Vào lúc 7h ngày 15/2, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC mua vào bán ra 66,6 - 67,4 triệu đồng/lượng, tăng 150.000 đồng/lượng so với cùng thời điểm hôm qua.
Vàng Doji niêm yết giá vàng SJC ở mức 66,4 - 67,25 triệu đồng/lượng, giảm 100 nghìn đồng/lượng chiều mua vào và giảm 50.000 đồng/lượng chiều bán ra.
Công ty vàng bạc Phú Quý niêm yết giá vàng SJC ở mức 66,50 - 67,30 triệu đồng/lượng, giảm 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều so với phiên trước đó.
Giá vàng SJC tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu cũng được doanh nghiệp giao dịch 66,51 - 67,28 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá 2 chiều 53,98 - 54,83 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới rạng sáng hôm nay gần như đứng yên với giá vàng giao ngay tăng 0,7 USD lên mức 1.854 USD/ounce.
Bộ Lao động Mỹ cho biết, chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tháng 1/2023 tăng 6,4% so với cùng kỳ, cao hơn so với mức dự báo 6,2%. Như vậy, lạm phát Mỹ giảm tháng thứ 7 liên tiếp từ mức 9,1% trong tháng 6/2022.
Với mức lạm phát tiếp tục hạ nhiệt, giới đầu tư kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm lập trường chính sách tiền tệ cứng rắn, vốn được giữ vững trong cả năm qua. Đồng USD theo đó sẽ tiếp tục đà đi xuống, qua đó tác động tích cực lên giá vàng.
Về dài hạn, vàng được dự báo vẫn trong xu hướng tăng giá do đồng USD có xác suất giảm tiếp khá cao sau một thời gian dài tăng giá nhờ một chuỗi các lần tăng lãi suất liên tiếp của Fed. Tuy nhiên, khả năng vàng tăng trong ngắn hạn không rõ ràng khi mà nền kinh tế thế giới vẫn đang rất bấp bênh.
Hiện giá vàng trong nước chênh lệch với thế giới trên 14 triệu đồng/lượng. Trong ngắn hạn, với diễn biến giá vàng hiện nay, chuyên gia khuyên nhà đầu tư nên thận trọng mua vào.
Trên thị trường tiền tệ trong nước, tỷ giá USD được Ngân hàng Nhà nước niêm yết vào lúc 7h sáng 15/2 là 23,63 USD/VND (tăng 2 USD/VND so với cùng thời điểm hôm qua).