Giải mã nguyên nhân châu Á tăng tốc tiêm chủng ấn tượng

02/10/2021 08:32
Từng bị châu Âu và Mỹ bỏ xa về tốc độ tiêm chủng, khu vực châu Á - Thái Bình Dương những tháng gần đây đã bắt đầu tăng tốc ấn tượng, khiến nhiều người hy vọng về một cuộc sống “bình thường mới” sau nhiều đợt phong toả kéo dài.

Sự bứt phá này, theo New York Times, là minh chứng cho thành công của khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong việc đảm bảo nguồn cung vắc-xin và xử lý các vấn đề của chương trình tiêm chủng. Hàn Quốc, Nhật Bản và Malaysia thậm chí đã vượt qua Mỹ về tỷ lệ số liều vắc-xin được tiêm trên 100 người. Ở một số vùng nông thôn Nhật Bản, tỷ lệ tiêm chủng đã đạt gần 100%.

Trái ngược với Mỹ, vắc-xin gần như chưa bao giờ là vấn đề gây tranh cãi ở châu Á - Thái Bình Dương. Người châu Á tin tưởng chính phủ của họ sẽ làm điều đúng đắn, và họ sẵn sàng đặt lợi ích của cộng đồng lên trên quyền tự do cá nhân.

Các chuyên gia đánh giá châu Á vẫn đối mặt với nhiều rủi ro khi hầu hết các quốc gia đều chưa thể tự sản xuất vắc-xin. Nguồn cung vắc-xin của châu Á có thể sẽ bị ảnh hưởng nếu ngày càng có nhiều nước triển khai tiêm mũi tăng cường. Nhưng nhìn chung, những thành công về tiêm chủng đã tạo ra sự thay đổi rõ rệt.

Tại Hàn Quốc, cơ quan chức năng cho biết vắc-xin đã giúp giảm mạnh số bệnh nhân COVID-19 phải nhập viện. Chỉ khoảng 0,6% số người tiêm chủng đầy đủ bị diễn tiến nặng và khoảng 0,1% tử vong, theo dữ liệu được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc thu thập từ tháng 5 tới tháng 8/2021.

Tại Nhật Bản, số ca bệnh nặng đã giảm một nửa trong tháng trước, xuống còn hơn 1.000 ca/ngày. Số ca nhập viện cũng giảm mạnh từ mức hơn 230.000 ca (cuối tháng 8) xuống còn khoảng 31.000 ca vào ngày 28/9.

Khi đặt hàng được vắc-xin, nhiều quốc gia châu Á đã nhanh chóng thiết lập cơ sở hạ tầng cần thiết cho tiêm chủng đại trà, bù đắp cho khởi đầu chậm chạp.

Chính phủ Nhật Bản đã huy động quân đội tới các điểm tiêm chủng ở Tokyo và Osaka, đồng thời uỷ quyền để các công ty chủ động tiêm chủng cho nhân viên. Chính quyền địa phương đã đề nghị chi thêm tiền lương cho những bác sĩ và y tá phục vụ tiêm chủng vào ngày nghỉ. “Gần như một cuộc đua thỏ và rùa”, Jerome Kim - Tổng giám đốc Viện Vắc-xin Quốc tế, một tổ chức phi lợi nhuận ở Seoul, nói. "Châu Á luôn sẵn sàng tiêm vắc-xin khi có sẵn".

Trái ngược với Mỹ, vắc-xin gần như chưa bao giờ là vấn đề gây tranh cãi ở châu Á - Thái Bình Dương. Người châu Á tin tưởng chính phủ của họ sẽ làm điều đúng đắn, và họ sẵn sàng đặt lợi ích của cộng đồng lên trên quyền tự do cá nhân.

Ở châu Á, có một niềm tin phổ biến rằng vắc-xin là cách duy nhất để sống chung với đại dịch. Vào tháng 9, khi một trung tâm ở Tokyo (Nhật Bản) thông báo có 200 suất tiêm vắc-xin cho thanh niên, nhiều người đã xếp hàng dài từ sáng sớm để chờ đến lượt. Ở Hàn Quốc, khi chính quyền bắt đầu tiêm chủng cho nhóm đối tượng ở độ tuổi 50, khoảng 10 triệu người đã cùng lúc đăng nhập vào một trang web của chính phủ để đăng ký. Hệ thống, vốn chỉ được thiết kế để xử lý 300.000 yêu cầu một lúc, đã bị sập tạm thời.

Người dân ở những quốc gia nghèo hơn trong khu vực cũng cảm thấy tiêm chủng là cách duy nhất giúp họ thoát khỏi cảnh phong toả kéo dài. Arisman, 35 tuổi, một tài xế xe ôm ở Jakarta (Indonesia), cho biết anh đã tiêm mũi hai vắc-xin Sinovac (của Trung Quốc) vào tháng 7 vì công việc phải tiếp xúc với nhiều người. “Nếu đổ bệnh thì tôi sẽ không kiếm được tiền”, Arisman nói.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
6 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
6 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
5 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
5 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
5 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
9 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.