Giá vàng hôm nay trên thế giới giảm nhẹ sau phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell tại một diễn đàn của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ở Bồ Đào Nha. Powell trở nên ôn hòa hơn khi thừa nhận quá trình giảm lạm phát đang có kết quả tốt, nhưng vẫn muốn thấy kết quả tốt hơn trước khi cắt giảm lãi suất.
Sau phát biểu này, đồng đô la giảm nhẹ xuống 105,67, lãi suất đứng yên, thế nhưng giá vàng vẫn giảm nhẹ và ổn định quanh mốc 2.330 USD/ounce.
Tại Châu Âu, Chủ tịch ECB Christine Lagarde tuyên bố vào thứ Hai rằng ngân hàng trung ương cần thêm thời gian để xác nhận lạm phát đang tiến tới 2% và việc cắt giảm lãi suất không phải là cấp bách.
Dữ liệu việc làm của Mỹ cho thấy vị trí tuyển dụng việc làm bất ngờ tăng cao hơn ước tính, cho thấy sự mạnh mẽ của thị trường lao động trong bối cảnh lãi suất cao 5,25% -5,50% do Fed đặt ra. Cục Thống kê Lao động Mỹ đã công bố báo cáo Cơ hội việc làm và doanh thu lao động tháng 5 là 8,14 triệu vị trí tuyển dụng, vượt dự báo và 7,919 triệu của tháng 4, mức thấp nhất trong ba năm.
Dữ liệu tiếp theo dự kiến sẽ được công bố vào thứ Tư, dẫn đầu bởi Biên bản cuộc họp cuối cùng của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), cùng với PMI dịch vụ từ S&P Global và Viện Quản lý Cung ứng (ISM).
Sau đó dữ liệu sẽ tiếp tục vào thứ Sáu vì thị trường Mỹ sẽ đóng cửa vào thứ Năm do Ngày Độc lập. Vào thứ Sáu, các nhà giao dịch sẽ tập trung vào báo cáo Bảng lương phi nông nghiệp (NFP) của tháng Sáu.
Theo CME FedWatch Tool, tỷ lệ cược cho việc cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản của Fed vào tháng 9 đã tăng lên 63%. Hợp đồng tương lai lãi suất quỹ tháng 12/2024 ngụ ý rằng Fed sẽ nới lỏng chính sách chỉ 36 điểm cơ bản (bps) vào cuối năm nay.
Về kỹ thuật, vàng có xu hướng tăng nhưng đã củng cố đường viền cổ Head-and-Shoulders trong khoảng 2,320- 2,350. Bất chấp mô hình biểu đồ giảm, động lượng đã chuyển sang trung tính với Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) gần đường 50 trung tính. Điều đó cho thấy sự bế tắc giữa người mua và người bán. Nếu giá vàng giảm xuống dưới 2.300 USD, tiếp theo sẽ là mức thấp nhất trong ngày 3/5 là 2.277 USD, tiếp theo là mức cao nhất ngày 21/3 là 2.222 USD. Ngược lại, nếu vàng đẩy lên mức 2.350 USD, tiếp đó sẽ là mức cao nhất trong chu kỳ ngày 7/6 là 2.387 USD, cuối cùng là mốc 2.400 USD.
Tại thị trường trong nước, trong khi vàng miếng SJC hôm nay tiếp tục bất động thì vàng nhẫn có xu hướng tăng nhẹ.
Theo đó, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn, Tập đoàn Doji và hệ thống PNJ niêm yết giá vàng miếng ở mức 74,98 - 76,98 triệu đồng/lượng (mua - bán), giữ nguyên so với phiên trước đó.
Tương tự, Tập đoàn Phú Quý và hệ thống cửa hàng Bảo Tín Minh Châu báo giá vàng SJC ổn định ở mức 75,5 - 76,98 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Giá vàng nhẫn trong nước lại có xu hướng tăng nhẹ. So với mức chốt phiên hôm qua, một số thương hiệu đã điều chỉnh giá vàng nhẫn tròn trơn tăng thêm 100 nghìn đồng/lượng.
Cụ thể, vàng nhẫn tại Phú Quý hiện đang niêm yết ở mức 74,85 – 76,1 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 250.000 đồng/lượng chiều mua vào và 200.000 đồng/lượng chiều bán ra so với sáng qua. Chênh lệch 2 chiều mua bán tại đây ở mức 1,25 triệu đồng/lượng.
Tại Bảo Tín Mạnh Hải, doanh nghiệp này điều chỉnh tăng 200.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua bán đối với vàng nhẫn, lên mức 74,88 – 76,38 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Chênh lệch 2 chiều mua bán ở mức 1,5 triệu đồng/lượng.
Tập đoang DOJI điều chỉnh tăng 150.000 đồng/lượng chiều bán ra và 100.000 đồng/lượng chiều mua vào. Giá niêm yết hiện tại ở mức 74,8 – 76,1 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trong khi đó, Bảo Tín Minh Châu tăng 100.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua bán, đẩy giá niêm yết lên mức 74,88 – 76,18 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Mức chênh lệch mua bán tại đây đang ở ngưỡng 1,3 triệu đồng/lượng.
Như vậy, vàng nhẫn chỉ còn kém vàng miếng SJC 600.000 - 800.000 đồng/lượng. Chênh lệch giữa vàng trong nước và vàng thế giới hiện chỉ còn khoảng 5,38 triệu đồng/lượng.