Giải bài toán khan hiếm cát xây dựng

18/03/2019 20:02
Nguồn nguyên liệu cát xây dựng ở tỉnh Thừa Thiên - Huế phần lớn phụ thuộc vào các mỏ cát được tỉnh này cấp phép cho các doanh nghiệp, đơn vị khai thác trên khu vực sông Hương và sông Bồ. Từ cuối năm 2018, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế siết chặt quản lý khai thác cát, sỏi lòng sông.

Các Công ty CP Thương mại dịch vụ Hồng Phát, Châu Thành Phát và Công ty CP Xây dựng 939 được cấp phép khai thác cát, sỏi với tổng diện tích 6,3ha ở khu vực bãi bồi Lương Quán (phường Thủy Biều, TP Huế), để cung cấp nguyên liệu xây dựng công trình dân sinh, nhưng do khai thác vượt độ sâu giới hạn nên bị UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế xử phạt tổng số tiền 2,4 tỷ đồng; bị đình chỉ khai thác, thu hồi giấy phép.

Ngược lại, một số doanh nghiệp khác lại dùng “chiêu bài” tích trữ cát, “găm hàng” không bán ra thị trường; khiến cho cát xây dựng rơi vào tình trạng khan hiếm và tăng giá chóng mặt.

Nếu trước đây, cát xây dựng có giá từ 120-150 ngàn đồng/m3 thì từ tháng 11-2018 đến nay, giá cát luôn dao động ở mức 250-300 ngàn đồng/m3. Giá cát tăng đã đẩy nhiều nhà thầu đang thực hiện thi công các dự án công trình rơi vào cảnh khó khăn, do tăng chi phí mua vật liệu xây dựng, đội vốn đầu tư. Trong khi đó, đang mùa nắng ráo nên người dân cũng cấp tập xây dựng, sửa chữa nhà cửa. Và không chỉ các nhà thầu xây dựng mà người dân cũng “khóc ròng” theo cát.

Gia đình bà Nguyễn Thị Điệp (43 tuổi, ở phường Hương Long, TP Huế) xây dựng căn nhà 2 tầng trên khu đất rộng hơn 100m2, thi công đã hơn 1 tháng nhưng phần móng công trình vẫn chưa hoàn thành.

“Nguyên nhân chậm tiến độ là do thiếu cát xây dựng. Nhiều ngày thợ xây đến mà xe tải chở cát chưa về nên đành phải nghỉ làm. Chúng tôi cũng đã liên hệ các đại lý cung ứng cát xây dựng trên địa bàn nhưng chỗ thì báo hết cát, chỗ thì báo giá bán quá cao nên không biết phải tính sao. Nếu tình trạng khan hiếm cát xây dựng kéo dài mà các cơ quan chức năng của tỉnh không có biện pháp can thiệp thì người dân sẽ rất khổ sở”, bà Điệp nói.

Giải bài toán khan hiếm cát xây dựng - Ảnh 1.

Cát lòng sông phục vụ xây dựng ở địa bàn Thừa Thiên - Huế đang khan hiếm dần.


Có không ít doanh nghiệp, hộ gia đình xây dựng công trình, nhà ở, để có cát xây dựng, đã lặn lội đến các mỏ cát trên sông Bồ (huyện Phong Điền) để mua với giá gần 200 ngàn đồng/m3. Tuy nhiên, từ khu vực này vận chuyển cát vào địa bàn TP Huế thì chi phí vận chuyển quãng đường xa cũng khiến cát đội giá lên khoảng 300 ngàn đồng/m3.

Được biết, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng, dự báo trong tương lai chừng 10 năm tới, nhu cầu cát xây dựng của tỉnh vượt quá năng lực khai thác cát. Vì thế, đưa ra phương án nghiên cứu dùng cát lòng hồ thủy điện, cát nội đồng, cát nhân tạo (cát xay), đá mi thay thế cát lòng sông.

Tuy nhiên, bài toán nghiên cứu và lựa chọn vật liệu thay thế cát xây dựng không hề đơn giản. Do đó, hiện nay tỉnh yêu cầu Sở TN&MT phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan chức năng điều tra, khảo sát cát nội đồng có thể làm vật liệu xây dựng thông thường thay thế cát lòng sông hay không.

Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết thêm, nhằm đảm bảo nguồn cung đối với cát làm vật liệu xây dựng cho thị trường hiện nay, tỉnh cũng đã yêu cầu Sở TN&MT khẩn trương tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản và trước mắt tập trung tổ chức đấu giá đối với khoáng sản cát, sỏi.

Đồng thời yêu cầu Sở GTVT phối hợp với các ngành, UBND các huyện, thị xã rà soát các điểm cần nạo vét, khơi thông, trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa để có phương án tận dụng nguồn cát, sỏi dôi dư nhằm đảm bảo nguồn cung cho thị trường.

Tin mới

Yamaha Fazzio Blue Core Hybrid ra mắt: 'Cứu tinh' cho dân văn phòng mùa xăng tăng giá!
35 phút trước
Mẫu xe tay ga cỡ nhỏ, vốn đã quen thuộc tại thị trường Đông Nam Á này nay đã được trang bị công nghệ hybrid tiên tiến, hứa hẹn mang đến hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu ấn tượng hơn, đáp ứng xu hướng ngày càng khắt khe về bảo vệ môi trường.
Mẫu di động gập 'tốt nhất thị trường' đang cho đặt trước, nhận quà đặc quyền trị giá 15 triệu tại TGDĐ
25 phút trước
Đến 11/4, khách hàng đặt trước OPPO Find N5 tại Thế Giới Di Động vừa có cơ hội sở hữu sớm siêu phẩm này, vừa được tặng thêm bảo hành mở rộng, bảo hiểm rơi vỡ màn hình, hỗ trợ lên đời và loạt dịch vụ riêng biệt, tổng trị giá 15 triệu đồng.
G7 hợp tác công ty của ông Phạm Nhật Vượng mua 899 xe điện VinFast, dự kiến 'xanh hóa' toàn bộ đội xe 4.000 chiếc
39 phút trước
G7 ký kết hợp tác với Xanh SM để chuyển đổi gần 4.000 xe sang xe điện với lô xe đầu tiên là 899 xe điện VinFast.
Vingroup muốn làm dự án điện gió 4,5 tỷ USD ở Trà Vinh
3 phút trước
Sau khi hoàn thành, dự án mang lại nguồn thu khoảng 700 – 800 triệu USD/năm.
Giá xăng giảm mạnh gần 2.000 đồng/lít, xuống mức thấp nhất gần 4 năm
17 phút trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (10/4), giá xăng giảm mạnh 1.490 - 1.710 đồng/lít.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.239.904 VNĐ / tấn

165.60 JPY / kg

4.88 %

+ 7.70

Đường

SUGAR

10.380.407 VNĐ / tấn

18.11 UScents / lb

1.12 %

+ 0.20

Cacao

COCOA

211.868.296 VNĐ / tấn

8,149.00 USD / mt

3.53 %

- 298.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

196.683.198 VNĐ / tấn

343.14 UScents / lb

2.81 %

- 9.90

Gạo

RICE

15.645 VNĐ / tấn

13.23 USD / CWT

2.40 %

- 0.33

Đậu nành

SOYBEANS

9.819.636 VNĐ / tấn

1,027.90 UScents / bu

1.49 %

+ 15.10

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.529.015 VNĐ / tấn

297.60 USD / ust

1.05 %

+ 3.10

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam sở hữu loại "kim cương đen" cực kỳ cao cấp: Cả thế giới chỉ 20 nước được công nhận!
20 giờ trước
Dù chỉ chiếm 0,1% sản lượng toàn cầu nhưng "kim cương đen" của Việt Nam thuộc nhóm hàng cao cấp hàng đầu thế giới.
Thực hư vùng nguyên liệu kẹo Kera của Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục ở Đắk Lắk
20 giờ trước
Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và cả hoa hậu Thuỳ Tiên đã từng “nổ tung trời” về nguồn nguyên liệu sản xuất ra kẹo Kera. Một trong những vùng trồng được nhắc đến là Đắk Lắk.
Sau gạo và sầu riêng, thêm một mặt hàng của Việt Nam trở thành đối thủ lớn của Thái Lan: Nước ta thu hơn 372 triệu USD từ đầu năm
21 giờ trước
Thái Lan và Việt Nam hiện là 2 quốc gia xuất khẩu lớn nhất mặt hàng này.
Giá ớt Việt Nam tăng gấp 10 lần vì Trung Quốc bất ngờ tiêu thụ mạnh
1 ngày trước
Trung Quốc hiện là một trong những khách hàng lớn của Việt Nam ở mặt hàng này.