Giám đốc Johnson & Johnson: 1 tỷ USD để sản xuất 1 tỷ liều vắc-xin COVID-19

03/04/2020 23:03
Paul Stoffels, giám đốc khoa học của Johnson & Johnson, gọi đó là sáng kiến vĩ đại nhất trong lịch sử tập đoàn dược phẩm đa quốc gia này.

Cuộc đua phát triển vắc-xin chống lại chủng virus corona mới (SARS-CoV-2) lại vừa có thêm một ứng cử viên tiềm năng. Johnson & Johnson tuyên bố họ đã cùng chính phủ Hoa Kỳ đầu tư gần 1 tỷ USD vào nỗ lực ngăn chặn COVID-19.

Thông qua một cơ quan nghiên cứu của quân đội Mỹ, chính phủ đã tài trợ 456 triệu USD cho bộ phận Janssen của Johnson & Johnson. Tập đoàn này cũng sẽ đầu tư một số tiền tương ứng để đưa một nghiên cứu vắc-xin COVID-19 tới vạch đích.

Vắc-xin của Janssen sẽ được chế tạo dựa trên một phiên bản virus adenovirus 26 (Ad26) gây cảm lạnh thông thường, nhưng đã được chỉnh sửa gen để làm mất khả năng lây nhiễm. Các nhà khoa học dự định sẽ cấy các gen protein bề mặt của virus SARS-CoV-2 sang "trung gian" Ad26 và sử dụng virus lai này để nghiên cứu vắc-xin.

Mục tiêu là khiến hệ miễn dịch của con người nhận diện được protein bề mặt trên SARS-CoV-2, không nhất thiết lõi của nó là Ad26 hay corona, hệ miễn dịch của con người cũng sẽ phát động cuộc tấn công tiêu diệt chúng. Chiến lược này trước đây đã được Janssen sử dụng trong các loại vắc-xin chống HIV, Ebola, Zika và virus hợp bào hô hấp.

Giám đốc Johnson & Johnson: 1 tỷ USD để sản xuất 1 tỷ liều vắc-xin COVID-19 - Ảnh 1.
Giám đốc Johnson & Johnson: 1 tỷ USD để sản xuất 1 tỷ liều vắc-xin COVID-19 - Ảnh 2.

Nói về tiềm lực, mảng dược phẩm của Johnson & Johnson năm ngoái đã mang về doanh thu lên tới 42 tỷ USD, khiến nó trở thành công ty dược phẩm lớn thứ sáu thế giới. Trong top 10 công ty dược phẩm lớn nhất toàn cầu, hiện chỉ có thêm Sanofi tham gia vào cuộc đua nghiên cứu vắc-xin COVID-19.

Paul Stoffels, giám đốc khoa học của Johnson & Johnson, đồng thời là nhà phát triển thuốc HIV kỳ cựu, đã nói chuyện với tạp chí Science từ nhà riêng của ông ở Bỉ, nơi Stoffels đang thực hành cách ly xã hội và ở nhà để bảo vệ bản thân mình và những người khác trước sự lây lan của virus corona mới.

Stoffels chia sẻ dự án vắc-xin COVID-19 của Johnson & Johnson được thực hiện trên cơ sở phi lợi nhuận. Họ có kế hoạch sản xuất và phân phối 1 tỷ liều vắc-xin cho toàn thế giới. Đây là nỗ lực vĩ đại nhất của Johnson & Johnson trong lịch sử tập đoàn, Stoffels chia sẻ.

Dưới đây là phỏng vấn của Paul Stoffels với phóng viên Science:

PV: Chiến lược cùng loại vắc-xin mà các ngài đang hướng đến là gì?

Paul Stoffels: Có trong tay "trung gian" Ad26, chúng tôi đã tạo ra 10 cấu trúc [virus chỉnh sửa gen] khác nhau và thử nghiệm tất cả trên chuột. Qua quá trình này, chúng tôi đã tìm được ra cấu trúc có khả năng kích hoạt miễn dịch tốt nhất.

Song song với đó, chúng tôi cũng đã xem xét việc nâng cấp dây chuyền tế bào nuôi, cho phép chúng tôi phát triển các tế bào với mật độ rất cao, cho ra có sản lượng rất lớn. Điều đó mang lại cho chúng tôi năng lực sản xuất tới 300 triệu liều vắc-xin mỗi năm trong mỗi bể sinh học 2.000 lít.

Giám đốc Johnson & Johnson: 1 tỷ USD để sản xuất 1 tỷ liều vắc-xin COVID-19 - Ảnh 3.

Paul Stoffels, giám đốc khoa học của Johnson & Johnson

Chúng tôi đã học được từ quá trình phát triển vắc-xin Zika, rằng trung gian [Ad26] là phù hợp, chúng ta có thể có được khả năng miễn dịch rất đáng kể từ loại vắc-xin này.

[Trong đại dịch COVID-19] chúng ta cần có được sự bảo vệ tốt trước một căn bệnh ít gây chết người hơn nhưng lại diễn ra trên quy mô lớn. Vì vậy, mặc dù chúng tôi có thể làm điều đó với một liều [vắc-xin duy nhất], nhưng chúng tôi sẽ thử nghiệm lâm sàng hai liều.

Trong tình huống khủng hoảng, có lẽ chúng tôi có thể triển khai tiêm một liều trước, sau đó tiêm một liều nhắc lại vào 1 năm sau để tăng cường khả năng miễn dịch.

Xin hãy chia sẻ năng lực sản xuất vắc-xin của các ngài cho thế giới?

Chúng tôi có thể sản xuất 300 triệu liều vắc-xin mỗi năm, trong một bể chứa sinh học 2.000 lít. Hiện tại, chúng tôi có một cơ sở hoạt động hết công suất với một bể sinh học 2.000 lít và chúng tôi bắt đầu thiết lập cơ sở thứ hai ở Hoa Kỳ, sẽ sẵn sàng đi vào sản xuất cuối năm nay.

Chúng tôi cũng đã nói chuyện với các công ty vắc-xin ở các nước khác trên thế giới, những công ty có khả năng tương tự để xem những công ty nào chúng tôi có thể hợp tác cùng, hoặc chúng tôi vẫn có thể xem xét tự mình xây dựng các nhà máy mới ở đó.

Chúng tôi nghĩ rằng thế giới sẽ cần đến 1 tỷ liều vắc-xin COVID-19, vì vậy chúng tôi cần 4 nhà máy. Và nếu thế giới cần nhiều hơn thế nữa, chúng tôi sẽ điều chỉnh để có được nhiều vắc-xin hơn trong mỗi bể sinh học.

Giám đốc Johnson & Johnson: 1 tỷ USD để sản xuất 1 tỷ liều vắc-xin COVID-19 - Ảnh 4.
Giám đốc Johnson & Johnson: 1 tỷ USD để sản xuất 1 tỷ liều vắc-xin COVID-19 - Ảnh 5.

Các ngài đã tiêm thử vắc-xin COVID-19 trên khỉ chưa và liệu có định cố tình lây nhiễm virus sang cho chúng để kiểm tra hiệu quả bảo vệ?

Bây giờ, đó là bước tiếp theo chúng tôi sẽ thực hiện. Chúng tôi đang làm việc với Dan Barouch tại Harvard, và trong lúc chúng ta đang trò chuyện tại đây thì 3 con linh trưởng đã được tiêm thử nghiệm rồi.

Tại sao các ngài cần đến tháng 9 để có thể khởi động thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I trên người, trong khi những đối thủ khác đã đi đến bước này nhanh hơn?

Với chiến lược sản xuất vắc-xin sử dụng các trung gian như Ad26, bạn cần lấy hạt giống [bản sao của virus được thiết kế] để [gieo vào các bể chứa] sản xuất sinh học. Sẽ cần có thời gian để đảm bảo chúng tôi chọn đúng bản sao và phát triển chúng ổn định.

Chúng tôi trồng chúng để đạt được sản lượng lớn, và vì thế chúng tôi sẽ có hạt giống cho những năm tiếp theo, để sản xuất hàng trăm ngàn lô vắc-xin.

Nếu các ngài bắt đầu thử nghiệm giai đoạn I vào tháng 9, kế hoạch sau đó nữa là gì?

Bởi vì chúng tôi đã có rất nhiều dữ liệu chứng minh sự an toàn [của trung gian Ad26 và sau cả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I], chúng tôi có thể đẩy nhanh tiến trình từ giai đoạn I [thử nghiệm phản ứng an toàn và miễn dịch] sang nghiên cứu bằng chứng - khái niệm (proof-of-concept).

Chúng tôi đã có kinh nghiệm và quen với việc tuyển dụng tình nguyện viên. Quá trình này có thể diễn ra cực kỳ nhanh chóng. Chúng tôi có thể thử nghiệm với 250 hoặc 500 người trong một ngày duy nhất. Và chỉ cần đợi 1 tháng sau, thêm 3 ngày khi lấy máu xét nghiệm của họ, và chúng tôi có thể biết kết quả thử nghiệm.

Vậy là các ngài muốn thực hiện một nghiên cứu hiệu quả giai đoạn II trên 500 người như một thử nghiệm bằng chứng - khái niệm?

Để có một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II đủ lớn trong đời thực, bạn cần tới hàng ngàn người đang phải ở trong tình huống khẩn cấp. Điều đó có thể được thực hiện rất nhanh, nhưng bạn cần phải ở trong một vùng dịch, và hiện không biết tới cuối năm có còn một vùng dịch ở đâu đó hay không.

Khả năng cao trên thế giới vẫn còn những khu vực như vậy.

Giám đốc Johnson & Johnson: 1 tỷ USD để sản xuất 1 tỷ liều vắc-xin COVID-19 - Ảnh 6.

Mất bao lâu để các ngài có được những dữ liệu giai đoạn I cho phép khởi động nghiên cứu giai đoạn II này?

Chúng tôi đã làm việc như điên để đi đến thời điểm này, 10 tuần sau khi dự án vắc-xin bắt đầu. Chúng tôi có 4.000 người tham gia nghiên cứu lâm sàng trên toàn thế giới, và chúng tôi có khả năng tuyển dụng một nghiên cứu rất lớn trong một thời gian ngắn. Sáu tuần.

Nếu virus SARS-CoV-2 này trở thành loại virus bùng phát theo mùa, và nó sẽ quay trở lại ở các nước ôn đới Bắc bán cầu vào mùa thu, đầu mùa đông sang năm, các ngài có thể có vắc-xin sẵn sàng thử nghiệm lớn trong khung thời gian đó không?

Trong điều kiện lý tưởng, chúng tôi sẽ có.

Giả sử vắc-xin có hiệu quả. Thế còn khả năng tiếp cận thì sao? Nếu các ngài sản xuất được 1 tỷ liều, làm thế nào để phân phối nó đến mọi người trên khắp thế giới, cả ở các nước giàu và nghèo, ai sẽ được tiêm vắc-xin trước tiên?

Giám đốc Johnson & Johnson: 1 tỷ USD để sản xuất 1 tỷ liều vắc-xin COVID-19 - Ảnh 7.

Trước hết, việc chúng tôi đặt mục tiêu có được 1 tỷ liều chính là để cố gắng tránh một cuộc chiến vắc-xin. Cả thế giới sẽ có đủ vắc-xin trong trường hợp đó. Nhưng chúng tôi sẽ cần làm việc với các cơ quan y tế.

Dự án này của chúng tôi được thực hiện trên cơ sở phi lợi nhuận. Đây là lần duy nhất trong lịch sử, chúng tôi thực sự có thể làm một điều gì đó cho thế giới, nó có tác động rất mạnh mẽ. Và sau đó mọi công ty khác có thể hợp tác với chúng tôi bởi vì chúng tôi sẵn sàng chào đón họ.

Đó là lý do tại sao tôi hy vọng chúng ta có thể đẩy nhanh quá trình mở rộng quy mô sản xuất vắc-xin hơn nữa, bằng cách làm việc với các chính phủ trên toàn thế giới. Tôi gần như chắc chắn rằng mọi thứ sẽ tăng tốc trong vòng 6 tháng bởi vì chúng tôi đang làm điều đó không vì lợi nhuận.

Đây là một trong những sáng kiến ​​lớn nhất, nếu không nói là vĩ đại nhất trong lịch sử Johnson & Johnson để cố gắng tạo ra một sự khác biệt giúp ích cho cả thế giới.

Giám đốc Johnson & Johnson: 1 tỷ USD để sản xuất 1 tỷ liều vắc-xin COVID-19 - Ảnh 8.

Tham khảo Science

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
4 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
3 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
3 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
11 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.