Giải mã: Vì sao châu Âu hóa "hỏa ngục", phải chăng con người đang trả giá cho hành động của chính mình?

19/08/2022 13:44
Châu Âu đang gánh chịu một trong những hình thái thời tiết cực đoan nhất khiến người dân khốn khổ.

Những tháng gần đây, châu Âu đang trải qua một trong những mùa hè tồi tệ nhất trong lịch sử khi nắng nóng, sóng nhiệt và thảm họa cháy rừng, hạn hán diễn ra liên tiếp. Tháng 7 vừa qua là lần đầu tiên trong lịch sử nhiều vùng ở nước Anh chứng kiến mức nhiệt trên 40 độ C.

Chỉ trong 3 đợt nắng nóng trong 2 tháng vừa qua, cả châu lục đã bị hạn hán càn quét. Những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất phải kể đến miền Nam nước Pháp và các nước Địa Trung Hải. Thậm chí, những nơi ở xa hơn về phía Bắc như Anh cũng chịu chung số phận và bắt đầu phải tiến hành các chính sách hạn chế sử dụng nước.

Hạn hán tại châu Âu được ghi nhận là tồi tệ nhất trong 500 năm qua, khiến nhiều dòng sông cạn khô, đe dọa sản xuất công nghiệp, giao thông và hệ sinh thái.

Trong khi đó, Tây Ban Nha vẫn tiếp tục ghi nhận những đám cháy rừng nghiêm trọng trong vài tuần qua. Hôm 17/8, đám cháy ở Alicante đã được một cơn dông làm bùng lên, thiêu rụi ít nhất 3.500ha và khiến 1.000 người dân địa phương phải sơ tán.

Giải mã: Vì sao châu Âu hóa hỏa ngục, phải chăng con người đang trả giá cho hành động của chính mình? - Ảnh 1.
Giải mã: Vì sao châu Âu hóa hỏa ngục, phải chăng con người đang trả giá cho hành động của chính mình? - Ảnh 2.
Giải mã: Vì sao châu Âu hóa hỏa ngục, phải chăng con người đang trả giá cho hành động của chính mình? - Ảnh 3.
Giải mã: Vì sao châu Âu hóa hỏa ngục, phải chăng con người đang trả giá cho hành động của chính mình? - Ảnh 4.

Theo Simon Clark, tiến sĩ vật lý lý thuyết về khí quyển từ Đại học Exeter, Anh Quốc, nguyên nhân cơ bản cho sóng nhiệt của châu Âu là do một khối áp cao "trấn giữ" khí quyển châu lục này.

Vùng áp cao này được tạo ra bởi "dòng tia" - những luồng gió thổi nhanh trong các dòng hẹp nằm ỏ độ cao đỉnh tầng đối lưu (hơn 8km phía trên bề mặt Trái Đất) tại khu vực vĩ độ trung bình như châu Âu. Dòng tia vốn được tạo ra bởi chênh lệch nhiệt độ giữa vùng xích đạo và vùng cực cũng như việc tự quay quanh trục của Trái Đất.

Giải mã: Vì sao châu Âu hóa hỏa ngục, phải chăng con người đang trả giá cho hành động của chính mình? - Ảnh 5.

Khối khí nóng đẩy lên từ Bắc Phi bị giữ lại bởi dòng tia.

Những "dòng tia" khí này thường "lang thang" quanh vùng vĩ độ trung và trở thành những bức tường điều hướng các khối khí trong khu vực này. Tuy nhiên, vào đợt sóng nhiệt hồi tháng 7 vừa qua, những dòng tia này bị "kẹt" lại trong một mô hình cố định phía trên bầu trời châu Âu. Nó cho phép khối khí nóng từ Bắc Phi thổi ngược lên châu lục này và ngăn những khối khí mát từ những vùng khác thổi đến.

"Hệ quả là một vùng áp cao được tạo ra và 'bẫy' không khí một chỗ, khiến nó càng lúc càng nóng thêm dưới điều kiện trời quang, không thể phân tán và di chuyển, tạo ra nhiệt độ cao kỷ lục đến mức chết người", Clark giải thích.

Nhưng tất nhiên, vấn đề "nóng" nhất mà giới khoa học cũng như những người quan tâm đến môi trường quan tâm là: Tất cả những yếu tố trên có phải được tạo ra bởi biến đổi khí hậu hay không?

Giải mã: Vì sao châu Âu hóa hỏa ngục, phải chăng con người đang trả giá cho hành động của chính mình? - Ảnh 6.

Đầu tiên, cần phải hiểu rằng có sự khác nhau cơ bản giữa thời tiết và khí hậu. Thời tiết là diễn biến các hiện tượng khí hậu trong thời gian ngắn ở một khu vực giới hạn như ngày, giờ... Còn khí hậu là đặc trưng, quy luật của một khu vực rộng lớn diễn ra trên chu kỳ dài, có tính lặp đi lặp lại hàng năm.

Trong điều kiện "bình thường", khí hậu sẽ không thay đổi quá nhiều qua các năm và nền nhiệt trung bình sẽ ổn định ở một mức nào đó, với những ngày lạnh sâu và những ngày nóng đạt đỉnh (sóng nhiệt). Do vậy, thực tế mà nói thì sóng nhiệt là một hiện tượng bình thường của tự nhiên.

Giải mã: Vì sao châu Âu hóa hỏa ngục, phải chăng con người đang trả giá cho hành động của chính mình? - Ảnh 7.

Vấn đề là ở chỗ trong những thập kỷ gần đây, biểu đồ dữ liệu nhiệt của Trái Đất không còn là một hình đi ngang, mà có xu hướng tăng dần qua các năm. Những ngày được coi là sóng nhiệt trong quá khứ đã trở nên thường xuyên hơn, với mức nhiệt thậm chí cao hơn ở thời điểm hiện tại.

Một nghiên cứu tại Anh được công bố năm 2020 đã có kết luận về xu hướng này và nhận định khả năng xảy ra một ngày nóng hơn 40 độ C tại nước này sẽ là gần như bằng 0 nếu không có bàn tay tác động của con người.

Hơn nữa, kiểu thời tiết trên 40 độ C này vốn có tần suất 100-1000 năm mới có một lần trong điều kiện tự nhiên, đã giảm xuống 100-300 năm/lần ở thời điểm hiện tại và có thể xuống 3,5 năm/lần vào năm 2100 trong viễn cảnh khí thải duy trì ở mức cao.

Giải mã: Vì sao châu Âu hóa hỏa ngục, phải chăng con người đang trả giá cho hành động của chính mình? - Ảnh 8.

Tóm lại, sóng nhiệt và các hiện tượng cực đoan hiện tại ở châu Âu được tạo điều kiện bởi biến đổi khí hậu. Chưa hết, tin xấu với cư dân lục địa già là xu hướng xuất hiện sóng nhiệt tại đây đang tăng nhanh gấp 3-4 lần so với những địa điểm khác cùng vĩ độ.

Sóng nhiệt còn được tìm thấy liên hệ với một hiện tượng khác đó là các dòng tia bị chia 2 do hiện tượng mặt đất tại Bắc Cực đang trở nên ấm hơn biển rất nhiều vào mùa hè - dĩ nhiên, điều này cũng được thúc đẩy bởi biến đổi khí hậu do con người.

Giải mã: Vì sao châu Âu hóa hỏa ngục, phải chăng con người đang trả giá cho hành động của chính mình? - Ảnh 9.

Là một châu lục với nhiều quốc gia phát triển, trên thực tế một, hai đợt sóng nhiệt không phải vấn đề quá lớn tại châu Âu (trừ một số khu vực như tại Anh - khi đường sắt vốn được thiết kế để vận hành trong điều kiện dưới 35 độ C).

Điều đáng lo không phải một đợt sóng nhiệt như vừa qua, hay nói chung là một sự kiện thời tiết cực đoan, mà là nguy cơ xảy ra một chuỗi những thảm họa như vậy.

Giải mã: Vì sao châu Âu hóa hỏa ngục, phải chăng con người đang trả giá cho hành động của chính mình? - Ảnh 10.

Lính cứu hỏa trong ngọn lửa điên cuồng phía Đông Athens, Hy Lạp, hôm 20/7 vừa qua.

Giải mã: Vì sao châu Âu hóa hỏa ngục, phải chăng con người đang trả giá cho hành động của chính mình? - Ảnh 11.

Những khu vực bị cháy trên núi Saint-Michel tại Pháp hôm 22/7.

Kể cả một đợt sóng nhiệt duy nhất có nóng hơn bình thường, hệ thống cơ sở hạ tầng, cứu hỏa và lượng nước dự trữ của châu lục hay hệ thống y tế tất nhiên có thể miễn cưỡng đáp ứng được. Điều chúng ta không thể biết được là lục địa già có thể trụ được qua một đợt sóng nhiệt này và lại một đợt khác đến ngay sau đó chỉ 2 tuần hay không.

Clark nhấn mạnh rằng tần suất của những hiện tượng cực đoan còn đáng lo ngại hơn nhiều so với sự gia tăng mức độ tiêu cực của chúng. Dù phát triển, châu Âu chưa từng được thiết kế một hệ thống chống chọi với hàng chuỗi những sự kiện cực đoan liên tiếp gối đầu nhau, dù là sóng nhiệt, bão cấp 5...

Giải mã: Vì sao châu Âu hóa hỏa ngục, phải chăng con người đang trả giá cho hành động của chính mình? - Ảnh 12.

Dù rằng xu hướng không thể tránh khỏi lúc này là tần suất xuất hiện của sóng nhiệt hay các hiện tượng cực đoan sẽ tăng lên, ít nhất con người có thể phần nào giới hạn tốc độ gia tăng của nó, cũng như khả năng xảy ra các thảm họa liên tiếp gối đầu nhau.

Giải mã: Vì sao châu Âu hóa hỏa ngục, phải chăng con người đang trả giá cho hành động của chính mình? - Ảnh 13.

Mùa hè lịch sử này tại châu Âu sẽ trở thành "bình thường mới" nếu lượng khí nhà kính tiếp tục gia tăng nhanh.

Chìa khóa cho hy vọng đó là giảm khí thải nhà kính ngay lúc này. Như Clark giải thích, khí quyển là một hệ thống có tính tích lũy, nên bất cứ hành động nào dù là nhỏ nhất chúng ta có thể làm để làm giảm nồng độ CO2 trong khí quyển đều có ích. Do đó, lập luận "một mình tôi bảo vệ môi trường để làm gì khi mọi người đều đang tàn phá nó?" là vô nghĩa.

Giải mã: Vì sao châu Âu hóa hỏa ngục, phải chăng con người đang trả giá cho hành động của chính mình? - Ảnh 14.

Nếu không can thiệp kịp thời, thế hệ tương lai có lẽ sẽ coi mùa hè thảm họa vừa rồi của châu Âu là "bình thường mới".

Nguồn: Euronews, tổng hợp

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
6 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
5 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
5 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
4 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
3 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
13 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
1 ngày trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
2 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
2 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.