Trong đó, tiền gửi tiết kiệm tăng 9,16%, tiền gửi thanh toán tăng 8,66%, tiền gửi bằng VND tăng 10,19%. Trong khi đó, tiền gửi bằng ngoại tệ chỉ đạt mức tăng 0,98%.
Với nguồn huy động lớn, các ngân hàng cũng tiếp tục mở rộng, đưa ra nhiều chương trình, gói tín dụng ưu đãi, áp dụng các chính sách lãi suất linh hoạt đối với khách hàng có phương án kinh doanh hiệu quả, dành vốn tín dụng cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, hạn chế cho vay những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ước tính, tổng dư nợ dự kiến đến cuối tháng 8 đạt 2.025.864 tỉ đồng, tăng 8,27% so với cuối năm 2018. Trong đó, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 1.806.103 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 89,15% tổng dư nợ và tăng 9,25%.
Đáng chú ý, dư nợ cho vay theo chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đến cuối tháng 8 đạt 539.150 tỉ đồng. Lãi suất cho vay phổ biến 6 - 7%/năm đối với các khoản vay ngắn hạn, 8 - 9%/năm đối với các khoản vay trung và dài hạn.