Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp: Giảm “sốc” cung ứng đầu vào

30/11/2021 09:07
Theo các chuyên gia, Nhà nước vẫn cần phải tiếp tục hỗ trợ cho doanh nghiệp, không phải chỉ để doanh nghiệp phục hồi sản xuất, mà còn phải làm sao để doanh nghiệp bán được hàng.

“Sốc” cung ứng đầu vào

Mặc dù chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 10 tháng năm 2021 ở mức thấp nhất trong vòng 6 năm, song, xu hướng tăng khá mạnh của lạm phát toàn cầu đã và đang đặt ra nhiều băn khoăn về áp lực lạm phát với Việt Nam cuối 2021 và 2022.

Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp: Giảm “sốc” cung ứng đầu vào - Ảnh 1.

Cầu sản xuất mới bắt đầu tăng khi chúng ta chống dịch tương đối thành công, nhưng cầu tiêu dùng thì chưa thể tăng được, vì khó khăn về kinh, tế thu nhập của nhân dân giảm nhiều (ảnh minh hoạ)

Với các thông tin số liệu trên, PGS.TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế đánh giá, từ đầu năm đến nay, do dịch bệnh, đặc biệt là lần bùng phát dịch lần thứ tư đã tác động đến nền kinh tế rất lớn. Trong bối cảnh như vậy, giá cả trên thế giới tăng mạnh và trước sức ép của giá cả thế giới, của dịch bệnh, việc lo ngại và cảnh báo lạm phát là tất yếu.

Trước áp lực giá thế giới tăng cao, mà giá cả trong nước lại tăng thấp với bốn nguyên nhân như sau:

Thứ nhất, sức sản xuất và sức cầu của nền kinh tế nhìn chung rất thấp.

Thứ hai, xu hướng tăng chậm của cung tiền, mà theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước M2 hết 10 tháng đầu năm chỉ tăng 7%, nghĩa là mức tăng thấp hơn cùng kỳ mức tăng cùng kỳ năm trước là 9,5%.

Thứ ba, ngoài nhóm hàng hóa lõi, thiết yếu, cơ bản có tác động lớn tới lạm phát đó là lương thực thực phẩm, điện, nước, vật liệu xây dựng, thì các nhóm hàng hoá không tăng mạnh như giai đoạn trước.

Thứ tư, giá đầu vào tăng khá mạnh là do suy thoái của nền kinh tế, đặc biệt do dịch bệnh bùng phát khiến giá đầu ra giảm.

Ông Ngô Trung Hưng, Giám đốc Marketing công ty Đại Việt Hương bày tỏ, câu chuyện “sốc cung ứng đầu vào” là rất khủng khiếp đối với doanh nghiệp, đặc biệt trong 2-3 tuần nay. Để đối phó với nó cần phải có sách lược quốc gia rõ ràng và lạc quan nhất thì cho đó là một cú sốc cung ứng ngắn hạn, nhưng việc cung ứng sản lượng tiềm năng không thay đổi, nên phải lèo lái làm sao để cho qua giai đoạn khó khăn này, mới có thể bình thường trở lại với sản lượng lý tưởng.

Giải pháp cứu nguy cho doanh nghiệp

Bổ sung thêm về vấn đề này, TS, Lê Quốc Phương, nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin công thương (Bộ Công Thương) bổ sung rằng, xét về chi phí – cầu kéo, hiện nay giá trong nước tăng chủ yếu là do chi phí đẩy, còn cầu kéo gần như không có. Cho nên CPI của Việt Nam từ đầu năm đến nay chưa đến 2%, mà tăng thì chủ yếu là tăng do giá thế giới tăng. Đồng thời, giá thế giới tăng là do kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi từ đầu năm nay. Theo IMF dự báo, năm 2021, GDP thế giới tăng khoảng 6% trong khi năm ngoái giảm 3%, nghĩa là giảm sâu hơn cả cuộc khủng hoảng 2008-2009. Do đó cầu thế giới bắt đầu tăng thì giá cả tăng cao.

Mặt khác, tác động của giá cả thế giới lên Việt Nam đến giá sản xuất là có, nhưng tác động đến giá tiêu dùng thì lại phải do quá trình tiêu dùng tạo ra, nhưng cầu tiêu dùng trong nước đang rất thấp.

Cầu sản xuất mới bắt đầu tăng khi chúng ta chống dịch tương đối thành công, nhưng cầu tiêu dùng thì chưa thể tăng được, vì khó khăn về kinh, tế thu nhập của nhân dân giảm nhiều. Cho nên, giá sản xuất tăng thì các doanh nghiệp sẽ gặp rất khó khăn vì đầu ra không có người mua. Như vậy cũng để thấy rằng, cầu tiêu dùng trong nước rất yếu, do đó chỉ tiêu lạm phát năm 2021 sẽ đạt được, thậm chí vượt chỉ tiêu mặc dù Quốc hội, Chính phủ đã có nhiều biện pháp để kích cầu, bằng cách tung ra các gói hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ nhân dân rất lớn”, TS. Lê Quốc Phương nói.

Doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay không chỉ khó khăn do đại dịch, mà bây giờ lại thêm khó khăn do giá đầu vào tăng rất mạnh, nhưng đầu ra không tăng, nên doanh nghiệp phải chịu nhiều thiệt hại. Trong khi đó, việc doanh nghiệp tăng giá đầu vào nhưng phải được thị trường chấp nhận. Vì vậy tới đây, Nhà nước vẫn cần phải tiếp tục hỗ trợ cho doanh nghiệp , không phải chỉ để doanh nghiệp phục hồi sản xuất, mà còn phải làm sao để doanh nghiệp bán được hàng.

Ông Hưng cũng chia sẻ thêm, như tại Đại Việt Hương, công ty đã tăng giá nhiều đợt dưới hình thức so le, có mặt hàng tăng tiệm cận 10%, nhưng có những mặt hàng chỉ 5% thôi. “Vấn đề ở đây là, đúng trước báo giá của các nhà cung cấp về những nguyên liệu cơ bản, thì không có mặt hàng nào tăng dưới 20%, mà đều tăng từ 20 - 80%, có những nguyên liệu sử dụng đến hàng 1000 tấn nguyên liệu, nhưng tăng trên 50% khiến doanh nghiệp cực kỳ khó khăn”.

Về giải pháp, PGS. TS. Ngô Trí Long cho rằng, trước sức ép như vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng tăng đầu ra do sức mua của người dân giảm. “Theo tôi, NHNN phải chấp nhận lạm phát ở mức độ nhất định, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, để đầu ra giá cả tăng lên, chứ chúng ta không thể cùng một lúc thực hiện được hai mục tiêu, vừa kiểm soát lạm phát, nhưng đồng thời hỗ trợ được doanh nghiệp có giá đầu ra thấp, mà điều đó khó có tính chất khả thi”, vị chuyên gia khuyến nghị.

Còn theo TS. Lê Quốc Phương, hiện nay đặt ra vấn đề cho Chính phủ và NHNN phải làm gì trong bối cảnh này, nhưng đây là một bài toán không hề đơn giản, khi vừa phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì không thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thì người dân không có thu nhập, Chính phủ không có tiền chi chống dịch và cho hỗ trợ hay cho đầu tư công.

Ở các Ngân hàng Trung ương trên thế giới, họ chỉ làm ba việc đó là: Thứ nhất, giữ cho lạm phát ở mức hợp lý, ước lượng từ 2-3%; Thứ hai, giữ cho tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý; và Thứ ba, giữ cho tỷ lệ thất nghiệp ở mức hợp lý. Nhưng để thực hiện được ba mục tiêu đó, thì cũng vô cùng khó, ngay cả những nước tiên tiến có tiềm lực mạnh cũng còn loay hoay trong câu chuyện này.

Với tiềm lực còn yếu như ở Việt Nam, thì việc thực hiện các mục tiêu cũng rất khó, vì vậy mà điều quan trọng nhất NHNN vẫn phải vừa kết hợp tăng trưởng kinh tế, vừa kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh nền kinh tế bị bào mòn bởi đại dịch”, TS. Phương nói.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tính đến hết tháng 10 năm hai 2021, trên toàn cầu nhiều nhóm hàng hóa tăng mạnh so với đầu năm, giá năng lượng tăng 56,1%, giá nông nghiệp tăng 6,46%, giá phân bón tăng 79,8%, giá kim loại cơ bản và khoáng chất tăng 14,6%, chỉ riêng kim loại quý giảm 5,6%.

Lạm phát tháng 10 của Mỹ tăng 6,2% so với cùng kỳ, vượt xa so với mục tiêu bình quân 2% và là kỷ lục trong vòng 31 năm. Lạm phát châu Âu ở mức cao 4,1% so với cùng kỳ, cao nhất trong vòng 13 năm. Chỉ số sản xuất (PPI) của Trung Quốc tháng 10 cũng ở mức cao nhất trong vòng 26 năm.

Ở chiều ngược lại, giá cả hàng hóa Việt Nam có dấu hiệu tăng chậm so với thế giới, tính chung trong 10 tháng đầu năm 2021 chỉ số CPI chỉ có tháng 2 tăng mạnh 1,52%, còn lại 9 tháng chỉ tăng, hoặc giảm nhẹ trong khoảng từ 0,2 - 0,6%. CPI bình quân 10 tháng chỉ tăng 1,81% so với cùng kỳ 2020 và cả năm 2021 dự báo ở mức 2,1 - 2,3% là mức thấp nhất trong vòng 6 năm. Tuy nhiên, năm 2022, hầu hết các tổ chức quốc tế như IMF, WB đều dự báo lạm phát Việt Nam sẽ tăng lên từ 3,5 -3,9%.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
2 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
2 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
25 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
17 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.