Giảm 50% hiệu suất, doanh nghiệp FDI xin tăng trần làm thêm tới 400 giờ/năm

Trong kiến nghị gửi nhiều cơ quan quản lý, Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản đề xuất tăng "trần" thời gian làm thêm trong năm tới 400 giờ, bỏ quy định "trần" làm thêm trong tháng…

Trong kiến nghị gửi nhiều cơ quan quản lý, Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản đề xuất tăng "trần" thời gian làm thêm trong năm tới 400 giờ, bỏ quy định "trần" làm thêm trong tháng…

 

Trước những khó khăn do Covid-19 gây ra với hoạt động sản xuất và kinh doanh, Hiệp Hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam mới đây đã có kiến nghị liên quan tới việc điều chỉnh giờ làm thêm nhằm đảm bảo phục hồi sản xuất.

Theo Hiệp hội, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài hơn 2 năm qua, các doanh nghiệp đã đồng lòng chung tay góp sức và tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, như tổ chức xét nghiệm, bố trí khu vực làm việc giãn cách, tăng cường tuyên truyền các hoạt động phòng, chống dịch đến người lao động, và có những thời điểm phải áp dụng phương thức sản xuất "3 tại chỗ", "1 cung đường, 2 điểm đến" theo yêu cầu của các cơ quan quản lý...

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp bị giảm hiệu suất làm việc nghiêm trọng, xuống dưới 30-50%. Đánh giá của Hiệp hội, nguyên nhân chính của tình trạng này là không sắp xếp được chỗ ở cho người lao động trong quá trình thực hiện phương thức sản xuất "3 tại chỗ", "1 cung đường, 2 điểm đến".

Bên cạnh đó, doanh nghiệp bị ảnh hưởng do thiếu hụt lao động do các tỉnh, thành phố thực hiện biện pháp giãn cách xã hội thời gian qua khiến cho người lao động không thể đi làm. Đồng thời, doanh nghiệp cũng thiếu hụt linh kiện trong chuỗi nhà cung ứng, một phần vì không có lao động để làm việc, một phần do quá trình vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn khi di chuyển liên tỉnh.

Từ thực tế này, kiến nghị của Hiệp hội nêu thực trạng, doanh nghiệp đứng trước nguy cơ bị đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất, bị mất khách hàng do không cung cấp đủ đơn đặt hàng cho khách hàng.

Trên cơ sở đó, Hiệp hội doanh nghiệp Nhật bản đã có một số kiến nghị về giờ làm thêm.

Trước hết là đề xuất bỏ quy định trần số giờ làm thêm trong 1 tháng để tạo điều kiện linh hoạt trong sản xuất, nhằm đáp ứng đơn hàng và đối ứng với tình trạng thiếu hụt lao động do Covid-19 gây ra.

Về số giờ làm thêm trong năm, Hiệp hội kiến nghị tăng khung giờ làm thêm tối đa trong 1 năm từ 300 giờ lên 400 giờ, không phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất, để phù hợp với tình trạng thiếu hụt lao động do Covid-19 gây nên.

Theo Hiệp hội, việc tăng thêm ít nhất 100 giờ so với luật hiện hành cũng chỉ tương đương với 0,5 tháng làm việc, vẫn chưa thể bù đắp được so với quãng thời gian doanh nghiệp và người lao động phải ngừng việc do Covid-19.

Đồng thời, kiến nghị của Hiệp hội cũng nêu đề xuất bỏ tạm thời quy định Thông báo về việc tổ chức làm thêm giờ theo Điều 62, Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Theo phân tích của Hiệp hội, khi doanh nghiệp có kế hoạch làm thêm giờ chỉ cần dựa trên thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Điều này giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc bố trí, sắp xếp kế hoạch làm thêm tùy thuộc theo tình hình thực tế của doanh nghiệp về linh kiện và lực lượng lao động. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thời gian làm thêm theo đúng quy định của Nghị quyết và chịu trách nhiệm hậu kiểm.

(Theo Dân trí) 

Tin mới

Tổ chức Y tế Thế giới đề xuất tăng thuế thuốc lá đến năm 2030 vì Việt Nam vững mạnh hơn
3 giờ trước
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố bản Tư vấn chính sách với tiêu đề "Cải cách thuế thuốc lá để nâng cao sức khỏe và Phát triển Bền vững tại Việt Nam". Trong đó, WHO đề xuất tăng thuế thuốc lá tại Việt Nam nhằm hướng tới một tương lai vững mạnh hơn vào năm 2030.
Honda Air Blade 2025 mới ra mắt đang cực rẻ, giá giảm mạnh cả triệu đồng, còn có quà tặng kèm theo
3 giờ trước
Giá Honda Air Blade 2025 tháng 11/2024 đã hạ nhiệt so với thời điểm trước.
Xuất hiện điều 'lạ chưa từng thấy' trên thị trường vàng
2 giờ trước
Trước nay, giá vàng thường tăng nhanh và giảm nhanh hơn so với thế giới, nhưng hiện giá vàng trong nước giảm chậm hơn. Trong khi đó, nhà đầu tư tích cực mua vào khiến thị trường khó đoán định.
Chốt áp thuế VAT 5% đối với phân bón
32 phút trước
Chiều 26/11, với 84,97% đại biểu tham gia tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).
Loại quả bán đầy ở Việt Nam, sang châu Phi được thương lái tranh mua như đặc sản, khiến cả chợ một phen náo loạn
2 phút trước
Người dân châu Phi rất thích những mặt hàng nông sản do người Việt trồng.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 26/11: Đồng loạt giảm, tỷ giá "chợ đen" vẫn tăng
22 giờ trước
Giá USD hôm nay 26/11 trên thế giới và trong nước tiếp tục giảm. Tuy nhiên, giá USD ngân hàng bán vẫn sát giá trần được ngân hàng nhà nước cho phép. Trong khi đó, tỷ giá "chợ đen" tăng 90 đồng mỗi chiều.
App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.