Giới chức Trung Quốc đang thực sự lo lắng về rủi ro khủng hoảng tài chính?

22/10/2018 08:50
Nhóm chuyên trách về xử lý khủng hoảng tài chính đã có đến 10 cuộc họp chỉ trong 2 tháng - một tần suất cao bất thường.

Một nhóm làm việc dẫn đầu bởi cố vấn kinh tế hàng đầu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chịu trách nhiệm giữ ổn định tài chính trong bối cảnh chiến tranh thương mại với Mỹ ngày một tồi tệ hơn trong ngày thứ Bảy vừa rồi đã nhóm họp đến lần thứ 10 trong 2 tháng, theo tin từ tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (South China Morning Post).

Phó Thủ tướng Trung Quốc, ông Lưu Hạc, đã yêu cầu Ủy ban tài chính và phát triển do ông quản lý tiến hành họp bàn về cách ngăn và giải quyết các rủi ro tài chính, theo tuyên bố được đưa ra trên trang web của chính phủ Trung Quốc trong ngày Chủ Nhật.

Ông Lưu bắt đầu quản lý nhóm các nhà hoạch định chính sách tài chính cao cấp này bắt đầu từ tháng 7/2018 và có cuộc họp đầu tiên vào ngày 24/8/2018, theo báo cáo của China Securities Journal.

Chi tiết nội dung của 8 cuộc họp đầu tiên không được công bố, dù truyền thông Trung Quốc có đưa tin rằng ông Lưu đã chủ trì 3 cuộc họp.

Chuyên gia cao cấp về kinh tế Trung Quốc tại ngân hàng Pháp Natixis, ông Xu Jianwei, nhận xét: “Việc các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc lo lắng là có thật. Một trong những ưu tiên lớn nhất của Bắc Kinh trong năm nay chính là giảm bợ, thế nhưng chính sách đó sẽ buộc phải thay đổi bởi có nhiều vấn đề tồi tệ hơn đã xảy ra”.

Ông Jianwei nhận định rằng nếu hoạt động giảm nợ vẫn tiếp diễn, nhiều công ty Trung Quốc có thể chết. Thế nhưng nếu hoạt động giảm nợ chững lại, rủi ro tài chính sẽ tăng lên chóng mặt, chính vì vậy cũng dễ hiểu tại sao các nhà quản lý Trung Quốc lại trở nên lo lắng. Bản thân ông cũng không tin rằng cho đến nay giới chức Trung Quốc đã tìm ra giải pháp để thoát khỏi những rắc rối hiện tại.

Giới chuyên gia nghiên cứu cảnh báo sự leo thang của chiến tranh thương mại sẽ có thể tạo ra khủng hoảng tài chính tại Trung Quốc. .

Theo tuyên bố đăng tải trên trang web của ủy ban, các nhà quản lý đồng thuận rằng chính sách kinh tế nên cần phải tạo ra khung ủng hộ chính sách cho Trung Quốc bao gồm 3 nội dung lớn: chính sách tiền tệ trung lập, lĩnh vực doanh nghiệp phát triển tốt và thị trường chứng khoán vận hành tốt.

Đặc biệt, các ngân hàng không nên ngừng hoặc rút các khoản vay dành cho doanh nghiệp nhỏ.

Cuộc họp mới đây nhất của ủy ban diễn ra chỉ 1 ngày sau khi ông Lưu và 3 quan chức tài chính hàng đầu Trung Quốc bao gồm Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc – ông Yi Gang; người đứng đầu Ủy ban ngân hàng và bảo hiểm Trung Quốc - ông Guo Shuqing và chủ tịch Ủy ban quản lý ngành chứng khoán Trung Quốc – ông Liu Shiyu tuyên bố công khai về mục tiêu sẽ có biện pháp để củng cố niềm tin vào nền kinh tế và thị trường chứng khoán.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
3 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
36 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
12 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
5 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
8 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
22 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.