Giao dịch nhiều tần suất lớn có thể vào diện chống rửa tiền?

01/11/2022 12:06
Có ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, giao dịch số lượng nhiều, tần suất lớn trong thời gian ngắn, dù giá trị không lớn vẫn cần phải báo cáo về hoạt động rửa tiền.

Trước phiên thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) vào sáng nay (1/11), ngày 31/10 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có báo cáo giải trình ý kiến thảo luận tại tổ của đại biểu Quốc hội về dự án Luật này.

Trước đó, thảo luận tại tổ ngày 24/10, nhiều đại biểu lo ngại nguy cơ rửa tiền qua tiền ảo tại Việt Nam rất lớn và đề nghị cân nhắc điều chỉnh tại dự thảo luật nhằm hạn chế rủi ro về rửa tiền và tài trợ khủng bố trong lĩnh vực này.

Nêu thực tế, nhiều người tham gia vào các hoạt động của các sàn tiền ảo, đại biểu Quốc hội đề nghị cần làm rõ để tạo hành lang pháp lý kiểm soát hành vi có thể lợi dụng thông qua rửa tiền để tài trợ khủng bố, chuyển đổi tiền thu được bằng các hoạt động bất hợp pháp thành tiền séc hoặc chuyển qua các tài khoản thông qua mua bán, trao đổi tiền ảo, nhất là các đối tượng có yếu tố nước ngoài.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng nếu đưa quy định về tài sản ảo, tiền ảo vào dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền thì đã thừa nhận các loại hình này trong khi chưa có khuôn khổ pháp lý. Với những hành vi mới phát sinh, Điều 16 dự thảo luật đã giao Chính phủ quy định và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi ban hành nghị định để xử lý vấn đề mới phát sinh.

Một số ý kiến đề nghị bổ sung hành vi rửa tiền qua công nghệ sử dụng tiền ảo, tiền điện tử, tài sản ảo là một tội danh, chứ không phải tình tiết tăng nặng như quy định Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) nghiên cứu bổ sung điều khoản quy định về tịch thu các tài sản ảo, tiền ảo theo chuẩn mực quốc tế, để có thêm tính răn đe, ngăn ngừa và xử lý hành vi rửa tiền bất hợp pháp.

Đại biểu cũng đề nghị Chính phủ cũng cần xây dựng hệ thống cơ sở quản trị, đánh giá mức độ cảnh báo có dấu hiệu liên quan tới hành vi rửa tiền qua mức độ giao dịch hoặc các giao dịch liên quan tới tiền ảo.

Giải trình, Ngân hàng Nhà nước cho hay, quá trình xây dựng luật để đáp ứng khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính và đánh giá của Nhóm đánh giá châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền tại báo cáo đánh giá đa phương, đồng thời từ thực tiễn nhu cầu quản lý nhà nước về phòng chống rửa tiền, cơ quan chủ trì soạn thảo đề xuất bổ sung đối tượng báo cáo mới là tổ chức cung cấp dịch vụ tài sản ảo, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian kết nối người đi vay và cho vay dựa trên nền tảng công nghệ…

Tuy nhiên, sau khi tổng hợp ý kiến các cơ quan, tổ chức và đánh giá tính khả thi trong điều kiện chưa có quy định pháp luật điều chỉnh các hoạt động này, đồng thời để đảm bảo quy định luật có tính bao quát các hoạt động phát sinh trong tương lai, dự thảo luật được điều chỉnh lại theo hướng giao Chính phủ quy định các hoạt động mới phát sinh có rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo ngoài các hoạt động cụ thể được nêu trong luật.

Đồng thời, tiếp thu ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, dự thảo luật quy định Chính phủ quy định các hoạt động mới phát sinh có rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thảo luận tại tổ, có ý kiến cũng đề nghị giao Chính phủ quy định chi tiết về vấn đề tiền ảo, để có phương án tiếp cận linh hoạt, thận trọng. Giải trình, Ngân hàng Nhà nước cho hay, năm 2017 Thủ tướng ban hành Quyết định 1255 phê duyệt đề án "Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo".

Theo đó, Bộ Tư pháp được giao chủ trì rà soát, đánh giá thực trạng về tiên ảo và lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tiền ảo, tài sản ảo. Thủ tướng cũng giao Bộ Tài chính làm đầu mối triển khai nhiệm vụ "xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tiền ảo, tài sản ảo" và tiền khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn giao dịch của các sàn giao dịch tài sản ảo, tiền ảo.

Liên quan đến một số ý kiến khác về lượng hoá tối đa các mức độ rửa tiền, theo Ngân hàng Nhà nước, dự luật hiện đã lượng hoá tối đa các tiêu chí, gồm mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là 300 triệu đồng; các giao dịch phải thực hiện nhận biết khách hàng với nhóm tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính, mức giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước, quốc tế phải báo cáo.

Về ý kiến đề nghị bổ sung quy định liên quan tới kiểm soát khách hàng giao dịch không qua ngân hàng, bởi thực tế nhiều giao dịch dùng tiền mặt để trao đổi để tránh bị thu thuế (giao dịch mua nhà, mua bất động sản…), Ngân hàng Nhà nước giải thích, việc kiểm soát thanh toán không dùng tiền mặt không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng chống rửa tiền. Thay vào đó các giao dịch không dùng tiền mặt được rà soát, nghiên cứu, quy định tại các văn bản pháp luật chuyên ngành như Luật Kinh doanh bất động sản…

Về giám sát giao dịch đặc biệt, quá trình thảo luận đại biểu Quốc hội đề nghị không chỉ các giao dịch có giá trị lớn, bất thường hoặc phức tạp, mà giao dịch số lượng nhiều, tần suất lớn trong thời gian ngắn, dù giá trị không lớn vẫn cần phải báo cáo về hoạt động rửa tiền.

Theo cơ quan soạn thảo, Điều 20 của dự thảo luật chỉ đề cập tới giám sát đặc biệt một số giao dịch, trong đó có giao dịch giá trị lớn, phức tạp. Với giao dịch số lượng nhiều, hoặc với tần suất lớn trong thời gian ngắn, giá trị không cao thuộc một trong các dấu hiệu đáng ngờ được quy định tại Điều 28, tức là khi phát sinh, đối tượng báo cáo cần thu thập, phân tích thông tin thêm để xem xét báo cáo giao dịch đáng ngờ.

Tin mới

Khởi động giải marathon Quốc tế Di sản Hà Nội 2025: Đường chạy hoàn toàn mới, độc đáo cho các vận động viên
10 giờ trước
Giải chạy Standard Chartered marathon di sản Hà Nội 2025 sẽ diễn ra vào tháng 11 tới đây, dự kiến thu hút hàng nghìn vận động viên.
Vì sao gói bim bim to đùng nhưng bên trong có rất ít bánh?
9 giờ trước
Nhiều người có cảm giác hụt hẫng khi mở gói snack to đùng nhưng bên trong chỉ có lượng bánh rất ít ỏi, phải chăng nhà sản xuất muốn đánh lừa cảm giác khách hàng?
Người Việt Nam ăn thịt heo nhiều thứ 4 thế giới
8 giờ trước
Năm 2024, ước tính sản lượng tiêu thụ thịt heo/đầu người Việt Nam xấp xỉ 37 kg/người, tăng hơn 3 kg so với 2023.
Hyundai tiếp tục xả hàng loạt xe hot đời 2024: Cao nhất 75 triệu đồng, đại lý bồi thêm nhiều ưu đãi
7 giờ trước
Chương trình ưu đãi áp dụng với xe sản xuất năm 2024 (VIN 2024).
Giá vàng thế giới tăng như vũ bão giữa căng thẳng thương mại
7 giờ trước
Giá vàng tăng mạnh và tiệm cận mức cao kỷ lục sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế đối ứng, làm gia tăng căng thẳng thương mại toàn cầu.

Tin cùng chuyên mục

Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
7 giờ trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
1 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
1 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.
Giá heo hơi giảm sốc, doanh nghiệp ngỡ ngàng
2 ngày trước
Giá heo hơi giảm sốc gây nhiều khó hiểu cho cả người trong ngành và người tiêu dùng phải ăn thịt heo đông lạnh nhiều hơn.