Giới đầu tư suy nghĩ lại về rủi ro thị trường chứng khoán sau phiên IPO 'hụt' của Ant Group

10/11/2020 11:57
Giới đầu tư trên thế giới đang nhận được hai thông điệp rõ ràng từ việc các nhà chức trách Trung Quốc bất ngờ hủy đợt niêm yết lần đầu ra công chúng (IPO) của Ant Group.

Thông điệp đầu tiên đó là việc kiểm soát rủi ro tài chính tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Bắc Kinh. Thứ hai, một môi trường pháp lý minh bạch cần thiết để đưa Thượng Hải trở thành một trung tâm tài chính hàng đầu vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện.

Với cú sốc dần lắng xuống, những nhà đầu tư "hụt" của Ant đang cố gắng tìm hiểu tác động thứ cấp từ việc đột ngột tạm dừng đợt chào bán cổ phiếu, vốn đã được ấn định để huy động tới 39,6 tỷ USD. Vụ IPO đã bị dừng chỉ hai ngày trước khi dự kiến diễn ra vào ngày 5/11.

Theo ông Andrew Batson, Giám đốc nghiên cứu thị trường Trung Quốc của Gavekal, với việc hoãn IPO của Ant vào phút cuối và công khai khiển trách người sáng lập của tập đoàn - ông Jack Ma, các nhà quản lý tài chính Trung Quốc đã chứng minh sự tồn tại của một nguồn lực mạnh mẽ hơn làn sóng sắp tới của sự đổi mới tài chính – nhà nước.

Chia sẻ với Nikkei, 4 nhà quản lý quỹ toàn cầu giấu tên - những người đã đấu giá cổ phiếu Ant – cho biết họ có thể đã đánh giá thấp quyền lực mà chính quyền Bắc Kinh có thể sử dụng. Mặc dù vậy, họ vẫn chưa có kế hoạch giảm phân bổ nguồn vốn cho thị trường Trung Quốc. Họ cũng cho biết những thay đổi về quy định thời gian gần đây sẽ tăng cường sự ổn định tài chính của Trung Quốc.

Trước đó, việc niêm yết của Ant được cho là sự khởi đầu cho "sự trưởng thành" của các thị trường vốn tại Thượng Hải và Hồng Kông khi quốc gia châu Á này tiếp tục mở rộng lĩnh vực tài chính trị giá 50.000 tỷ USD.

Theo Nikkei, giới đầu tư đang đặt câu hỏi liệu sự không ổn định về quy định có thể ảnh hưởng đến mục tiêu thu hút nhiều nguồn đầu tư nước ngoài hơn vào thị trường vốn của Trung Quốc hay không, cũng như triển vọng về việc sẽ có nhiều doanh nghiệp quay trở lại niêm yết trên thị trường nội địa hơn trong bối cảnh căng thẳng leo thang với chính quyền Washington.

Một trong những nhà quản lý quỹ cho biết câu chuyện đầy kịch tính của Ant là một màn phô trương quyền lực của những nhà đứng đầu Trung Quốc.

"Họ đặt ra chương trình nghị sự và không quan tâm đến việc họ phải mất mặt trước thế giới. Điều gây sốc ở đây không phải là quy định mà là thời điểm sự việc diễn ra", nhà quản lý này cho hay.

Ant, một trung tâm tài chính ảo bán mọi thứ từ các khoản vay, đến quản lý tài sản, bảo hiểm, đã công bố ý định IPO hồi tháng 7. Chi nhánh của Alibaba Group Holding đã nộp đơn đăng ký sơ bộ vào tháng 8. Đến tháng 10, công ty đã có hoàn toàn được thông qua theo quy định và, theo những người quen thuộc với vấn đề, cả sự chúc mừng từ ngân hàng trung ương Trung Quốc.

Mặc dù các nhà quản lý tiết lộ một loạt thay đổi về quy định trong hai tháng qua - tập trung vào việc củng cố tỷ lệ vốn đối với các tổ chức cho vay trực tuyến như Ant, hầu như không ai dự đoán được việc IPO bị hủy bỏ.

"Việc tránh niêm yết vội vàng trước sự thay đổi đáng kể trong môi trường pháp lý là phù hợp với trách nhiệm của cơ quan quản lý thị trường đối với các nhà đầu tư và thị trường, và thể hiện sự tôn trọng đối với thị trường và pháp quyền", cơ quan quản lý chứng khoán Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố.

Cơ quan này cũng nhận định trong dài hạn, quyết định này chắc chắn sẽ củng cố sự phát triển tốt của thị trường vốn Trung Quốc, đồng thời xây dựng lòng tin và niềm tin lớn hơn đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Các quy định mới là một dấu hiệu khác cho thấy Bắc Kinh muốn bảo vệ hệ thống ngân hàng lớn nhất thế giới trong bối cảnh nợ xấu gia tăng. Một số nhà cho vay nhỏ đã buộc phải tham gia vào cuộc giải cứu của chính phủ bất chấp những nỗ lực trong những năm gần đây của nhà nước nhằm loại bỏ ngân hàng ngầm, bán các khoản nợ xấu, xúc tiến sáp nhập, bơm vốn và tái cơ cấu các tổ chức rủi ro cao.

Đánh giá lại môi trường pháp lý tại Trung Quốc

Theo nhiều chuyên gia phân tích, các công ty dịch vụ tài chính có thể xem xét lại một số giả định của họ về môi trường pháp lý khi họ đầu tư vào Trung Quốc.

Dòng vốn trên thế giới đổ vào thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng mạnh sau khi quốc gia châu Á gỡ bỏ mức trần mua cổ phiếu và trái phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài vào năm ngoái. Tháng 9, các cơ quan quản lý đã tiết lộ kế hoạch mở rộng phạm vi đầu tư được phép theo một chương trình liên kết sàn giao dịch chứng khoán ở Hồng Kông với đối tác ở Thượng Hải, trung tâm tài chính của Trung Quốc, và cho phép các nhà đầu tư nước ngoài giao dịch nhiều hàng hóa tương lai.

Những gã khổng lồ Phố Wall, gồm cả JPMorgan Chase, nhà tài trợ cho đợt IPO của Ant ở Hồng Kông, đã chuyển sang nắm toàn quyền sở hữu các dự án kinh doanh tại Trung Quốc. Và các công ty như Credit Suisse và Goldman Sachs đã tiết lộ kế hoạch tăng gấp đôi nguồn nhân lực ở một số doanh nghiệp để tang hoạt động ở Thượng Hải.

Viên ngọc quý của Thượng Hải - STAR Market hay Nasdaq Trung Quốc - được Chủ tịch Tập Cận Bình gợi ý trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Mỹ leo thang để giúp các công ty khởi nghiệp trong nước có một giải pháp thay thế cho việc niêm yết ở nước ngoài. Kể từ khi STAR ra mắt vào năm ngoái, gần 200 công ty đã huy động được hơn 40 tỷ USD, theo dữ liệu từ Dealogic.

Ant đã có thể làm tăng danh tiếng của sàn giao dịch mới và tạo thêm niềm tin cho hàng trăm công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ đang tìm kiếm một nơi niêm yết tại quê nhà khi mà căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới leo thang.

Trong một thập kỷ qua, 204 công ty Trung Quốc, gồm cả Alibaba, đã huy động được gần 68 tỷ USD trên Sàn giao dịch chứng khoán New York và Nasdaq. Trong khi một số công ty, gồm Alibaba và JD.com, đã thực hiện niêm yết thứ cấp ở Hồng Kông, chỉ có 30 công ty khác đủ điều kiện để "nối gót" theo các quy định trong nước, khiến những công ty khác phải cân nhắc một sàn giao dịch thay thế.

Ông Andrew Collier, giám đốc điều hành của Oriental Capital Research có trụ sở tại Hồng Kông, cho biết sự bất ổn trong quy định có thể không tác động lớn đến kế hoạch của các công ty Trung Quốc muốn niêm yết trên thị trường nội địa, mặc dù thương mại và quan hệ Mỹ - Trung sẽ đóng vai trò lớn.

"Khía cạnh tồi tệ nhất trong vụ niêm yết thất bại của Ant là sự xáo trộn rõ ràng về việc ra quyết định tài chính trong nước. Các nhà đầu tư toàn cầu sẽ có thái độ thận trọng hơn đối với Trung Quốc liên quan đến hoạt động đầu tư trong tương lai. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc định giá", ông Collier nói.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết, tiềm năng thu về lợi nhuận vượt trội ở Trung Quốc sẽ tiếp tục thu hút đầu tư toàn cầu.

Trung Quốc đang trong đà trở thành nền kinh tế lớn duy nhất ghi nhận tăng trưởng trong năm 2020. Một cuộc thăm dò ý kiến ​​của các nhà kinh tế vào cuối tháng 10 của Reuters dự báo tăng trưởng đạt mức 8,4% vào năm 2021, khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi sau cuộc khủng hoảng y tế.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
4 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
2 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
22 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
35 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.