Giám đốc Ngân hàng DBS cảnh báo về hậu quả của "doanh nghiệp xác sống" sau đại dịch Covid-19

20/07/2020 19:59
Piyush Gupta, Giám đốc Ngân hàng DBS của Singapore cho biết, nền kinh tế sau đại dịch sẽ trở nên tồi tệ hơn khi các nhà chức trách bắt đầu giảm các biện pháp cứu trợ. Ông chỉ ra rằng ngành ngân hàng cũng sẽ có thể đối mặt với nhiều thiệt hại nặng nề hơn nữa.

Trong cuộc trò chuyện trực tuyến trên chương trình "Managing Asia" kênh CNBC cùng với nhà báo Christine Tan, Piyush Gupta khẳng định các biện pháp kích thích của chính phủ ở nhiều quốc gia đang giúp các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại. Nhưng khi chính phủ các nước chấm dứt sử dụng các biện pháp hỗ trợ này, nhiều doanh nghiệp có thể sẽ không có khả năng duy trì hoạt động.

Ông nói thêm: "Nếu nhiều công ty phải dừng hoạt động, chính phủ các nước sẽ phải đối mặt với ‘bài toán’ trị giá hàng triệu USD về việc ứng phó với những ‘doanh nghiệp xác sống’ này".

Giám đốc Ngân hàng DBS cảnh báo về hậu quả của doanh nghiệp xác sống sau đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Piyush Gupta

Piyush Gupta đề cập: "Câu hỏi đặt ra là, liệu chính phủ các nước sẽ tiếp tục sử dụng chi tiêu công để hỗ trợ những doanh nghiệp này, hay họ sẽ đi theo chủ nghĩa Schumpeter (người chống chủ nghĩa can thiệp Keynesian và các chính sách kinh tế mới) và chờ đợi "sự huỷ diệt mang tính sáng tạo". Tôi tin rằng đây sẽ là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn cầu trong năm 2021".

Gupta đã nhắc đến một khái niệm phổ biến của nhà kinh tế học người Áo Joseph Schumpeter, khái niệm "sự huỷ diệt mang tính sáng tạo (creative destruction)". Đây là thuật ngữ để chỉ một sản phẩm mới ra đời sẽ chấm dứt sự tồn tại của một sản phẩm cũ. Nhờ có sự "huỷ diệt sáng tạo" này mà nhiều nhà sáng lập doanh nghiệp đã tạo ra một trong những phát minh quan trọng. Ví dụ như laptop ra đời đã "huỷ diệt" nhiều công ty sản xuất máy tính mainframe.

Giám đốc ngân hàng DBS cho biết chính phủ các nước sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp tục hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp trong dài hạn. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều doanh nghiệp vỡ nợ, lĩnh vực tài chính sẽ đối mặt với nhiều thách thức mới.

Gupta nhận xét, việc chính phủ chấm dứt các biện pháp hỗ trợ sẽ gây ra nhiều thiệt hại đối với các ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều ngân hàng trên thế giới có khả năng tài chính vững chắc để đối phó với đại dịch hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hơn một thập kỷ trước.

Tại Singapore, trụ sở của ngân hàng DBS, chính phủ dự báo nền kinh tế quốc gia trong năm nay sẽ suy thoái từ 4% đến 7% – tỷ lệ suy thoái lớn nhất kể từ khi Singapore giành độc lập vào năm 1965.

Giám đốc Ngân hàng DBS cảnh báo về hậu quả của doanh nghiệp xác sống sau đại dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Nhiều nhà chức trách đã đưa ra những biện pháp giúp đỡ các hộ gia đình và doanh nghiệp, bao gồm cho phép họ hoãn trả nợ đối với một số khoản vay cho đến cuối năm nay.

Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) cho biết trong tuần vừa qua, gần 34.000 khoản vay thế chấp được hoãn trả nợ cả gốc lẫn lãi. Báo cáo cho biết thêm hơn 5.300 doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được hoãn trả nợ đối với các khoản vay có đảm bảo.

Ravi Menon, Giám đốc Điều hành MAS cho biết, các biện pháp cứu trợ của đã giúp người dân vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của cuộc khủng hoảng, nhưng những biện pháp này không thể đảm bảo trong dài hạn. Ông giải thích rằng nợ tích luỹ tăng có thể làm tăng nguy cơ vỡ nợ trong tương lai.

Gupta cho biết DBS – ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á – cho rằng một số doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ không thể tồn tại trong những tình huống căng thẳng nội bộ. Ông cảnh báo rằng tỷ lệ nợ xấu có thể đạt mức cao hơn nhiều so với những cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong quá khứ.

Piyush Gupta khẳng định rằng hệ thống tài chính năm nay và năm tới chắc chắn sẽ rất căng thẳng. Lý do là khi chính phủ các nước dừng việc áp dụng các chính sách kinh tế vĩ mô, nền kinh tế sẽ gặp phải những cú sốc lớn hơn.

Giám đốc ngân hàng DBS nói thêm rằng các ngân hàng phải đối mặt với thách thức lớn khi mà lãi suất đang giữ ở mức thấp trong dài hạn. Tuy nhiên, ông Gupta cũng nhắc lại rằng các ngân hàng đã sử dụng nhiều giải pháp nhằm khắc phục khó khăn trong việc ước lượng các khoản lỗ tiềm năng. Ông chia sẻ rằng: "Tôi sẵn sàng chấp nhận việc bị cắt cổ tức, tuy nhiên DBS có đủ năng lực tài chính để có thể vượt qua cuộc đại dịch này".

Gupta kết luận rằng triển vọng nền kinh tế sẽ ảm đạm hơn nhiều so với những ước tính ban đầu.

Tin mới

Ai còn nhớ Sony - "thương hiệu quốc dân" của người Việt một thời: Điện thoại vẫn chất, sao giờ ít ai mua?
5 giờ trước
Bất kể iPhone hay Samsung có chạy theo xu hướng gì trên điện thoại thông minh, Sony vẫn "một mình một ngựa". Nhưng đôi khi, khác biệt trong một tập thể cũng không tốt.
Mỹ tăng gần gấp đôi mua mặt hàng ‘cây nhà lá vườn’ của Việt Nam: Thu hơn 100 triệu USD trong quý 1
6 giờ trước
Tuy nhiên, Việt Nam còn đang nhập khẩu mặt hàng này từ Mỹ với kim ngạch còn lớn hơn.
'Tân binh' xe điện siêu nhỏ: nhét vừa Ford Transit, di chuyển 100 km, giá chưa tới 200 triệu đồng
7 giờ trước
Mẫu xe điện này sẽ là một giải pháp tối ưu cho việc di chuyển trong những cung đường nhỏ hẹp.
'Skoda Kodiaq bản điện' chạy thử: Dự kiến đi 600km/sạc, có điểm trừ khiến dân thích 'sống trên đường' quan ngại
8 giờ trước
Mẫu SUV điện 7 chỗ mới của Skoda hứa hẹn khả năng kéo ấn tượng, nhưng quãng đường di chuyển khi kéo rơ-moóc lại là một câu chuyện khác.
Vụ sữa bột giả: Danh sách sữa cho bà bầu, trẻ nhỏ, người bệnh
8 giờ trước
Trong gần 600 loại sữa bột làm giả có nhiều loại sữa cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người tiểu đường, suy thận...

Tin cùng chuyên mục

Mang iPhone về Mỹ sản xuất, "nhiệm vụ bất khả thi"
1 ngày trước
Liệu Apple có thể đưa dây chuyền sản xuất iPhone về Mỹ như mong muốn của một số chính trị gia? Một phân tích mới từ ngân hàng đầu tư Bank of America (BofA) vừa đưa ra con số đáng báo động.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
2 ngày trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
2 ngày trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?
Tiến thần tốc vào quốc gia 119 triệu dân, đây là những gì hãng xe tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang "phủ sóng"
2 ngày trước
Philippines hiện là thị trường quốc tế sở hữu gần như hoàn chỉnh dải sản phẩm của VinFast.