Giải quyết các vấn đề thương mại với Mỹ: Trung Quốc đã làm những gì?

10/09/2019 12:58
Trung Quốc đã làm những gì kể từ khi hai nước bắt đầu căng thẳng về thương mại và công nghệ vào năm ngoái trong 4 lĩnh vực quan trọng: tiếp cận thị trường, sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, chính sách công nghiệp?

Sự khác biệt sâu sắc chia rẽ các nhà đàm phán Trung Quốc và Mỹ về mọi thứ, từ tiếp cận thị trường đến trợ cấp công nghiệp khi hai bên chuẩn bị gặp nhau tại Washington tháng 10 tới.

Căng thẳng thương mai leo thang, Mỹ đổ lỗi cho Trung Quốc không tuân thủ cam kết về các vấn đề bao gồm chuyển giao công nghệ bắt buộc. Trung Quốc đã đáp trả bằng cáo buộc về những yêu cầu vô lý của Mỹ và tranh luận rằng họ đã đạt được tiến bộ đáng chú ý trong việc cải thiện môi trường kinh doanh.

Trung Quốc đã làm những gì kể từ khi hai nước bắt đầu căng thẳng về thương mại và công nghệ vào năm ngoái? Các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng tốc độ thay đổi theo định hướng thị trường nhanh chóng là một trong những kết quả của cuộc chiến thương mại với ông Trump.

Dưới đây là tình trạng của 4 lĩnh vực quan trọng mà hai bên vẫn bất đồng:

Tiếp cận thị trường

40% các công ty châu Âu nói rằng Trung Quốc đã cải thiện việc tiếp cận thị trường, theo một cuộc khảo sát niềm tin kinh doanh của Phòng Thương mại châu Âu tại Trung Quốc được công bố vào tháng Năm. Việc sửa đổi danh sách hạn chế đầu tư nước ngoài vào tháng 6/2018 là bước tiến lớn nhất, giảm số lượng các lĩnh vực bị hạn chế hoặc cấm, cùng với các mốc thời gian để xoá bỏ những hạn chế sở hữu trong ngành dịch vụ tài chính và công nghiệp xe hơi.

Tiến bộ gần đây nhất là vào tháng 7, khi Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết Trung Quốc sẽ đưa ra kế hoạch tới năm 2020 để xóa bỏ hạn chế quyền sở hữu nước ngoài đối với các công ty tài chính từ chứng khoán tới giao dịch kỳ hạn và bảo hiểm nhân thọ.

Tuy nhiên, Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc cho biết các hạn chế tiếp cận thị trường vẫn ảnh hưởng đến hơn một nửa số thành viên của mình, với những thách thức lớn trong lĩnh vực công nghệ và nghiên cứu và phát triển.

Sở hữu trí tuệ

Tuy nhiều công ty Mỹ thừa nhận những nỗ lực của Trung Quốc để cải thiện và thực thi luật bảo vệ sở hữu trí tuệ những năm gần đây, đặc biệt là trong bảo vệ đăng ký nhãn hiệu và thương hiệu, nhưng họ vẫn cảm thấy các biện pháp bảo vệ của Trung Quốc chưa được như mong đợi.

Vào tháng Tư, một sửa đổi trong Luật Thương hiệu về việc tăng khoản bồi thường cho các hành vi xâm phạm được các công ty nước ngoài rất quan tâm. Một cơ chế kháng cáo sở hữu trí tuệ được giới thiệu ở cấp Tòa án Nhân dân Tối cao cũng nhận được phản ứng tích cực.

Giải quyết các vấn đề thương mại với Mỹ: Trung Quốc đã làm những gì? - Ảnh 1.

Số tiền các công ty Trung Quốc chi trả để sử dụng tài sản trí tuệ nước ngoài

Thêm vào đó, Trung Quốc chỉ ra các khoản thanh toán tiền bản quyền sở hữu trí tuệ tăng vọt cũng là bằng chứng cho thấy họ hướng đi đúng hướng.

Trung Quốc đã được xếp hạng 52 trên 125 quốc gia vào năm ngoái theo Chỉ số quyền sở hữu quốc tế, không thay đổi so với năm trước nhưng tăng so với thứ 55 trong năm 2016.

Chuyển giao công nghệ bắt buộc

Chính phủ Trung Quốc phủ nhận cáo buộc rằng họ đang dùng sức mạnh để ép buộc các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ là hoàn toàn không có cơ sở. Tuy nhiên, một loạt thay đổi pháp lý nhanh chóng xuất hiện nhằm giúp Trung Quốc đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ.

Một luật đầu tư nước ngoài mới dự kiến ​​có hiệu lực vào năm sau sẽ cấm các cơ quan nhà nước ép buộc chuyển giao công nghệ. Nó cũng bao gồm khả năng phạt hình sự đối với các quan chức tiết lộ hoặc làm rò rỉ bí mật thương mại từ các văn bản phê duyệt quy định. Luật đã được phê duyệt vào tháng 3 chỉ sau vài tháng trong khi một quá trình như vậy thường mất nhiều năm. Một sửa đổi đối với Luật Cấp giấy phép được phê duyệt vào tháng Tư cũng cấm các quan chức tiết lộ bí mật thương mại và thông tin mật.

Điều đó vẫn chưa làm hài lòng các quan chức Mỹ, những người nói rằng Trung Quốc đã cam kết thay đổi trước đó nhưng không tuân theo. Vào tháng 5, Phòng EU đã báo cáo rằng luật đầu tư nước ngoài mới chứa những điều khoản chung chung và ngôn ngữ mơ hồ, tạo ra sự không chắc chắn làm tổn hại niềm tin kinh doanh.

Chính sách công nghiệp

Đây là vấn đề nhức nhối nhất vì tham vọng của Trung Quốc để bắt kịp và thách thức thế giới trong các ngành công nghiệp nghệ cao được thể hiện trong các chính sách công nghiệp do nhà nước lãnh đạo và tài trợ.

Tinh thần chính sách của chính phủ đã thay đổi khi một số quốc gia tỏ thái độ cứng rắn đối với Trung Quốc. Trong báo cáo công việc tháng 3 của mình, Thủ tướng Lý đã hứa về "tính trung lập cạnh tranh" rằng các công ty nhà nước và tư nhân sẽ được đối xử trên cơ sở bình đẳng và được tiếp cận thị trường như nhau.

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cũng rất khéo léo trong cách tiết lộ kế hoạch với thế giới. Do đó, chi tiết về Made in China 2025 - kế hoạch định hướng trợ cấp nhằm biến đất nước thành một cường quốc toàn cầu về các công nghệ tiên tiến - đang chọc tức chính quyền Trump, không được đề cập với công chúng. Cho đến nay, có rất ít bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã thay đổi cách tiếp cận theo hướng trợ cấp để thúc đẩy công nghiệp.

Theo sau sự phát triển mạnh mẽ về quy mô, khả năng tiếp cận và cạnh tranh toàn cầu, Trung Quốc phải đáp ứng được mức độ mở cửa kinh tế của các nền kinh tế tiên tiến khác Điều đó đơn giản là chưa diễn ra, theo ý kiến của ông Daniel Rosen, Rhodium Group LLC - công ty nghiên cứu kinh tế có trụ sở tại New York.

Tin mới

"Thần dược" trồng ở vùng đất lửa của Trung Quốc tràn sang Việt Nam, có loại giá chỉ 50.000 đồng/kg
2 giờ trước
Loại quả này có quả nhỏ nhưng cực dày thịt, chín tự nhiên trên cây không qua máy sấy, có độ ngọt vừa phải, dẻo, hạt lép, thơm ngon hiếm có.
Mẫu iPhone như "anh em song sinh" với iPhone 16 Plus: Rẻ hơn đến 3 triệu, tính năng gần như ngang ngửa
2 giờ trước
Cầm trên tay, khó ai phân biệt được hai mẫu iPhone này nếu không quay lại mặt lưng đằng sau.
VinFast VF 3 - 'ông vua mới trong làng biển đẹp': Vừa đấu giá 3,9 tỷ liền rao bán chênh tới gần 1 tỷ đồng
3 giờ trước
Nhiều cư dân mạng tỏ ra ngạc nhiên trước độ chịu chơi của các chủ xe VinFast VF 3 này.
2 mẫu iPhone cũ giảm giá “chạm đáy” chỉ còn hơn 11 triệu, xịn chẳng kém iPhone 16
4 giờ trước
Sau 3,4 năm lên kệ, giá iPhone 12 và 13 hiện tại đang có giá khá tốt. Hai dòng máy này vẫn còn hàng VN/A mới 100% với phiên bản thường 64GB và 128GB.
App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
4 giờ trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
1 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
1 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
1 ngày trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.