán giá sẽ giảm. 5 chuyên gia, tương đương 29% trong tổng số, nhận thấy vàng có xu hướng đi ngang.
Trong khi đó, 195 phiếu bầu đã được bỏ trong cuộc thăm dò trực tuyến của Kitco với các nhà đầu tư ở Main Street. 97 nhà giao dịch bán lẻ, chính xác là 50%, dự đoán vàng sẽ tăng vào tuần tới. 42 người khác, tương đương 21%, dự đoán giá sẽ thấp hơn, trong khi 56 người được hỏi, chiếm 29%, kỳ vọng kim loại quý sẽ giao dịch đi ngang trong tuần tới.
Dữ liệu lạm phát sẽ quay trở lại vào tuần tới, với việc công bố PPI tháng 4 của Hoa Kỳ vào thứ Ba và CPI tháng 4 vào thứ Tư. Các dữ liệu quan trọng khác bao gồm báo cáo doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ hôm thứ Tư và Khảo sát Empire State của Fed New York, cũng như số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần vào thứ Năm, giấy phép xây dựng và khởi công nhà ở của Hoa Kỳ cũng như khảo sát sản xuất của Cục Dự trữ Liên bang Philadelphia.
Các thị trường cũng sẽ háo hức muốn nghe nội dung phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell tại Amsterdam vào thứ Ba.
Sau chuỗi ngày tăng liên tục, sáng nay 12/5 , vàng miếng trong nước ghi nhận mức giả sảm sâu tới 2,2 triệu đồng/lượng.
Cụ thể, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) giảm 1,1 triệu đồng/lượng chiều bán, 1,3 triệu đồng/lượng chiều mua so với sáng qua, giá niêm yết còn 88,8 – 91,3 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn DOJI điều chỉnh giảm 2,2 triệu đồng/lượng chiều bán và 2,4 triệu đồng/lượng chiều mua so với cùng thời điểm sáng qua. Giá niêm yết hiện tại còn 87,7 – 89,2 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Tại Tập đoàn Phú Quý, SJC đang niêm yết với giá 87,3 - 90,1 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm 2,7 triệu đồng/lượng chiều mua và 1,7 triệu đồng/lượng chiều bán.
Trái ngược với giá vàng miếng SJC , giá nhẫn tròn trơn vàng rồng Thăng Long tại Công ty Bảo Tín Minh Châu, đứng ở mức 75,43 – 76,93 triệu đồng/lượng (mua – bán), giữ giá cả chiều mua và chiều bán so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 1,5 triệu đồng/lượng.
Vàng nhẫn Doji Hưng Thịnh Vượng 9999 của Tập đoàn Doji tại thị trường Hà Nội đứng ở mức 75,95 – 77,45 triệu đồng/lượng, giữ giá cả chiều mua và chiều bán so với chốt phiên trước Chênh lệch mua – bán ở mức 1,5 triệu đồng/lượng.
Giá vàng tăng kỷ lục những ngày qua khiến các cửa hàng vàng trở nên tấp nập người đến giao dịch. Người dân phải xếp hàng, thậm chí nhiều cửa hàng phải quy định giới hạn số lượng mua cho từng khách hàng. Tuy nhiên, chỉ sau một ngày, chứng kiến cảnh rớt giá hơn 1 triệu đồng/lượng, chiều ngày hôm qua (11/5), tại hầu hết các cửa hàng vàng trên 2 “phố vàng” là Trần Nhân Tông và Cầu Giấy, đều trong trạng thái vắng vẻ. Nguyên nhân do một số cửa hàng đã từ chối bán ra mà chỉ mua vào.
Các chuyên gia cho rằng, yhị trường vàng tuần qua tăng quá “nóng” sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu thành công phiên thứ 2, bán ra 3.400 lượng vàng, với giá rất cao là 86,05 triệu đồng/lượng. Nhiều nhà đầu tư nhận định rằng, giá đấu thầu bán ra của Ngân hàng Nhà nước quá cao đã đẩy mặt bằng giá vàng trên thị trường tăng mạnh.
Nhiều chuyên gia cho rằng, để ổn định thị trường vàng hiệu quả, NHNN cần xem lại việc đấu thầu theo hướng tăng cung nhưng giá phải thấp hơn giá thị trường đang mua bán. Bên cạnh đó, cần thiết phải tăng tự do hóa thị trường vàng, có thể là tự do hóa mua vào nguyên liệu để chế tác vàng trang sức hoặc có thể sản xuất các thương hiệu vàng khác để tăng sức cạnh tranh.