Đại dịch Covid-19 đã tác động vô cùng nặng nề đến nền kinh tế toàn cầu. Riêng tại Hoa Kỳ, tăng trưởng GDP đã giảm với tốc độ đáng kinh ngạc. Mặc dù ở Việt Nam, tăng trưởng kinh tế năm 2020 được nhận định là nằm trong nhóm cao nhất thế giới, song thu nhập khoảng 45% hộ gia đình tại Việt Nam đã bị ảnh hưởng trong đầu năm 2021, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB).
Vậy tại sao toàn cầu vẫn xuất hiện nhiều triệu phú mới?
Đầu tiên là xét đến dữ liệu. Theo báo cáo Tài sản Toàn cầu của Credit Suisse năm 2021, số lượng triệu phú tăng 5,2 triệu lên 56,1 triệu trên khắp toàn cầu. Đáng chú ý, số lượng cá nhân có giá trị tài sản ròng từ 50 triệu USD trở lên đã tăng 24% vào năm ngoái, đạt hơn 215 nghìn người.
Tài sản trên toàn thế giới tăng từ 35% vào năm 2000 lên 46% vào năm 2020 - lên tới 191,6 nghìn tỷ USD. Để có thể vào nhóm 1% toàn cầu hiện nay, một người cần có tổng tài sản hơn 1.055.337 USD. Con số này một năm trước đó là 988.103 USD.
Theo VICE, đây là lần đầu tiên toàn cầu có hơn 1% dân số trưởng thành là triệu phú USD.
Năm ngoái, Mỹ có thêm khoảng 1,7 triệu phú mới và 21.323 người có giá trị ròng siêu cao, theo sau là Đức với 633.000 triệu phú mới và 1.630 người có giá trị ròng cực cao. Trong khi đó, Việt Nam có 19.419 triệu phú USD tính đến năm 2020.
Ông Anthony Shorrocks, nhà kinh tế học và tác giả của báo cáo tại Credit Suisse từng khẳng định: "Việc tạo ra tài sản dường như 'hoàn toàn tách biệt' khởi những tác động nặng nề của kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra".
Dữ liệu từ báo cáo Wealth Report 2021
Lý giải đơn giản: Phần to hơn trong miếng bánh to hơn
Theo ông Kevin Brunner, Cố vấn quản lý tài sản tại Mỹ, sự giàu có trên toàn thế giới được thúc đẩy vào năm 2020 do thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi, trong đó tăng trưởng của thị trường bất động sản do giá rẻ đã giúp tăng thêm 28,7 nghìn tỷ USD vào mức tổng tài sản toàn cầu 418,3 nghìn tỷ USD năm 2020.
Phần lớn sự gia tăng tài sản của những đại gia mới nổi đều có liên quan đến giá trị bất động sản mà họ đang sở hữu. Tại Anh, 3/10 tỷ phú hàng đầu tích lũy tài sản của mình thông qua bất động sản.
Đặc biệt, công nghệ và thương mại tự do đã mang lại lợi ích nhiều nhất cho các nước đang phát triển, chủ yếu vì doanh nghiệp tại các quốc gia này có khả năng nhanh chóng nắm bắt cơ hội mới.
Về cơ bản, nhóm người giàu có không gặp phải những tác động xấu của chu kỳ tài chính tiêu cực. Họ có dòng tiền đủ để ứng phó trước những biến động kinh tế tạm thời, cũng như nguồn tiền dự trữ để tái đầu tư khi giá giảm.
Các khoản dự trữ tiền mặt này đã thúc đẩy thị trường chứng khoán phục hồi trở lại vào năm 2020, một phần nhờ vào các nhà đầu tư giàu có mua ở mức thấp trên thị trường. Mới đây nhất, chỉ số chứng khoán S&P 500 tăng 0,6% lập kỷ lục mới trong phiên 5/8.
Iran cũng là nơi chứng kiến sự bùng nổ của các triệu phú bất chấp đại dịch Covid-19.
Một nguyên nhân khác nữa chính là tiền "rẻ".
Quốc hội Hàn Quốc vừa thông qua khoản ngân sách bổ sung trị giá khoảng 30,31 tỷ USD nhằm cứu trợ đại dịch Covid-19 cho các hộ gia đình, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và tạo việc làm cho người lao động.
Hay như Hoa Kỳ cũng đã triển khai chuyển tiền cho người dân theo gói cứu trợ với giá trị lên tới 1.900 tỷ USD. Trong đó, có 400 tỷ USD sẽ được dùng để chi trả trực tiếp 1.400 USD/người cho hầu hết người dân Hoa Kỳ.