Theo cập nhật mới nhất của Dân Việt, giá xăng dầu 8/2 trên thế giới tại thời điểm 6h54 phút (giờ Việt Nam), cụ thể như sau:
Giá dầu thô WTI tăng lên 74,017 USD/thùng, tương đương tăng 0,96%; giá dầu Brent tăng lên 79,331 USD/thùng, tương đương tăng 0,94% so với phiên giao dịch trước đó. So với tháng trước, giá dầu thô tăng 4,59%, dầu Brent tăng 4,21%.
Giá dầu thô Brent kỳ hạn giữ trên 79 USD/thùng, kéo dài mức tăng phiên thứ 3 do sản lượng tại Mỹ được dự báo chậm lại trong năm nay và do các nhà đầu tư tiếp tục theo dõi tình hình ở Trung Đông.
Được biết, EIA đã điều chỉnh lại dự báo tăng trưởng sản lượng dầu trong nước vào năm 2024 vào thứ 3, dự đoán mức sản lượng sẽ không vượt kỷ lục thiết lập vào tháng 12 năm 2023 cho đến tháng 2 năm 2025.
Trong khi đó, báo cáo mới nhất của EIA cho thấy tồn kho dầu thô tăng 5,521 triệu thùng vào tuần trước, mức cao nhất kể từ giữa tháng 11 nhưng tồn kho xăng bất ngờ giảm và tồn kho sản phẩm chưng cất giảm nhiều hơn dự kiến.
Các nhà giao dịch cũng đang theo dõi diễn biến ở Trung Đông. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken đang hội đàm với các đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực để làm trung gian cho lệnh ngừng bắn trong cuộc xung đột Israel-Hamas. Ngoài ra, thị trường đang chú ý đến các hành động quân sự tiếp theo của Mỹ chống lại lực lượng Iran và lực lượng dân quân đồng minh của họ.
Mới đây, Liên Bộ Công Thương - Bộ Tài chính đã điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng dầu trong nước cụ thể như sau:
Được biết, đây là lần thứ 4 giá xăng trong nước tăng giá từ đầu năm 2024, trong đó cơ quan điều hành tiếp tục không trích, chi sử dụng từ Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với xăng dầu, chỉ trích Quỹ BOG đối với dầu mazut mức là 300 đồng/kg.
Trong lần điều chỉnh mới nhất ngày 1/2/2024, Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với dầu mazut ở mức 300 đồng/kg (như kỳ trước), không trích lập Quỹ BOG đối với các mặt hàng xăng, dầu diezen và dầu hỏa. Về chi sử dụng Quỹ BOG xăng dầu, liên Bộ Tài chính - Công Thương quyết định Không chi sử dụng Quỹ BOG đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu.
Trước đó, tại phiên điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu ngày 18/1, liên Bộ Công Thương - Bộ Tài chính đã quyết định điều chỉnh tăng giá đồng loạt đối với các mặt hàng xăng dầu, trong đó mặt hàng xăng E5RON92 tăng 377 đồng/lít lên 21.418 đồng/lít; Xăng RON95-III tăng 547 đồng/lít, lên 22.482 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành.
Với giá dầu, dầu diesel 0.05S tăng 487 đồng/lít, không cao hơn 20.194 đồng/lít; Dầu hỏa tăng 205 đồng/lít lên 20.536 đồng/lít. Ngược lại dầu mazut 180CST 3.5S giảm 307 đồng/kg, xuống 15.508 đồng/kg so với giá bán lẻ hiện hành).
Tập đoàn xăng dầu Việt Nam - Petrolimex cho biết, đối với các địa bàn xa cảng, xa kho đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu theo quy định tại Khoản 27, Điều 1, Nghị định 95/2021/NĐ-CP ngày 01.11.2021 của Chính phủ (Petrolimex gọi tắt là "Vùng 2"); Tổng Giám đốc Petrolimex trao quyền Giám đốc các Công ty xăng dầu thành viên Petrolimex trực tiếp quyết định giá bán thực tế tại địa bàn tổ chức kinh doanh nhưng không được vượt mức giá vùng 2 nêu trên.
Việc điều chỉnhgiá xăng dầu lần này thực hiện theo Nghị quyết số 30/2022/UBTVQH15 về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn có hiệu lực thi hành từ ngày 01.01.2023 đến hết ngày 31.12.2023 và xuất phát từ thực tiễn diễn biến giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới trong chu kỳ tính giá, phù hợp với nguyên tắc xác định giá bán tại Nghị định số 80/2023/NĐ-CP ngày 17.11.2023 của Chính phủ (Nghị định 80) về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2021 và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; theo các văn bản hướng dẫn thi hành của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.
Các đơn vị thành viên Petrolimex khi ban hành quyết định giá bán lẻ xăng dầu trên hệ thống phân phối của mình phải gửi Quyết định giá đã ban hành về Sở Công Thương tỉnh/thành phố và Tập đoàn để báo cáo.