Giấc mơ 'lạ' giúp Brian Chesky đưa Airbnb vượt qua đại dịch Covid-19

01/10/2022 10:43
Brian Chesky đã có một giấc mơ kỳ lạ ngay trước khi Airbnb nộp hồ sơ IPO. Nó vô tình đã thay đổi cách ông điều hành 'kỳ lân' công nghệ này.

Brian Chesky – Giám đốc điều hành Airbnb - mới chia sẻ tại Fast Company Innovation Festival về khoảnh khắc quan trọng thay đổi lịch sử của 'startup' này.

Ra đời trong thời kỳ đại suy thoái, phát triển nhờ Y Combinator (một tổ chức đầu tư vào 'startup' danh tiếng ở Thung lũng Silicon), và sống sót qua đại dịch, Airbnb hiện có trị giá hơn 70 tỉ USD.

Bởi vậy, Airbnb – xét trên nhiều phương diện - là một câu chuyện thành công và truyền cảm hứng của Thung lũng Silicon.

Nhưng mọi thứ có thể đã khác nếu nhà sáng lập Airbnb Brian Chesky không gặp phải một giấc mơ tồi tệ vào cuối năm 2019, từ đó khiến ông phải xem xét lại cách mình điều hành công ty.

“Tôi đã mơ thấy mình rời bỏ công ty, sau đó quay trở lại và giật mình với những gì mình tìm thấy", Brian nhớ lại.

Khi ấy, Airbnb chuẩn bị nộp hồ sơ đại chúng và Brian đã tiết lộ giấc mơ này với những người đồng sáng lập công ty.

"Bạn không nên tái cấu trúc một công ty ngay trước khi gửi S-1 ("Form S-1" – một thuật ngữ chỉ hồ sơ đăng ký bán cổ phiếu ra công chúng). Tăng trưởng doanh thu chậm lại mà chi phí thì không ngừng tăng. Đột nhiên tôi nhận ra: Làm thế nào mà tôi đưa công ty đến được vị trí này khi nó có vẻ không có gì khác biệt so với các công ty khác", Brian nói.

Không phải Brian nghĩ Airbnb sẽ phá sản. Nhưng các bộ phận của doanh nghiệp này đã hoạt động một cách rời rạc, nói cách khác, là thiếu chiến lược. Thời điểm đó, ông muốn điều hành Airbnb một cách khác biệt. Ngay sau khi Brian nhận ra điều này, đại dịch COVID-19 bắt đầu lan rộng trên toàn cầu, buộc Airbnb phải chuyển hướng kinh doanh, thu hẹp cơ cấu tổ chức và cắt giảm nhân sự.

"Chúng tôi sẽ làm ít việc hơn, tập trung vào sự khác biệt và trở thành một công ty sáng tạo", Brian nói. Sự sáng tạo đối với ông không phải lúc nào cũng thúc đẩy công việc, "nhưng khi bạn có 2 sự lựa chọn tồi, sự sáng tạo đôi khi cho phép bạn thiết kế một con đường thứ ba".

Giấc mơ lạ giúp Brian Chesky đưa Airbnb vượt qua đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Brian Chesky – Giám đốc điều hành Airbnb (Ảnh: Bloomberg)

Hành trình trở thành 'kỳ lân' của Airbnb

Sau khi tốt nghiệp, cuối năm 2007, Brian Chesky và người bạn Joe Gebbia chuyển tới San Francisco từ New York. Họ gặp khó khăn trong việc trả tiền thuê nhà do không có việc làm.

Thời điểm đó, Brian Chesky và người bạn của mình phát hiện ra tất cả các phòng khách sạn trong thành phố đều đã được đặt hết do một hội nghị đã thu hút rất nhiều khách tới San Francisco.

Ý tưởng kinh doanh nảy ra trong đầu 2 chàng trai trẻ. Họ bỏ tiền mua một vài chiếc đệm hơi, thiết kế một trang web mang tên "AirBed and Breakfast" nhằm quảng bá dịch vụ cung cấp cho du khách một nơi để nghỉ và ăn sáng với ngũ cốc với giá 80 USD/đêm. Họ có được 3 khách hàng đầu tiên, 2 nam và 1 nữ.

Joe và Brian nhanh chóng nhận ra đây có thể là một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời. Họ hợp tác cùng Nathan Blecharczyk – một người bạn học cũ – thành lập doanh nghiệp.

Đến năm 2008, các nhà đồng sáng lập hoàn thành phiên bản cuối cùng của trang web “Air Bed and Breakfast”, với nguyên tắc khách hàng chỉ cần 3 lần click chuột là có thể đặt được nơi ở.

Song, chừng đó là chưa đủ để thuyết phục các nhà đầu tư. Trong số 15 nhà đầu tư 'thiên thần' được giới thiệu, có tới 8 nhà đầu tư từ chối. 7 người còn lại thậm chí hoàn toàn phớt lờ Airbnb.

Nhưng rồi Paul Graham – người được mệnh danh là 'ông trùm khởi nghiệp' – đã để mắt tới họ và mời các chàng trai này tham gia Y Combinator – một chương trình tăng tốc khởi nghiệp (Accelerator) rất có tiếng tăm.

Nhưng ngay cả khi tham gia Y Combinator, 'startup' của Brian Chesky và những người bạn vẫn bị hàng loạt các nhà đầu tư từ chối.

Đến tháng 3/2009, Air Bed & Breakfast chính thức đổi tên thành "Airbnb" để tránh bị nhầm lẫn với những chiếc đệm hơi. Khi đó, công ty này đã có 2.500 chỗ lưu trú và gần 10.000 người dùng.

Sau khi nhận được khoản đầu tư 600.000 USD của Sequoia Capital, Airbnb ghi nhận giai đoạn phát triển theo cấp số nhân. Tháng 11/2010, Airbnb huy động thành công 7,2 triệu USD và tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh.

Đến năm 2011, Airbnb đã có mặt tại 89 quốc gia và 1 triệu lượt đặt phòng. Đó cũng là tiền đề để các nhà đầu tư mạo hiểm rót 112 triệu USD cho Airbnb, biến nó trở thành 'startup' kỳ lân ở Thung lũng Silicon với định giá 1 tỉ USD.

Tháng 12/2020, Airbnb đã hoàn thành thương vụ IPO với mức giá chào bán 68 USD/cổ phiếu. Đây là vụ IPO lớn nhất tại thị trường Mỹ trong năm 2020.

Tại Việt Nam, Airbnb đã gia nhập kể từ năm 2015 và phải cạnh tranh với các nền tảng khác như booking.com và Agoda./.

Nguồn tham khảo: Fast Company


Tin mới

Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
5 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
4 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
4 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
4 giờ trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".
'Tân binh' SUV điện của thương hiệu Nguyễn Xuân Son làm đại sứ hứa hẹn về Việt Nam: ngoại hình như Range Rover, chạy hơn 400 km một lần sạc
3 giờ trước
Mẫu SUV điện Trung Quốc là đàn em của Jaecoo J7 và thuộc phân khúc B.

Tin cùng chuyên mục

Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
17 giờ trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
1 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
2 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.
Giá heo hơi giảm sốc, doanh nghiệp ngỡ ngàng
3 ngày trước
Giá heo hơi giảm sốc gây nhiều khó hiểu cho cả người trong ngành và người tiêu dùng phải ăn thịt heo đông lạnh nhiều hơn.