Theo cập nhật mới nhất của Dân Việt, giá xăng dầu 23/1 trên thế giới tại thời điểm 6h55 phút (giờ Việt Nam), cụ thể như sau:
Giá dầu thô WTI tăng lên 74,554 USD/thùng, tương đương tăng 1,78%; giá dầu Brent tăng lên 79,824 USD/thùng, tương đương tăng 1,61% so với phiên giao dịch trước đó. So với năm trước, giá dầu thô giảm 9,00%, giá dầu Brent giảm 9,25%.
Giá dầu thô Brent kỳ hạn đang được giao dịch quanh mức 79 USD/thùng, vẫn đang ở mức cao. Nguyên nhân là bởi xung đột ngày càng mở rộng ở Trung Đông và triển vọng nhu cầu dầu toàn cầu cải thiện đã hỗ trợ giá.
Những vấn đề chính trị ở Trung Đông tiếp tục khiến thị trường dầu mỏ căng thẳng và Mỹ cũng tiến hành thêm nhiều cuộc tấn công vào các mục tiêu của Houthi ở Yemen nhằm đáp trả các cuộc tấn công liên tục của nhóm phiến quân vào tàu bè.
Tại Mỹ, dữ liệu EIA cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ giảm khoảng 2,5 triệu thùng trong tuần trước, vượt dự báo giảm 313.000 thùng. Trong khi đó về nhu cầu, IEA đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2024 lên 1,24 triệu thùng/ngày, tăng 180.000 thùng/ngày, nhờ tăng trưởng kinh tế được cải thiện và giá dầu thô giảm trong quý 4. OPEC cũng duy trì dự báo tăng trưởng nhu cầu 2,25 triệu thùng/ngày vào năm 2024, với kỳ vọng mạnh mẽ là tăng trưởng 1,85 triệu thùng/ngày vào năm 2025.
Hơn nữa, mỏ dầu Sharara của Libya đã ngừng sản xuất do các cuộc biểu tình chính trị, điều này khiến mất hơn 300.000 thùng mỗi ngày bán ra thị trường từ đây. Được biết, dự trữ dầu thô của Mỹ tăng bất ngờ tăng 1,3 triệu thùng lên 432,4 triệu, làm dấy lên lo ngại về nhu cầu tăng tại thị trường dầu mỏ hàng đầu thế giới.
Số liệu trước đó cho thấy, dầu thô tồn kho hàng tuần giảm nhiều hơn dự kiến, song song với đó là nhu cầu giảm với tổng sản phẩm cung cấp cho các nhà máy lọc dầu giảm 2,356 triệu thùng. Ngoài ra, tồn kho dầu thô tại trung tâm phân phối Cushing, Oklahoma tăng, trong khi tồn kho xăng tăng bất ngờ.
Trước đó, chứng kiến giá dầu tăng hơn 3% do sản lượng ở Libya bị gián đoạn khi những người biểu tình tạm dừng sản xuất từ các mỏ Sharara và El-Feel, những nơi cùng đóng góp khoảng 365.000 thùng mỗi ngày. Iran đối mặt thảm kịch với hai vụ nổ tại buổi lễ vinh danh cố chỉ huy Qassem Soleimani, khiến gần 100 người thiệt mạng và vô số người bị thương. OPEC+ bày tỏ cam kết đảm bảo sự ổn định của thị trường trong một tuyên bố trên trang web của mình.
Việc giá dầu thế giới tăng là điều lo ngại có thể dẫn đến giá xăng trong nước tăng theo ở phiên điều chỉnh thứ 5 tuần này của Liên Bộ Công Thương - Bộ Tài chính, giá xăng hiện cụ thể như sau:
Theo Bộ Công Thương, giá xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 11/01/2024-18/01/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: căng thẳng leo thang ở Trung Đông, đà phục hồi kinh tế của Trung Quốc thấp hơn dự kiến, thời tiết ấm làm giảm nguồn cung nhiên liệu dùng để sưởi ấm tại khu vực Đông Bắc và Trung Tây của Mỹ, nguồn cung dầu từ Nga tăng bất chấp căng thẳng ở khu vực biển đỏ, việc tăng giá của đồng USD… các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua có biến động tăng, giảm nhẹ đan xen nhưng nhìn chung là tăng.
Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 11/01/2024 và kỳ điều hành ngày 18/01/2024 là: 88,858 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92 (tăng 1,722USD/thùng, tương đương tăng 1,98% so với kỳ trước); 93,794 USD/thùng xăng RON95 (tăng 2,438USD/thùng, tương đương tăng 2,67% so với kỳ trước); 101,432 USD/thùng dầu hỏa (tăng 0,684USD/thùng, tương đương tăng 0,68% so với kỳ trước); 100,844 USD/thùng dầu điêzen (tăng 2,358USD/thùng, tương đương tăng 2,39% so với kỳ trước); 433,724 USD/tấn dầu mazut 180CST 3,5S (giảm 13,622 USD/tấn, tương đương giảm 3,05% so với kỳ trước).
Được biết, kỳ điều chỉnh ngày 11/1, Liên Bộ Công Thương - Tài chính tăng giá xăng E5 RON 92 thêm 40 đồng/lít, lên mức 21.040 đồng/lít. Giá xăng RON 95 tăng 20 đồng/lít, giá bán là 21.930 đồng/lít. Giá dầu diesel tăng 340 đồng/lít, giá lên mức 19.700 đồng/lít. Còn giá dầu hoả tăng 380 đồng/lít, giá tăng lên 20.330 đồng/lít.
Ở một diễn biến khác, Bộ Công Thương đã có văn bản đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố góp ý, xây dựng nghị định mới về kinh doanh xăng dầu. Theo Bộ Công Thương, Thường trực Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, xây dựng một Nghị định mới thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu (Nghị định 83, Nghị định 95 và Nghị định 80) theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trình Chính phủ trong quý II/2024.
Còn theo Tập đoàn xăng dầu Việt Nam - Petrolimex, đối với các địa bàn xa cảng, xa kho đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu theo quy định tại Khoản 27, Điều 1, Nghị định 95/2021/NĐ-CP ngày 01.11.2021 của Chính phủ (Petrolimex gọi tắt là "Vùng 2"); Tổng Giám đốc Petrolimex trao quyền Giám đốc các Công ty xăng dầu thành viên Petrolimex trực tiếp quyết định giá bán thực tế tại địa bàn tổ chức kinh doanh nhưng không được vượt mức giá vùng 2 nêu trên.
Việc điều chỉnhgiá xăng dầu lần này thực hiện theo Nghị quyết số 30/2022/UBTVQH15 về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn có hiệu lực thi hành từ ngày 01.01.2023 đến hết ngày 31.12.2023 và xuất phát từ thực tiễn diễn biến giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới trong chu kỳ tính giá, phù hợp với nguyên tắc xác định giá bán tại Nghị định số 80/2023/NĐ-CP ngày 17.11.2023 của Chính phủ (Nghị định 80) về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2021 và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; theo các văn bản hướng dẫn thi hành của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.
Các đơn vị thành viên Petrolimex khi ban hành quyết định giá bán lẻ xăng dầu trên hệ thống phân phối của mình phải gửi Quyết định giá đã ban hành về Sở Công Thương tỉnh/thành phố và Tập đoàn để báo cáo.