Giải mã những mâu thuẫn trong chiến lược "sống chung với dịch" của Anh và Singapore

19/07/2021 15:31
Hơn một năm rưỡi sau khi đại dịch Covid-19 hoành hành, các quốc gia giàu có trên thế giới bắt đầu nhận ra rằng Covid-19 sẽ không biến mất ngay cả khi tiêm chủng giúp giảm đáng kể số ca nhập viện và tử vong.

Trong khi nhiều quốc gia đồng ý rằng virus không thể biến mất, ít nhất là trong tương lai gần, họ lại có đang có những cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau để đối phó với đại dịch. Singapore, một quốc đảo có dân số 5,69 triệu người và Vương quốc Anh, nơi sinh sống của 66 triệu người, đã có những trải nghiệm và kết quả chống dịch khác nhau, cho tới hiện nay.

Vương quốc Anh là một trong những ổ dịch lớn nhất thế giới với 120.000 người thiệt mạng. Trong khi đó, chỉ 36 người tử vong vì Covid-19 ở Singapore. Cứ 100.000 dân Anh thì có 192,64 người mắc Covid-19 nhưng con số này chỉ là 0,63 ở Singapore. Trong khi Chính phủ Anh bị chỉ trích vì chậm thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn như đeo khẩu trang, Singapore mạnh tay đóng cửa biên giới, truy vết… để chống dịch ngay từ những ngày đầu tiên.

Giờ đây, hai quốc gia này cũng đang chọn những con đường khác nhau để thoát khỏi đại dịch. Với phần còn lại thế giới, cách làm của hai nước giàu có này có thể trở thành thuốc thử để nhân loại tìm ra được giải pháp hiệu quả nhất để sống chung với Covid-19, nhất là khi dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp bởi sự xuất hiện của các biến thể.

Giải mã những mâu thuẫn trong chiến lược sống chung với dịch của Anh và Singapore - Ảnh 1.

Sự đối nghịch trong lộ trình thoát khỏi đại dịch

Vào tháng 6, các nhà lập pháp Singapore tiết lộ lộ trình đưa đất nước tới một cuộc sống "bình thường mới", trong đó vạch rõ những khác biệt để so sánh với mô hình "không truyền nhiễm" mà nước này đưa ra trước đây.

Theo đó, nhà chức trách Singapore sẽ thay đổi cách tiếp cận, chuyển từ theo dấu, truy vết sang tập trung và các kết quả y tế như có bao nhiêu người ốm nặng, bao nhiêu người phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt và bao nhiêu người cần phải được can thiệp ECMO để duy trì sự sống. Họ chuẩn bị một kế hoạch sống chung với Covid-19 và cho rằng một ngày nào đó, nó sẽ giống như căn bệnh cúm mùa hoặc thủy đậu.

Nhiều tuần sau, Thủ tướng Anh Boris Johnson đưa ra một thông báo tương tự. Ông Johnson dự báo rằng Covid-19 "sẽ trở thành một loại virus mà chúng ta phải học cách sống chung như đã làm với bệnh cúm". Cùng với đó, ông Johnson cũng công bố kế hoạch dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế xã hội, bao gồm cả quy định đeo khẩu trang nơi công cộng và các yêu cầu giãn cách. Kế hoạch này đã trở thành hiện thực vào hôm nay, 19/7.

Giải mã những mâu thuẫn trong chiến lược sống chung với dịch của Anh và Singapore - Ảnh 2.

Thủ tướng Anh nhấn mạnh vào thành công của đất nước, trong đố 66% dân số trưởng thành đã tiêm 2 liều vắc xin, đã giúp hạn chế số ca mắc Covid-19 tiến triển nặng. Tuy nhiên, số ca mắc ở quốc gia châu Âu này vẫn tiếp tục tăng trong những ngày vần đây. Thậm chí, chính ông Johnson cũng khẳng định việc mở cửa có thể khiến số ca tử vong vì Covid-19 cao hơn.

Ở thời điểm hiện tại, kế hoạch mở cửa đang tạo ra sự chia rẽ trong dư luận nước Anh. Trong khi nhiều người thuộc đảng Bảo thủ của ông Johnson công khai ủng hộ kế hoạch, các nhà khoa học lại đưa ra những cảnh báo nghiêm trọng với việc sức khỏe của hàng triệu người đang bị đe dọa, nhất là khi 17 triệu người, bao gồm cả những nhóm cực kỳ dễ bị tổn thương, chưa được tiêm phòng.

Tiến sĩ Oliver Watson, một nhà nghiên cứu phương thức lây truyền của Covid-19 tại Đại học Hoàng gia London, đã so sánh việc xóa bỏ các biện pháp giãn cách xã hội ở Anh với những gì đang diễn ra tại Singapore, nơi việc đưa cuộc sống trở lại bình thường đang được tiến hành một cách chặt chẽ hơn với việc theo dõi các ca mắc Covid-19.

"Việc Singapore thắt chặt các quy định để đối phó với đợt bùng phát trong nước mới nhất rõ ràng khác biệt với cách xử lý của Chính phủ Anh", ông Watson so sánh.

Những lời chỉ trích nặng nề

Thời gian gần đây, Singapore ghi nhận khoảng vài chục ca mắc Covid-19 mới mỗi ngày. Tuy nhiên, quốc đảo này chưa ấn định ngày chính thức mở cửa trở lại. Bản thân Bộ trưởng Bộ Y tế Singapore Ong Ye Kung cũng nói rằng quốc gia này sẽ mở cửa trở lại theo một lộ trình thận trọng hơn.

Khoảng 40% dân số Singapore đã được tiêm 2 liều vắc xin và Chính phủ nước này cũng đang theo đuổi kế hoạch tiêm vắc xin cho ¾ dân số vào ngày 9/8. Không giống như Vương quốc Anh, thanh thiếu niên trên 12 tuổi cũng đã được tiêm chủng ở Singapore.

Giải mã những mâu thuẫn trong chiến lược sống chung với dịch của Anh và Singapore - Ảnh 3.

Bộ trưởng Y tế Singapore cho biết tình hình sẽ thay đổi nhưng các biện pháp hạn chế không bị loại bỏ hoàn toàn. Thay vào đó, nền kinh tế này sẽ được mở cửa từ từ và "mỗi bước đi đều phải đảm bảo sự an toàn của người dân" như lời ông Ong chia sẻ.

Trong khi đó, quyết định xóa bỏ hoàn toàn các biện pháp giãn cách xã hội đã bị nhiều người gọi là "canh bạc" của Chính quyền Johnson. Gần đây, hơn 100 bác sĩ và các nhà khoa học đã lên tiếng cảnh báo rằng việc xóa bỏ các biện pháp giãn cách xã hội là quá sớm và đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là trẻ em và thanh niên.

"Chiến lược này sẽ tạo ra mảnh đất màu mỡ cho sự xuất hiện của các biến thể có khả năng kháng vắc xin. Chúng tôi tin rằng Chính phủ đang tiến hành một thử nghiệm nguy hiểm và phi đạo đức", nhóm bác sĩ và các nhà khoa học đưa ra trong tuyên bố vài ngày trước. Trong khi đó, phản ứng của người dân Anh cũng có sự khác nhau. Khi các biện pháp kiểm soát dịch được dỡ bỏ, nhiều người lại tỏ ra sợ hãi với việc quay trở lại cuộc sống bình thường.

Tuy nhiên, nước Anh vẫn thực thi kế hoạch ngày 19/7 của mình. Thủ tướng Johnson kêu gọi mọi người nên đeo khẩu trang ở nơi công cộng và có ý thức tự bảo vệ chính mình. Dẫu vậy, ngay cả lời kêu gọi này cũng bị chỉ trích. Người ta cho rằng Chính phủ Anh muốn dùng trách nhiệm cá nhân để đảm bảo bùng phát dịch không phải lỗi của Chính phủ.

Tham khảo: CNN

Tin mới

Phát hiện sà lan chở khoảng 570 tấn hàng giống phân bón không rõ nguồn gốc
3 giờ trước
Cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang đang tiến hành xác minh, xử lý một phương tiện chở hàng trăm tấn hóa chất giống phân bón mang nhãn hiệu nước ngoài, không có hóa đơn, nguồn gốc, xuất xứ.
Giá xe máy bất ngờ thủng đáy: Honda Vision thấp nhất 29 triệu đồng, Honda SH, Lead, Yamaha Janus… giảm tối đa 25 triệu
4 giờ trước
Hàng loạt các mẫu xe máy hot đến từ Yamaha và Honda ghi nhận mức giảm giá kịch sàn nhằm thu hút người mua.
PewPew xin khách hàng cho quán bánh mì thêm 1 cơ hội, ai cũng khen ông chủ quá khéo léo
4 giờ trước
Sau khi khai trương cơ sở bánh mì ở Hà Nội, PewPew đã bất ngờ đăng tải video gửi lời cảm ơn và xin lỗi tới mọi người.
"Khách sộp" ở Hà Nội vừa mua và thuê hơn 3.000 xe điện VinFast, trong đó có nhiều xe VF3, là ai?
4 giờ trước
Công ty này vừa cho ra mắt một hãng taxi điện mới tại Hà Nội.
Mẫu điện thoại Trung Quốc lọt "top 10 bán chạy nhất thế giới": Giá dưới 3 triệu đồng
4 giờ trước
Mẫu điện thoại giá rẻ này đã xuất sắc lọt top 10 smartphone bán chạy liên tiếp trong quý 2 và quý 3 năm 2024 nhờ giá phải chăng và thông số kỹ thuật ấn tượng.

Tin cùng chuyên mục

Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
1 ngày trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Hàng 'made in China' trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế mạnh tay - Quốc gia nào dễ trở thành 'thủ phủ' sản xuất iPhone?
1 ngày trước
Quốc gia châu Á này có thể được hưởng lợi lớn trong các lĩnh vực như điện tử, đặc biệt là sản xuất iPhone.
Giá USD hôm nay 12/11: Thế giới đạt đỉnh 4 tháng, "tỷ giá" chợ đen tăng 50 đồng
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 12/11 trên thế giới tăng phi mã, vượt ngưỡng 105 điểm. Trong nước, giá USD ngân hàng bán vẫn bám sát mức trần được nhà nước cho phép; tỷ giá "chợ đen" tăng 50 đồng, hiện đang ở mức 25.570 - 25.670 VND.
Điện máy tung "bình mới rượu cũ"
3 ngày trước
Mới đây, chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động tiếp tục tung ra chính sách "mua trả chậm", được cho là bước tiến mới của mua trả góp.