Giải cứu 13 đại dự án thua lỗ: “Cơ chế đặc biệt” không phải chỉ có tiền8

05/03/2018 09:00
Bình luận về đề xuất của Chủ tịch tập đoàn PVN về việc nếu muốn cứu 13 dự án đang thua lỗ thì chỉ còn cách bơm tiền thì mới vực dậy được, ông Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội cho rằng, nếu chỉ nhìn vào tiền thì chưa đủ và đúng.

Bình luận về đề xuất của Chủ tịch tập đoàn PVN về việc nếu muốn cứu 13 dự án đang thua lỗ thì chỉ còn cách bơm tiền thì mới vực dậy được, ông Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội cho rằng, nếu chỉ nhìn vào tiền thì chưa đủ và đúng.

giai cuu 13 dai du an thua lo: “co che dac biet” khong phai chi co tien hinh anh 1

Ông Hoàng Văn Cường, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội (Ảnh: Quốc hội)

Ông Cường đồng với quan điểm của Chủ tịch PVN đưa ra là cần có cơ chế đặc biệt cho các dự án thua lỗ này, nhưng không có chuyện dùng tiền ngân sách để giải cứu, mà dự án đó phải tự “vật lộn” để tìm nguồn tài chính, nhà nước chỉ giúp dự án bằng các cơ chế thuận lợi hơn trong huy động vốn, tiêu thụ sản phẩm…

- Nhưng Chủ tịch Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) Trần Sỹ Thanh cho rằng 13 dự án thua lỗ hiện giống như người bị bệnh nặng phải đưa vào cấp cứu, vì vậy cần phải có giải pháp đặc biệt, thưa ông?

Đúng là những dự án rơi vào tình trạng thua lỗ, có lượng vốn đầu tư lớn và có sự tác động đến hoạt động kinh tế - xã hội như công ăn việc làm của người lao động, nếu ngay lập tức cho đóng cửa thì sẽ ảnh hưởng đến đời sống người lao động hoặc những ngành, lĩnh vực chúng ta xác định là quan trọng, có tiềm năng nhưng do quá trình đầu tư trước đây chưa đảm bảo đúng yêu cầu về lựa chọn công nghệ, chưa đồng bộ dẫn đến thất thoát, thua lỗ. Như vậy, những dự án thua lỗ này chưa hẳn đã phải bỏ đi, có thể ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của một ngành hay làm mất đi cơ hội phát triển.

Do đó, đối với những đại dự án như thế này, cách xử lý cần phải có một cơ chế đặc biệt. Tôi cho rằng, đề xuất về một cơ chế đặc biệt với những dự án này là hợp lý, chứ không có nghĩa cứ thấy thua lỗ là cho phá sản, bán tống bán tháo như một đống sắt vụn hay coi dự án đó như một xác chết.

- Nhưng Chủ tịch PVN cho rằng, chỉ có đưa dự án trở lại hoạt động thì mới thu hồi được vốn, đem lại hiệu quả tốt hơn và có đề xuất Chính phủ nên "rót" thêm tiền cho các dự án trên để các dự án có thể tiếp tục hoạt động trở lại?

Đề xuất Chính phủ phải rót thêm tiền ngân sách thì cần phải xem lại. Cơ chế đặc biệt không có nghĩa cứ phải bỏ tiền ngân sách bù lỗ, theo tôi điều này chưa có cơ sở.

giai cuu 13 dai du an thua lo: “co che dac biet” khong phai chi co tien hinh anh 2

Làm ăn thua lỗ khiến PVTex phải dừng vận hành từ ngày 17/9/2015 đến nay, nhiều nhân sự phải nghỉ việc... Năm 2018, lãnh đạo PVN cho biết sẽ là năm quyết định 'số phận' của PVTex và Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ. (Ảnh: IT)

Bởi, bản thân những dự án này từ trước đến nay luôn dùng tiền ngân sách bơm vào nên đã dẫn đến tình trạng thua lỗ. Vì dùng tiền ngân sách nên trách nhiệm người quản lý không cao, họ không tính toán đến hiệu quả cuối cùng sử dụng số tiền này. Cũng vì sử dụng tiền ngân sách đã dẫn đến dự án không chủ động được nguồn vốn, ngân sách cấp đến đâu thì dùng đến đấy, dẫn đến thiếu vốn và thua lỗ kéo dài. Không có người kiểm soát đồng tiền đó đã dẫn đến đầu tư, chọn công nghệ không phù hợp.

- Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng khẳng định là "không sử dụng tiền ngân sách". Nhưng nếu không có tiền thì cũng rất khó để vực dậy bất kỳ dự án nào, thưa ông?

Việc Phó thủ tướng phản ứng dùng tiền ngân sách để cứu các doanh nghiệp thua lỗ là hoàn toàn đúng đắn. Việc phản ứng này thể hiện trên 2 góc độ. Thứ nhất, lịch sử dùng tiền ngân sách bao lâu nay đã cho thấy luôn không hiệu quả. Thứ hai, bản thân ngân sách cũng đang khó khăn. Tôi ủng hộ việc Chính phủ cương quyết không bơm tiền vào những dự án này để không đi vào vết xe đổ trước đây. Còn việc dự án muốn được “cứu” thì phải xem dự án đó còn xứng đáng được cứu nữa hay không.

- Vậy theo ông cần phải làm thế nào để các dự án này có được nguồn tiền?

Chúng ta đã thành lập Ủy ban Quản lý vốn các doanh nghiệp nhà nước. Đây là một trong những hoạt động mà Uỷ ban này phải giải quyết, phải tính toán. Đơn cử, việc thoái vốn của Sabeco, Vinamilk rất hiệu quả và dùng chính đồng vốn đó cho vay trở lại các dự án đang thiếu vốn.

SCIC sẽ đóng vai trò sử dụng vốn của các doanh nghiệp CPH thành công để dùng cho cho các doanh nghiệp đang cần vốn như các doanh nghiệp của PVN. Nhưng những doanh nghiệp này phải có trách nhiệm hoàn trả lại vốn cho SCIC. Đây là quá trình đầu tư vốn nhà nước chứ không phải cấp không.

Bên cạnh đó, những dự án này phải tự vận động đi vay vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng khác. Cơ chế đặc biệt ở đây là nhà nước có thể dùng chính sách như khoanh nợ, chưa áp dụng biện pháp phải có tài sản thế chấp… có thể việc này không đúng với một tổ chức tín dụng nào đó, nhưng cơ chế đặc biệt cho phép làm việc này. Nếu vay mà sử dụng không hiệu quả thì người đứng đầu dự án đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ngoài ra, những sản phẩm của các nhà máy này sản xuất ra phải được ưu tiên tiêu thụ trong nước.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
10 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
11 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
12 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
iPhone 16 mở đặt cọc, người Việt chọn Thái Lan để mua hàng xách tay giá cao ngất ngưởng
12 giờ trước
Hôm nay (20/9), Apple chính thức mở bán iPhone 16 Series tại các Store chính hãng trên toàn thế giới. Năm nay, ngoài Singapore thì Thái Lan cũng có Store chính hãng mà người Việt có thể chọn mua, nhưng giá máy xách tay ở mức cao.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
12 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.

Tin cùng chuyên mục

Tôi dành 2 ngày lái bộ đôi Volkswagen đi Hà Nội - Hạ Long: Đã hiểu lý do Viloran được dàn sao Việt mê, Touareg đáng có doanh số tốt hơn
16/09/2024 09:17
Không khó để bắt gặp Viloran trên đường phố Việt Nam hiện tại, điều cho thấy Volkswagen đã có được “gà đẻ trứng vàng” để từ đó lấy làm bàn đạp doanh số cho các mẫu xe khác như Touareg hay Teramont X.
Gumball 3000: Phú bà Singapore một mình cầm lái McLaren 765LT từ TP HCM 'về nhà'
15/09/2024 08:38
Amanda Toh Steckler - nữ doanh nhân người Singapore từng cầm lái một chiếc McLaren từ Scotland đến Anh quốc với một hành trình dài hơn 3.200km trong 9 ngày hồi năm ngoái.
Đây là mẫu iPhone "đi trước đối thủ 5 năm, một mình cân cả thế giới": iPhone 16 Pro Max chỉ to xác thôi
15/09/2024 03:31
iPhone 16 Pro Max có màn hình 6.9 inch lớn nhất từ trước đến nay nhưng xét về sự đột phá thì không nhiều.
Top đồng hồ đắt tiền nhất thế giới, Patek Philippe mà cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến tre được hối lộ ở vị trí nào?
29/08/2024 09:56
Trong Top những thương hiệu đồng hồ đắt tiền nhất thế giới, Patek Philippe mà cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến tre được hối lộ không chỉ nổi tiếng, đắt đỏ mà còn khó mua nhất thế giới.