Giải mã cuộc đua thống trị đường sắt cao tốc giữa Trung Quốc và Nhật Bản

31/05/2021 10:27
Cả Nhật Bản và Trung Quốc đều đang chạy đua chế tạo loại tàu siêu nhanh, di chuyển khi lơ lửng phía trên đường ray, nhằm thống trị ngành công nghiệp đường sắt cao tốc toàn cầu.

Tàu đệm từ là tàu hỏa sử dụng nam châm điện để lướt trên mặt đường ray. Việc lơ lửng trong không khí giảm tới mức tối thiểu lực ma sát tác động lên con tàu, cho phép nó di chuyển với tốc độ nhanh hơn, êm hơn và tiết kiệm điện năng hơn. Một số đoàn tàu đệm từ đã được đưa vào khai thác thử nghiệm ở những tuyến đường ngắn.

Với những gì đang diễn ra, chúng ta không khó để nhận ra 2 nền kinh tế lớn nhất châu Á đang chạy đua để thống trị công nghệ này trên những tuyến đường dài. Hai dự án đang được phát triển ở Trung Quốc và Nhật Bản cũng sẽ là những cung đường sắt liên tỉnh đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ tàu đệm từ.

Về phía Nhật Bản, họ đang phát triển dự án trị giá 9 nghìn tỷ Yên (86 tỷ USD) để nối liền Tokyo và Osaka vào năm 2037. Đây là dự án của Công ty Đường sắt miền Trung Nhật Bản. Về phần mình, Trung Quốc có dự án tàu đệm từ trị giá 15 tỷ USD, nối liền Thượng Hải với Ninh Ba. Tuy nhiên, sau nhiều lần bị trì hoãn, công trình này được dự báo sẽ đi vào hoạt động sớm nhất vào năm 2035. Chi phí đường sắt đệm từ của Nhật Bản đắt hơn do phải đào hầm xuyên núi và một số vùng nông thôn.

Giải mã cuộc đua thống trị đường sắt cao tốc giữa Trung Quốc và Nhật Bản - Ảnh 1.

Tàu đệm từ Trung Quốc.

Các chuyên gia đường sắt cho biết, nếu Nhật Bản và Trung Quốc có thể thành công trong việc khai thác các tuyến đường sắt cao tốc đường dài bằng tàu đệm từ, họ sẽ nắm trong tay cơ hội xuất khẩu công nghệ khổng lồ. Đây cũng sẽ là tương lai tiếp theo của tàu cao tốc. Theo nghiên cứu, thế giới sẽ dành 2.000 tỷ USD cho các dự án cơ sở hạ tầng đường sắt.

Christopher Hood, một giáo sư tại Đại học Cardiff – tác giả một cuốn sách về tàu cao tốc của Nhật Bản, nhấn mạnh: "Công nghệ tàu đệm từ có tiềm năng xuất khẩu rất lớn và là các dự án trọng điểm của cả Trung Quốc và Nhật Bản. Việc triển khai thành công trong nước sẽ chứng minh chúng có thể thành công khi xuất khẩu ở nước ngoài".

Người Nhật đã tạo ra những đoàn tàu cao tốc đầu tiên trên thế giới. Từ lâu, họ cũng chính là những nhà cung cấp hàng đầu cho các dự án đường sắt cao tốc trên toàn cầu. Cựu Thủ tướng Shinzo Abe từng coi xuất khẩu cơ sở hạ tầng, bao gồm đường sắt cao tốc, như một phần quan trọng của tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, Nhật Bản đã gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của Trung Quốc. Bắc Kinh nổi tiếng với việc sẵn sàng cung cấp các giải pháp rẻ hơn. Năm 2015, các nhà thầu Nhật Bản đã thua Trung Quốc trong việc đấu thầu xây dựng tuyến đường sắt nối liền Jakarta tới Bandung, Tây Java, Indonesia. Sau đó người Nhật quay trở lại khi dự án chậm tiến độ.

Trong một bài báo được đăng tháng 7 năm ngoái trên tờ China Daily, Nhật Bản được nêu tên như là "đối thủ mạnh" trong việc phát triển tàu cao tốc của Trung Quốc. Tuy nhiên, tờ báo này cho rằng chính áp lực cạnh tranh từ Nhật Bản giúp Trung Quốc quyết tâm tạo ra những đột phá trong lĩnh vực tàu đệm từ để nắm giữ thị phần trong nước và quốc tế.

Giải mã cuộc đua thống trị đường sắt cao tốc giữa Trung Quốc và Nhật Bản - Ảnh 2.

Tàu đệm từ Nhật Bản.

Tuyến tàu đệm từ đường dài của Trung Quốc nối Trung tâm Tài chính Thượng Hải với Ninh Ba, chạy qua Hàng Châu. Nó nằm trong kế hoạch của Chính quyền tỉnh Chiết Giang nhằm cải thiện hệ thống đường sắt cao tốc của mình.

"Có cảm giác rằng, trong thế giới công nghệ, Nhật Bản đang ngày càng tụt hậu so với Trung Quốc. Vì vậy, nếu Nhật Bản có thể vượt trước với công nghệ tàu đệm từ, đó sẽ là một niềm tự hào dân tộc to lớn", Giáo sư Hood chia sẻ.

Năm 2016, Chính phủ của Thủ tướng Abe đã phê duyệt khoản vay 3.000 tỷ Yên để giúp Công ty Đường sắt miền Trung Nhật Bản phát triển tuyến tàu cao tốc có tên Chuo Shinkansen. Theo đó, thời điểm hoàn thành dự án được rút xuống năm 2037 so với năm 2045 như kế hoạch trước đó. Tuy nhiên, việc triển khai dự án vẫn phải đối mặt với thách thức, bao gồm cả sự lo ngại từ chính quyền các địa phương về ảnh hưởng tới môi trường.

Yuri Akahoshi, người phát ngôn Công ty Đường sắt miền Trung Nhật Bản, cho biết: "Chúng tôi đang nỗ lực hết sức để đưa tàu Chuo Shinkansen vào vận hành sớm nhất có thể". Công ty này đang thử nghiệm tàu trên tuyến đường sắt dài 43 km ở Yamanashi, nơi đoàn tàu thường xuyên đạt tốc độ hơn 500 km/h.

Một trong những thị trường mà đường sắt Nhật Bản hướng tới xuất khẩu công nghệ tàu đệm từ là Mỹ. Hiện tại, họ đang làm việc với các đối tác để đặt nền móng cho tuyến tàu cao tốc nối Washington D.C và New York. Giai đoạn đầu của dự án, dự kiến nối Washington với Baltimore, có giá khoảng 10 tỷ USD.

Theo Công ty Đường sắt miền Trung Nhật Bản, nếu được đưa vào khai thác, nó sẽ giảm thời gian di chuyển giữa các thành phố chính của Mỹ xuống 1 giờ so với 3 giờ như hiện tại. Điều đó đồng nghĩa với việc đi lại bằng tàu đệm từ sẽ nhanh hơn so với việc di chuyển bằng máy bay.

Tuy nhiên, những câu hỏi vẫn được đưa ra xung quanh tương lai của tàu đệm từ, nhất là khi chi phí xây dựng lên chúng thường cao gấp 3-4 lần so với các loại đường sắt cao tốc thông thường. Không nhiều quốc gia có đủ tiềm lực kinh tế để theo đuổi công nghệ này.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
2 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
16 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
40 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
7 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
54 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
3 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
6 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
20 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.