Giá vé máy bay tăng cao, hành khách chịu thuế phí nhiều hơn tiền vế?

26/05/2024 15:23
Theo khảo sát của PV Dân Việt, giá vé máy bay của Vietjet chặng bay Hà Nội - Phú Quốc ngày 4/9/2024, được niêm yết giá 421.200đ đã bao gồm VAT, tuy nhiên, để sở hữu được vé máy bay này, hành khách phải bỏ thêm 583.400đ cho các loại thuế phí, dịch vụ khác đi kèm.

Giá vé máy bay đang "gánh" những khoản thuế phí?

Những ngày qua, dư luận quan tâm về các thông tin liên quan tới giá vé máy bay tăng cao được Cục Hàng không Việt Nam chỉ ra trong giá vé máy bay đã bao gồm nhiều khoản chi phí từ nhiên liệu, thuế, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, các loại giá dịch vụ khác...

Cụ thể, các chi phí cấu thành giá vé máy bay bao gồm: Nhiên liệu hàng không (37 - 42%) và trong đó, chi phí thuế do Bộ Tài chính quy định chiếm tỷ trọng từ 7,7 - 8,7% tổng chi phí 1 chuyến bay.

Cùng đó, chi phí thuê mua máy bay, sửa chữa bảo dưỡng máy bay (32-41%); Phục vụ chuyến bay (6-7%), bao gồm cả các dịch vụ do Bộ GTVT định giá và các dịch vụ do doanh nghiệp quyết định; Chi phí bán hàng, quản lý, chi phí khác (16 - 19%)… do doanh nghiệp quản trị.

Trog khi đó, ngày 23/5, thông tin tới báo chí về giá vé máy bay bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, tỷ lệ thuế, phí trong giá vé máy bay được thu theo quy định và hiện chiếm rất ít.

Về góc độ thuế, phí do Nhà nước thu và quản lý, ông Phớc cho biết họ chỉ thu thuế VAT 8 - 10%, thuế thu nhập doanh nghiệp với các hãng hàng không. Thuế, phí mà các hãng hàng không thu hộ chiếm 10 - 30% tổng chi phí vé máy bay và gần như không đổi trong thời gian qua.

Đáng chú ý, phía Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cũng cho rằng, các loại giá, phí cấu thành trong giá vé máy bay được ACV thu chỉ là khoản thu hộ Nhà nước với giá dịch vụ cất hạ cánh đối với các hãng hàng không.

Như vậy, giá vé máy bay tăng cao trong thời gian vừa qua xuất phát từ những nguyên nhân nào?, vậy cuối cùng ai đúng ai sai? giá vé máy bay tăng cao ai được hưởng lợi, trong khi các hãng hàng không vẫn kinh doanh thua lỗ?

Theo Thông tư số 53/2019 của Bộ GTVT quy định, các hãng hàng không phải chịu tới 16 loại phí do Nhà nước quy định.

Ngoài ra, hãng bay phải nộp những khoản phí dịch vụ hàng không khác cho các cảng hàng không như phí thuê quầy bán vé giờ chót; phí thuê quầy hành lý thất lạc; phí thuê phòng tác nghiệp, phòng nghỉ, trực ca cho nhân viên; phí thuê phòng máy của hãng; phí thuê kho; phí sử dụng thiết bị đầu cuối... Như vậy, để thực hiện được một chuyến bay, bình quân một vé máy bay sẽ phải gánh trên 20 loại phí cả trực tiếp và gián tiếp.

Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, hiện nay, để mua được vé máy bay, người dân sẽ phải trả thêm nhiều loại thuế/ phí đi kèm, bởi mỗi chiếc vé máy bay phải "cõng" thêm các loại thuế phí.

Trong giá vé máy bay có các yếu tố cấu thành như: Ngoài giá vé do hãng hàng không thu về, còn có thuế, phí cho các đơn vị khác mà hãng hàng không chỉ đơn thuần là đơn vị đứng ra thu hộ.

Đơn cử như vé máy bay của hãng hàng không Vietnam Airlines đang phải "gánh" thêm các khoản thuế phí bao gồm: Thuế giá trị gia tăng; Phí soi chiếu an ninh hành khách và hành lý là 20 nghìn đồng; Phí dịch vụ hành khách chặng nội địa là 99,000 nghìn đồng; Phụ thu quản trị hệ thống 450 nghìn đồng.

Thuế phí cao hơn giá vé máy bay

Tương tự, PV Dân Việt khảo sát giá vé máy bay của hãng hàng không Vietjet Air chặng Hà Nội - Quy Nhơn vào ngày 10/7/2024, giá vé hãng hàng không niêm yết hạng vé Eco có giá 1.090.000đ, thuế VAT là 87.200đ. Tuy nhiên, để hành khách sở hữu được chiếc vé máy bay này, phải bỏ thêm 583.400đ cho các loại tiền thuế phí: Phụ thu dịch vụ hệ thống (Quốc nội) 215.000đ; Phụ thu quản trị hệ thống 215.000đ; Phí an ninh soi chiếu 20.000đ; Phí sân bay quốc nội 99.000đ; Thuế VAT 34.400đ.

Đơn cử như giá vé máy bay của Vietjet chặng Hà Nội - Phú Quốc đi ngày 4/9/2024, hãng bay này niêm yết giá 421.200đ đã bao gồm VAT, tuy nhiên, để sở hữu được vé máy bay này, hành khách phải bỏ thêm 583.400đ cho các loại thuế phí, dịch vụ khác đi kèm. Qua đó, có thể thấy, khoản thuế phí còn cao hơn rất nhiều so với phần tiền của hãng hàng không thu về.

Như vậy, để vé máy bay đến được tay người tiêu dùng, giá vé máy bay cuối cùng sẽ phải gánh thêm khoảng gần 1 triệu đồng nữa. Đặc biệt, với giá vé máy bay của Vietjet nêu trên, khoảng thuế phí chiếm tới 60% các khoản cấu thành giá vé máy bay tới tay người tiêu dùng.

BÌnh luận về giá vé máy bay, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống - chuyên gia hàng không cho rằng, mức phí sân bay hiện nay cần phải được giảm để giảm bớt gánh nặng cho các hãng hàng không và cho chính người dân đi máy bay.

Theo ông Tống, khi hãng hàng không phải gánh khoảng 15 - 20 loại thuế phí khác nhau sẽ làm cho giá vé máy bay tăng cao. Trong khi đó, các hãng hàng không đang phải gồng gánh thêm chi phí nhiên liệu, hoạt động sản xuất, tiền lương cho người lao động.

"Nếu giá vé máy bay tăng cao, sẽ dẫn tới khách đi máy bay giảm, không chỉ khiến các hãng hàng không thiệt hại mà chính cảng hàng không cũng thâm hụt nguồn thu. Cùng đó, ngành du lịch cũng bị thiệt hại theo", ông Tống chia sẻ.

"Thay vì các cơ quan ngồi đó "đá bóng" cho nhau, thì chúng ta cần tính toán tới việc giảm các loại thuế phí, các khoản thuế phí cất hạ cánh. Thay vì phân loại quá nhiều loại phí, chúng ta chỉ cần quy định gọn 2 loại. Đó là phí theo chuyến bay gồm phí cất hạ cánh tại sân bay và phí phục vụ hành khách tại sân bay", ông Tống đề xuất.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
7 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
6 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
6 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
5 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
5 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
8 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.