"Giấc mơ" biến phế thải rơm thành khí đốt đã trở thành hiện thực

14/12/2017 19:19
Thay vì đốt bỏ hoặc vùi dưới nền đất ruộng gây lãng phí và ô nhiễm, sản lượng lớn rơm ở đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL sẽ tạo được khí đốt đạt chuẩn phục vụ trong sinh hoạt gia đình. Cô gái biến vỏ dừa thành khí đốt, chàng trai chế máy nông nghiệp 8 chức năngHổ gầm lên đe dọa, 12 khỉ đột trụy tim chết ngay tại chỗ

Lãng phí lớn

Hiện nay, lượng rơm phát sinh sau khi thu hoạch lúa ở ĐBSCL rất lớn (trung bình từ 20-24 triệu tấn/năm). Nguồn tài nguyên phế thải này hầu hết chưa được khai thác và sử dụng một cách hiệu quả. Phần lớn dùng làm thức ăn chăn nuôi, trồng nấm rơm, hàng thủ công mỹ nghệ, làm vật liệu xây dựng...

"giac mo" bien phe thai rom thanh khi dot da tro thanh hien thuc hinh anh 1

Mô hình sản xuất biogas từ rơm ở ĐBSCL. Ảnh: H.X

Theo kết quả nghiên cứu từ các chuyên gia nông nghiệp Trường Đại học Cần Thơ, lượng rơm đốt trong cả 3 vụ lúa ở ĐBSCL trong những năm gần đây là trên 20 triệu tấn/năm (Trong đó, vụ đông xuân chiếm hơn 1/2 lượng rơm đốt trên), qua đó góp phần làm tăng đáng kể lượng khí thải nhà kính.

Ngoài ra, phần lớn lượng rơm còn bị đốt ngay trên ruộng (diễn ra nhiều nhất ở vụ đông xuân). Tình trạng này qua nhiều vụ lúa liên tiếp không những không mang lại hiệu quả kinh tế mà vô tình làm “chai đất”.

Trong vài năm gần đây, máy gặt đập liên hợp được đưa vào đồng ruộng khá phổ biến tại ĐBSCL. Tuy thời gian thu hoạch lúa nhanh nhưng lượng rơm rơi dàn trải trên ruộng khó thu gom, từ đó việc đốt rơm tại đồng với mức độ ngày càng tăng. Theo tìm hiểu, ở một số địa phương, vụ hè thu và thu đông (vụ 3), do mưa nhiều nên người dân chọn cách vùi rơm trực tiếp xuống đất lúa, gây ngộ độc hữu cơ cho cây lúa ở vụ sau.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thùy - khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên (Trường Đại học Cần Thơ) cho biết: “Việc đốt nguồn phế thải rơm như hiện nay đã và đang gây ra các vấn đề về môi trường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây lãng phí nguồn tài nguyên”.

“Biến” rơm thành khí đốt

Kết quả nghiên cứu của dự án “Sản xuất bền vững khí sinh học từ rơm thải” (do Trường Đại học Cần Thơ và Trường Đại học Aahus-Đan Mạch phối hợp thực hiện trong giai đoạn 2012-2017) còn cho thấy, rơm có thể tận dụng để sản xuất khí sinh học.

"giac mo" bien phe thai rom thanh khi dot da tro thanh hien thuc hinh anh 2

“Chúng ta có thể lấy rơm, cho vào túi ủ chung với phân heo (lợn) để làm khí đốt. Với cách này, chúng không còn là nguồn phế thải nữa mà trở thành nguồn nguyên liệu mới - nguồn năng lượng tái tạo” - thạc sĩ Thùy nhấn mạnh.

PGS-TS Kjeld Ingvorsen - Trường Đại học Aahus cho hay, cách làm trên sẽ mở ra hướng đi mới cho sản xuất khí sinh học khi thiếu hụt nguồn nguyên liệu nạp cho túi ủ biogas trong thời gian tái đàn, dịch bệnh hay các hộ gia đình nuôi lợn với số lượng ít.

 “Thay vì dùng 100% phân lợn, chúng ta có thể dùng 50% rơm nạp bổ sung hoặc 100% rơm để tạo khí sinh học mà không ảnh hưởng đến khả năng tạo khí của túi ủ. Không chỉ vậy, việc phối trộn rơm với phân lợn sẽ giúp quá trình sinh khí diễn ra nhanh hơn, đồng thời tổng lượng khí sinh ra cao hơn so với sinh khí của mẻ ủ 100% là phân lợn” - PGS-TS Kjeld Ingvorsen phân tích. Hiện kết quả nghiên cứu từ dự án “Sản xuất bền vững khí sinh học từ rơm thải” đã được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và sinh hoạt tại 27 hộ trên địa bàn TP.Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang.

PGS-TS Nguyễn Hữu Chiếm - Chủ nhiệm dự án trên cho biết: “Tới đây sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình cho các địa phương có nhu cầu tăng hiệu quả kinh tế nông hộ. Ngoài việc lấy khí sinh học đun nấu, các hộ có thể tận dụng nguồn nước thải sau khi ủ biogas (chứa hàm lượng dinh dưỡng đạm, lân, kali... rất cao) làm nguồn phân bón hữu cơ phục vụ canh tác nông nghiệp, cải tạo đất”.

Tin mới

Mở bán vàng nhẫn không giới hạn, cửa hàng vẫn bất ngờ vắng khách
7 giờ trước
Giá vàng nhẫn sáng nay giảm mạnh, các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mở bán không giới hạn nhưng không khí giao dịch lại bất ngờ trầm lắng.
Campuchia vừa đạt dấu mốc quan trọng, một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
6 giờ trước
Lãnh đạo Campuchia gọi đây là “sự kiện trọng đại”.
Giá vàng tăng sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế hàng Trung Quốc
5 giờ trước
Hôm nay (26/11), giá vàng ổn định sau khi giảm 3% trong phiên trước. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế tất cả hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.
Mặt hàng tỉ USD của Việt Nam bất ngờ có kỳ tích mới: Sở hữu giá bán đắt đỏ nhất thế giới, gần 160 quốc gia, vùng lãnh thổ săn đón
5 giờ trước
Giá gạo Việt Nam duy trì mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn.
iPhone 17 Pro bất ngờ lộ diện với thiết kế mới hoàn toàn?
4 giờ trước
Theo The Information, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max sẽ có thiết kế mới, đánh dấu bước ngoặt trong dòng sản phẩm cao cấp của Apple.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.769.892 VNĐ / tấn

186.30 JPY / kg

0.48 %

+ 0.90

Đường

SUGAR

12.066.543 VNĐ / tấn

21.53 UScents / lb

1.80 %

+ 0.38

Cacao

COCOA

234.311.809 VNĐ / tấn

9,217.00 USD / mt

2.73 %

+ 245.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

173.914.030 VNĐ / tấn

310.31 UScents / lb

1.25 %

+ 3.84

Gạo

RICE

17.273 VNĐ / tấn

14.93 USD / CWT

0.01 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

9.182.452 VNĐ / tấn

983.04 UScents / bu

0.28 %

- 2.71

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.223.240 VNĐ / tấn

293.45 USD / ust

0.83 %

- 2.45

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
2 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Quốc hội chính thức áp thuế giá trị gia tăng 5% đối với phân bón
5 giờ trước
Chiều 26/11, với 84,97% đại biểu tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), trong đó có điểm mới là đánh thuế giá trị gia tăng VAT 5% đối với mặt hàng phân bón.
Giá cà phê thiết lập mức đỉnh mới
14 giờ trước
Theo Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, với đà tăng mạnh từ hai mặt hàng cà phê.
Ukraine mang đến Việt Nam hơn 1 triệu tấn hàng mà thế giới đang khan hiếm: Nhập khẩu tăng mạnh hơn 800%, trở thành nhà cung cấp lớn nhất cho nước ta
16 giờ trước
Báu vật quý này từ Ukraine đang đổ bộ Việt Nam với mức giá cực kỳ hấp dẫn.