9 tháng 2022, có 411 đợt phát hành TPDN trong nước với tổng giá trị phát hành đạt 244.191 tỷ đồng. Nguồn: VCBS
Các cơ quan quản lý nhà nước cần sớm đưa ra những giải pháp mạnh mẽ hơn để ổn định tâm lý của nhà đầu tư (NĐT) trái phiếu.
Rút chứng chỉ quỹ
Đại diện các quỹ Dragon Capital và SSIAM cho biết trong các tuần qua, việc rút chứng chỉ quỹ (CCQ) đã diễn ra tại một số quỹ trái phiếu. Trong 2 tuần gần đây, các quỹ trái phiếu bị rút trung bình 2-3% NAV mỗi ngày.
Tình trạng rút CCQ do 3 nguyên nhân chính: (i) tin đồn làm mất niềm tin của NĐT đối với thị trường; (ii) mặt bằng lãi suất huy động tăng quá nhanh; (iii) tâm lý NĐT mua CCQ như một khoản tiền gửi tiết kiệm.
Bên cạnh đó, đã có hàng loạt NĐT trái phiếu xếp hàng yêu cầu tất toán/ rút tiền trước hạn.
Một chuyên gia cho rằng, nguy cơ rút CCQ có thể lớn hơn nếu không có giải pháp ổn định thị trường TPDN phù hợp. Mối lo vỡ nợ TPDN xuất phát từ một dự án vỡ nợ trái phiếu khiến Chính phủ Hàn Quốc phải vào cuộc giải cứu là ví dụ.
Quỹ bình ổn hay “VAMC” mới?
Nhiều chuyên gia cho rằng cần có quỹ bình ổn trái phiếu hoặc Nhà nước có thể hỗ trợ qua hệ thống ngân hàng mua nợ trái phiếu, chiết khấu dần cho đến khi hết nợ theo phương thức xử nợ xấu qua VAMC.
Một chuyên gia đánh giá ưu điểm của giải pháp này là không cần “tiền tươi thóc thật”, song phải chú trọng ưu tiên của ngân hàng hiện nay. Hiện tăng trưởng tín dụng đã đạt 11,5%, song tốc độ huy động vốn tăng khoảng 4,6% so với đầu năm, tức là chỉ bằng 1/3 so với tốc độ tăng trưởng của tín dụng, gây quan ngại về thanh khoản hệ thống ngân hàng.
Mặc dù vẫn biết với tình trạng hiện nay, không sớm ổn định ngay thị trường TPDN, sẽ tác động sâu đến các biến số khác, bao gồm dòng vốn đầu tư vào-ra theo hướng tiêu cực, tác động trực tiếp đến tỷ giá, đến chi phí rủi ro quốc gia, đến lãi suất…. Đây sẽ là một vòng xoáy ngày càng lớn, dù xuất phát điểm chỉ là do sai phạm của một số trường hợp đơn lẻ, mất niềm tin cục bộ được “nhóm lửa” bởi tin đồn..., nhưng những giải pháp “giải cứu” thị trường TPDN nếu không thiết thực trên cơ sở đánh giá toàn diện, sẽ khó đạt được hiệu quả.