Giải mã chế độ quân chủ độc nhất vô nhị ở Malaysia, nơi thay vua theo... nhiệm kỳ

12/01/2019 13:30
Malaysia là quốc gia duy nhất trên thế giới theo chế độ quân chủ lập hiến với 9 quân chủ luân phiên giữ chức vụ Quốc vương trong nhiệm kỳ 5 năm.

Chế độ quân chủ lập hiến Malaysia

Malaysia là một quốc gia quân chủ lập hiến với hệ thống chính quyền dân chủ nghị viện. Quốc vương của Malaysia (Yang di-Pertuan Agong) là Lãnh đạo Tối cao của quốc gia. Cơ quan tối cao của Malaysia là Hội đồng các Quân chủ (Majilis Raja-Raja) gồm các quân chủ kế tập của chín bang trên bán đảo Malaysia và thống đốc bốn bang do Quốc vương chỉ định.

Chín vị quân chủ kế tập trong Hội đồng các Quân chủ lựa chọn một người trong số họ trở thành Quốc vương nắm giữ vai trò lãnh đạo quốc gia trong một nhiệm kỳ kéo dài năm năm. Phó vương cũng được tuyển chọn theo phương thức tương tự. Phó vương không có thực quyền và sẽ thay thế vị trí của Quốc vương nếu người được chọn vắng mặt hoặc không đủ khả năng.

Hội đồng các Quân chủ là tổ chức tối cao độc đáo tại Malaysia bởi trên thế giới không tồn tại tổ chức khác tương tự, Khi quốc gia độc lập, Hội đồng các Quân chủ được thành lập theo Điều 38 Hiếp pháp Liên bang.

Sau khi Mahathir Mohamad trở thành Thủ tướng vào năm 1981, ông đã giảm thiểu đáng kể quyền lực của các quân chủ và Quốc vương nhằm củng cố chính quyền của mình. Thống đốc các bang từng được coi là đối trọng tiềm năng đối với quyền hành. Tuy nhiên, quyền lực của họ đã giảm dần qua từng lần sửa đổi hiến pháp. Quốc vương bị tước quyền phủ quyết vào năm 1983 và ngài cũng không được phép chặn các dự luật do Nghị viện thông qua. Sửa đổi năm 1993 đã tước quyền miễn truy tố đối với thống đốc các bang.

Yang di-Pertuan Agong: Quốc vương của Malaysia

Quốc vương của Malaysia, hay Yang di-Pertuan Agong, là vị trí nghi lễ do chín vị quân chủ luân phiên đảm nhiệm trong nhiệm kỳ năm năm. Với người dân tộc Hồi giáo Malaysia, quốc vương là người nắm giữ truyền thống tối cao của Malaysia và là lãnh đạo biểu tượng của đạo Hồi. Quốc vương hiện tại của Malaysia lên ngôi vào năm 2011 và là vị vua thứ 14 của quốc gia này.

Nhiệm vụ của Quốc vương khá giống với Nữ hoàng Anh. Ngài là lãnh đạo trên danh nghĩa của chính phủ và lực lượng vũ trang. Mọi luật pháp và họp nội các đều cần được Quốc vương phê chuẩn. Thủ tướng thường gặp Quốc vương trước khi tuyên bố giải tán nghị viện. Quốc vương cũng được coi là người dẫn đầu đức tin với đạo Hồi tại Malaysia. Ngài có quyền ân xá tội phạm.

Quốc vương được lựa chọn trong một cuộc họp bí mật của Hội đồng các Quân chủ với sự tham gia của chín quân chủ. Khi một quân chủ trở thành Quốc vương, lễ sắc phong sẽ được tiến hành với nghi lễ tuyên thệ tại phòng ngai vàng trong Cung điện Istana Negara. Nếu qua đời khi còn tại vị, ngài sẽ được an táng theo lễ an táng của hoang gia và chôn cất tại hoàng lăng tại Klang.

Vị thế và quyền lực của Quốc vương Malaysia

Theo Hiến pháp Malaysia, Quốc vương là Lãnh đạo Tối cao của quốc gia. Tại Malaysia, Quốc vương có địa vị cao hơn tất thảy và không phải chịu trách nhiệm trước bất kỳ phiên toà nào trừ Phiên toà Đặc biệt.

Phiên toà này gồm Chánh án Toà án Liên bang làm chủ tịch, Chánh án các Toà án Tối cao và hai người đã hoặc đang giữ vị trí thẩm phán tại Toà án Liên bang hoặc Toà án Tối cao do Hội đồng các Quân chủ chỉ định. Mọi tố tụng liên quan tới Quốc vương đều được xét xử tại Toà án Đặc biệt. Toà án Đặc biệt có thẩm quyền xét xử mọi tội phạm do Quốc vương tiến hành trong nước và mọi vụ án dân sự liên quan tới Quốc vương.

Trong nhiệm kỳ năm năm, Quốc vương có thể thoái vị bằng cách gửi đơn xin thoái vị có chữ ký tươi tới Hội đồng các Quân chủ hoặc bị Hội đồng truất ngôi.

Bên cạnh đó, Hiến pháp quy định Quốc vương giữ chức năng lập pháp, tư pháp và hành pháp. Trong đó, với chức năng lập pháp, cơ quan lập pháp của Malaysia là Nghị viện bao gồm Quốc vương và hai Viện (Thượng và Hạ nghị viện). Là một thành viên của Nghị viện, Quốc vương được trao quyền triệu tập họp Nghị viện, gia hạn hoặc giải tán Nghị viện, đại diện Hoàng gia tại một hoặc cả hai Viện khi họp, và phê chuẩn các dự luật. Quốc vương cũng có quyền chỉ định hai Nghị sĩ cho Lãnh thổ Liên bang Kuala Lumpur, một Nghị sĩ cho Lãnh thổ Liên bang Labuan và bốn mươi thành viên khác trong Nghị viện.

Về chức năng tư pháp, Quốc vương giữ vai trong tư pháp quan trọng. Quốc vương có trách nhiệm chỉ định Chánh án Toà án Liên bang, Chủ tịch Toà Phúc thẩm, Chánh án Malaya, Chánh án Saban và Sarawak, chánh án các Toà án Liên bang, các chánh án trong Toà Phúc thẩm và chánh án các Toà án Tối cao nhằm cố vấn cho Thủ tướng sau khi tham vấn cùng Hội đồng các Quân chủ. Quốc vương còn có quyền chỉ định một chánh án Toà án Tối cao đủ năng lực cho vị trí Uỷ viên Tư pháp (có quyền lực tương đương chánh án Toà án Tối cao) nhằm cố vấn cho Thủ tướng sau khi tham vấn cùng Chánh án Toà án Liên bang.

Bên cạnh đó, Quốc vương còn có thể kéo dài nhiệm kỳ của một chánh án 65 tuổi thêm tối đa sáu tháng. Tuy nhiên, Quốc vương không có quyền tự ý bãi nhiệm một chánh án. Quốc vương chỉ có thể tuỳ ý đồng ý hoặc bãi bỏ đề xuất bãi nhiệm một chánh án hoặc cho phép một chánh án tiếp tục tại nhiệm do toà án đưa ra.

Về chức năng hành pháp, Quốc vương giữ vai trò hành pháp, và theo luật định, có thể trao quyền hành pháp cho những cá nhân khác. Quốc vương thực hiện chức năng này theo tư vấn của Nội các, đặc biệt là Thủ tướng. Dù vậy, Quốc vương có thể tự ý thực hiện các công việc sau: chỉ định thủ tướng, đồng ý hoặc từ chối chấp thuận yêu cầu giải tán Nghị viện, và yêu cầu họp Hội đồng các Quân chủ.

Ngoài ra, Quốc vương có thể đưa ra Tuyên bố Khẩn cấp khi nhận thấy tồn tại tình huống nghiêm trọng đe doạ tới an ninh, đời sống, kinh tế hoặc trật tự xã hội trong nước hoặc tại mỗi bang. Quốc vương còn là Lãnh đạo Hồi giáo tại Malaysia và Chỉ huy Tối cao của Lực lượng Vũ trang. Quốc vương có quyền ân xá tội phạm, bảo vệ vị trí đặc biệt của người Malaysia và người bản địa Sabah và Sarawak. Quốc vương là Biểu tượng của Danh dự và Nhân phẩm và có chức năng ngoại giao.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
8 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
7 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
7 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
6 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
6 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
7 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.