Trong phiên giao dịch ngày 14/5, giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên mức 2.340,77 USD/ounce, sau khi giảm 1% vào phiên trước đó. Giá vàng tương lai của Mỹ tăng 0,2% và hiện giao dịch ở mức 2.346,30 USD/ounce.
Chuyên gia cho rằng giá vàng giảm mạnh, sau đó trở lại mức tăng, diễn biến khó lường do giới đầu tư, thị trường chuyển hướng sang báo cáo lạm phát của Mỹ. Điều này có thể cung cấp thông tin chi tiết về quy mô, tốc độ cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
“Nếu vàng giữ được phạm vi 2,320- 2,330 USD/ounce, đó là dấu hiệu tích cực. Điều đó có nghĩa là động lực ngắn hạn sẽ tăng, vàng có khả năng kiểm tra mức cao nhất mọi thời đại trong ngắn hạn", Kelvin Wong , nhà phân tích thị trường cấp cao khu vực Châu Á Thái Bình Dương tại OANDA, cho biết.
Tuy nhiên, ông Kelvin Wong cho rằng giá vàng hiện tại rơi vào kịch bản rủi ro lạm phát đình trệ, khiến chi phí nắm giữ vàng tăng cao. Vàng thỏi vốn được nhận định là biện pháp phòng ngừa lạm phát nhưng lãi suất tăng cao làm giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng.
Trong khi đó, ông Phillip Streible , chuyên gia kinh tế tại Blue Line Futures, nhận một số nhà đầu tư rời khỏi thị trường vàng , cách để giảm thiểu rủi ro trước khi Chủ tịch Fed Jerome Powell phát biểu về tình hình kinh tế công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Mỹ.
Ngoài ra, báo cáo việc làm yếu kém vào tuần trước và báo cáo việc làm trong tháng 4 của Mỹ yếu hơn dự kiến làm tăng kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất trong năm nay.
Theo đa số các nhà kinh tế được Reuters thăm dò, Fed sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản hai lần trong năm, bắt đầu từ tháng 9.
Hiện, bạc giao ngay tăng 0,4% lên 28,30 USD/ounce và palladium tăng 0,4% lên 964,75 USD. Bạch kim đã tăng 0,4% lên 1.000,95 USD, sau khi đạt mức cao nhất gần một năm vào ngày 13/5.