Giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thấp kỷ lục

08/05/2018 10:52
Giải ngân kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước 4 tháng đầu năm 2018 tại nhiều bộ, ngành, địa phương thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2017.

Theo Bộ Tài chính, 4 tháng đầu năm 2018, ước thanh toán vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) bao gồm cả vốn trái phiếu chính phủ (TPCP) là hơn 65.021 tỷ đồng, đạt 16,27% so với kế hoạch Quốc hội giao và đạt 16,93% so kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Trong đó, vốn trong nước là hơn 60.464 tỷ đồng, đạt 17,8% kế hoạch Quốc hội giao và đạt 18,24% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (vốn TPCP là hơn 3.047 tỷ đồng; vốn chương trình mục tiêu quốc gia hơn 677 tỷ đồng); vốn ngoài nước là hơn 4.557 tỷ đồng; đạt 7,6% kế hoạch Quốc hội giao và đạt 8,67% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thấp kỷ lục - Ảnh 1.

Giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 4 tháng đầu năm chỉ đạt trên 16% kế hoạch. (Ảnh minh họa: KT)


Chỉ có 6 bộ, ngành đạt tỷ lệ giải ngân trên 30%

Theo Bộ Tài chính, việc giải ngân vốn của các bộ, ngành trung ương và địa phương 4 tháng đầu năm 2018 thấp hơn so với cùng kỳ năm 2017, đặc biệt là nguồn vốn ngoài nước.

Chỉ có 6 bộ, ngành và 14 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 30%. Trong khối các bộ, ngành trung ương, giải ngân tỷ lệ cao nhất là Bộ Công an (43,43%), Bộ Nội vụ (37,93%), Ban Quản lý Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam (36,13%). Đứng đầu 14 địa phương có tỷ lệ giải ngân cao đó là Hòa Bình (40,86%), tiếp đến là Lào Cai (37,57%), Ninh Bình (37,47%), Hà Giang (36,73%).

Còn lại, các bộ, ngành, địa phương đều có số giải ngân thấp. Cụ thể: 43/56 bộ, ngành trung ương và 35/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân kế hoạch năm 2018 thấp hơn mức bình quân chung của cả nước (16%). Trong đó, có 19 bộ, ngành và 2 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 5%, như Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (1,61%), Viện Khoa học công nghệ Việt Nam (2,03%), Tập đoàn Điện lực (3,20%), Hải Phòng (3,32%), Cao Bằng (4,39%)…

Đáng chú ý, một số bộ, ngành trung ương chưa giải ngân hoặc gần như chưa giải ngân kế hoạch vốn (trên dưới 1%), như: Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam; Tổng công ty Thuốc lá; Ngân hàng Chính sách xã hội; Ngân hàng Nhà nước; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Y tế...

Thu hồi, điều chuyển vốn nếu chưa phân bổ

Qua công tác rà soát và trao đổi với các bộ, ngành về tình hình giải ngân 4 tháng, Bộ Tài chính cho rằng, việc giải ngân vốn của các bộ, ngành, địa phương thấp là do kế hoạch vốn đầu tư nguồn NSNN mới được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao trong tháng 1. Đến hết tháng 2, các bộ, ngành, địa phương mới cơ bản hoàn thành việc phân bổ chi tiết kế hoạch vốn cho các dự án.

Theo quy định tại Luật Đầu tư công, kế hoạch vốn năm 2017 được kéo dài sang năm 2018, mặt khác một số nguồn vốn kế hoạch năm 2017 giao bổ sung muộn (vốn TPCP giao đợt 3 vào cuối tháng 11/2017), do vậy, các chủ đầu tư tập trung giải ngân vốn kéo dài năm trước sang. Bên cạnh đó, tâm lý chưa chủ động làm các thủ tục thanh toán vốn năm 2018 do thời gian còn nhiều cũng là nguyên nhân gây chậm trễ giải ngân.

Đối với vốn nước ngoài, kế hoạch vốn được giao quá chậm nên việc triển khai các dự án giải ngân theo kế hoạch vốn chậm. Một số dự án vẫn còn đang chờ thủ tục gia hạn giải ngân từ nhà tài trợ. Một số dự án đang trong quá trình thanh quyết toán nên tiến độ giải ngân không đều…

Do tỷ lệ giải ngân vốn còn chậm, hiện Bộ Tài chính đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình chậm phân bổ kế hoạch vốn của các bộ, ngành, địa phương; đồng thời, chủ trì thu hồi về ngân sách trung ương đối với phần kế hoạch vốn năm 2018 đến hết thời điểm ngày 31/3/2018 các bộ, ngành, địa phương chưa thực hiện phân bổ chi tiết cho các dự án, đồng thời trình phương án điều chuyển vốn cho dự án đang có nhu cầu.

Để tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn, Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quyết liệt hơn nữa trong điều hành; chủ động kiểm tra, giám sát, rà soát tháo gỡ vướng mắc, trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý. Đồng thời, kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm, cản trở làm ảnh hưởng đến thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công./.

Tin mới

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus nằm trong đường dây sữa giả
50 phút trước
Ngày 17/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết đã rà soát và phát hiện sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong bệnh viện thuộc danh mục các sản phẩm sữa do một trong các công ty thuộc đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa được cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an triệt phá.
THACO AUTO tri ân khách hàng dịp lễ 30/4 và 01/5
56 phút trước
Chào mừng đại lễ 30/4 và 01/5, THACO AUTO triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt cùng nhiều quà tặng hấp dẫn cho khách hàng mua xe thương hiệu Kia và Mazda trên toàn quốc.
Vé máy bay dịp 30/4 tăng chóng mặt: Một địa điểm có giá vé tăng gần gấp đôi dù đi bất kì đâu
2 giờ trước
Mặc dù giá vé máy bay dịp lễ 30/4 năm nay đều có xu hướng tăng so với ngày thường, nhưng riêng các chặng bay xuất phát từ nơi này lại tăng gần gấp đôi, có hành trình thậm chí ngang ngửa với cao điểm Tết Nguyên đán.
Ra mắt Rolls-Royce Ghost Series II giá từ 34,9 tỷ đồng: ‘Thảm bay’ của giới đại gia Việt
3 giờ trước
Rolls-Royce Ghost Series II là phiên bản nâng cấp giữa vòng đời của thế hệ thứ 2 ra mắt vào năm 2020.
Vụ gần 600 loại sữa giả tung hoành suốt 4 năm: Doanh nghiệp chiết khấu 60% chưa kể quà cáp lễ Tết; bác sĩ chỉ định mua uống
4 giờ trước
Theo chia sẻ của một chủ cửa hàng sữa thì sở dĩ các shop nhiệt tình tư vấn bán hàng cho những doanh nghiệp này bởi chính sách chiết khấu được hưởng rất cao, dao động từ 40 - 60%, chưa bao gồm các chương trình tặng quà tri ân khách hàng vào dịp cuối năm, lễ tết.

Tin cùng chuyên mục

Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
5 giờ trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
6 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
1 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.
Sau Hàn Quốc, Việt Nam là quốc gia thứ 2 được Apple "ưu ái" làm điều này, ngay cả Mỹ hay Nhật cũng chưa từng có!
1 ngày trước
Việt Nam là quốc gia thứ hai trên toàn cầu được Apple ưu ái tính năng này.