Giới công nghệ Đông Nam Á xô đổ kỷ lục gọi vốn, Việt Nam có mặt Momo, VNLife thu về hàng trăm triệu USD, VNG nhen nhóm ý tưởng hợp nhất SPAC tại Mỹ

27/08/2021 14:59
Các công ty công nghệ tài chính và thương mại điện tử ở Đông Nam Á đang huy động số vốn khổng lồ khi các nhà đầu tư toàn cầu đặt cược vào làn sóng công nghệ hậu đại dịch. Tuy nhiên điều này cũng dẫn đến lo ngại về việc định giá quá cao.

Dữ liệu từ Refinitiv cho thấy, việc huy động vốn cổ phần công khai của các công ty Đông Nam Á tăng lên mức cao nhất trong 4 năm, đạt 8,4 tỷ USD (tính riêng trong 2021). Bukalapak, công ty thương mại điện tử của Indonesia đang thu hút sự quan tâm mạnh mẽ đối với đợt IPO. 

Các khoản đầu tư vào cổ phần tư nhân cũng tăng vọt, đạt 8,2 tỷ USD, chỉ kém kỷ lục 8,9 tỷ USD cho cả năm 2020. Câu lạc bộ "kỳ lân" – các công ty khởi nghiệp có giá trị hơn 1 tỷ USD ngày càng đông đảo. 

Hoạt động gây quỹ trong ngắn hạn được dẫn đầu bởi GoTo của Indonesia, kỳ vọng huy động về 2 tỷ USD pre-IPO. Trong khi đó, hàng chục công ty khởi nghiệp đang tìm cách niêm yết trong khu vực cũng như tại Mỹ trong hai năm tới.

Thị trường gọi vốn diễn ra sôi nổi khi đại dịch COVID-19 thúc đẩy người tiêu dùng chấp nhận các nền tảng kỹ thuật số và các nhà đầu tư tìm kiếm các công ty dựa trên internet có khả năng tăng trưởng nhanh hơn trong thị trường khu vực 650 triệu dân. Các quỹ toàn cầu giàu tiền mặt cũng hướng đến cơ hội này, khi Trung Quốc đang siết chặt các quy định đối với công ty công nghệ. 

Jeffrey Perlman, người đứng đầu khu vực Đông Nam Á của Warburg Pincus, một trong những nhà đầu tư lớn nhất cho biết: "Có sự quan tâm mạnh mẽ từ các nhà đầu tư thị trường đại chúng để tiếp cận thị trường giàu tiềm năng này".

Theo Reuters, một số công ty startup muốn niêm yết sớm nhất trong năm nay gồm Traveloka (Indonesia) và Carousell (Indonesia). Công ty thương mại điện tử Thái Lan – aCommerce và công ty khởi nghiệp Pomelo Fashion đang xem xét IPO vào năm tới. Trong lĩnh vực logistics, Ninja Van cho biết IPO là một khả năng nhưng không đưa ra mốc thời gian cụ thể. 

Theo báo cáo từ Google, Temasek, nền kinh tế internet của Đông Nam Á được dự báo sẽ tăng gấp 3 lên 300 tỷ USD vào năm 2025, tính từ cuối năm 2020. 

Tổng giá trị của các giao dịch đầu tư mạo hiểm đã đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, vượt qua mức 8,2 tỷ USD của năm 2020 (dữ liệu từ Preqin). 

"Indonesia, Việt Nam, Thái Lan đều là các quốc gia đông dân, nơi các doanh nghiệp số hoá có thể đạt được quy mô kỳ lân", Jeffrey Jaensubhakij, Giám đốc đầu tư tại GIC (Singapore) cho biết. 

"Khó khăn nằm ở chỗ, rất ít mô hình kinh doanh thực sự có thể mang lại hiệu quả trên toàn khu vực, đó là một cơ hội thực sự". 

Dữ liệu của Dealogic cho thấy khu vực Đông Nam Á cũng đang thu hút sự quan tâm của các công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPACS), chiếm 4 trong số 8 mục tiêu ở châu Á được công bố năm nay. 

Perlman từ Warburg Pincus cho biết: "Các nhà đầu tư từng chứng kiến Trung Quốc và Ấn Độ, vì vậy họ đang muốn tránh việc bỏ lỡ những cơ hội tương tự". 

Công ty gọi xe và giao đồ ăn Grab đã đạt được thoả thuận với SPAC với giá trị kỷ lục 40 tỷ USD hồi tháng 4 cho kế hoạch niêm yết tại Mỹ. PropertyGuru có trụ sở tại Singapore cũng đồng ý hợp nhất với một SPAC định giá 1,8 tỷ USD. Cách đây 4 năm, công ty game và thương mại điện tử Sea niêm yết tại Mỹ là trường hợp thành công của Đông Nam Á. 

Tuy nhiên, một số lo ngại đang nổi lên khi thanh khoản toàn cầu dồi dào liệu có làm tăng định giá các công ty và liệu có thể duy trì trên thị trường thứ cấp không?

Bukalapak của Indonesia mới IPO với giá trị 1,5 tỷ USD đã tăng giá cổ phiếu 55% trong những ngày đầu tiên sau đó lại sụt giảm trở về mức ban đầu. 

Oshadhi Kumarasiri, phân tích tại LightStream Research cho biết: "Để chứng minh giá trị của mình với bội số doanh thu, Bukalapak sẽ cần phải duy trì tăng trưởng cỡ 50% trong vòng 5 năm, một mục tiêu khá khó khăn". 

Tại Việt Nam, kể từ đầu năm một số thương vụ gọi vốn thành công lớn có thể kể đến như: MoMo (100 triệu USD vòng D), VNLife (250 triệu USD vòng B), cùng nhiều thương vụ huy động từ hàng triệu đến chục triệu USD của giới startup. 

VNG được Bloomberg đưa tin là đang nhen nhóm ý tưởng hợp nhất với SPAC với định giá hàng tỷ USD. Tiki – sàn thương mại điện tử của Việt Nam cũng đang triển khai gọi vốn sau khi chuyển phần lớn cổ phần sang công ty holding mới lập tại Singapore…

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
7 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
7 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
6 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
7 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
7 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.