Giới hạn sở hữu cổ phần: Giảm thiểu sở hữu chéo

17/03/2019 07:55
Thêm một hình thức sở hữu chéo bị “điểm danh”, khi từ ngày 1/3/2019 Thông tư 46/2018/TT-NHNN của NHNN quy định về thời hạn, trình tự, thủ tục chuyển tiếp đối với trường hợp cổ đông lớn của một TCTD và người có liên quan của cổ đông đó sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của một TCTD khác chính thức có hiệu lực.

Theo đó, NHNN yêu cầu TCTD phối hợp với cổ đông lớn rà soát, xác định danh sách cổ đông lớn và người có liên quan của cổ đông đó sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của một TCTD khác. TCTD đầu mối phối hợp với TCTD khác, nhóm cổ đông lớn có liên quan lập kế hoạch khắc phục việc sở hữu cổ phần vượt giới hạn, triển khai thực hiện kế hoạch khắc phục đảm bảo chậm nhất ngày 31/12/2020, tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhóm cổ đông lớn có liên quan tuân thủ quy định tại Luật Các TCTD.

Giới hạn sở hữu cổ phần: Giảm thiểu sở hữu chéo - Ảnh 1.

Hành lang pháp lý được siết chặt sẽ hạn chế được rủi ro

Đó là một bằng chứng cho thấy NHNN đã và đang rất nỗ lực và quyết liệt trong giải quyết sở hữu chéo để giảm thiểu một số cá nhân/tập thể có mục đích lợi dụng quyền lợi để trục lợi cá nhân hoặc nhóm lợi ích, từ đó gây bất ổn cho hệ thống. Thực tế cũng đã cho thấy nỗ lực này của NHNN đã thu được nhiều kết quả hết sức tích cực khi mà tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống TCTD đã giảm mạnh trong thời gian gần đây.

Tuy nhiên, theo nhìn nhận của giới chuyên môn, gỡ hết sở hữu chéo không phải là việc có thể làm trong một sớm một chiều, mà đòi hỏi phải có thời gian và thực hiện theo lộ trình. Song không phải vì thế mà giảm đi tính quyết liệt trong việc xử lý. Việc NHNN “điểm danh” thêm một hình thức sở hữu chéo nữa và đặt ra lộ trình cụ thể để xử lý đã cho thấy sự quyết liệt của cơ quan chức năng đối với vấn đề này.

Sở hữu chéo nguy hiểm khi khiến việc đánh giá rủi ro của hệ thống ngân hàng bị sai lệch bởi nhiều chỉ số trên vốn sở hữu mà ngân hàng có không chuẩn xác, khi đó là vốn ảo. Đây cũng là một trong những điểm yếu của các NHTM, đặc biệt là NHTMCP quy mô nhỏ. Vốn ảo được tạo ra phần lớn do việc cho phép các cổ đông ngân hàng có thể đi vay tiền mua cổ phiếu.

Ở một số quốc gia khác, như Hoa Kỳ thì điều này không được phép, ngay cả việc một cổ đông góp tiền vào ngân hàng đó thì các cơ quan chức năng sẽ có những giám sát và xác định được nguồn tiền đó phải là tiền tự có, không thể đi vay để mua cổ phần ngân hàng, đặc biệt dùng chính cổ phiếu của ngân hàng thế chấp để vay tiền ngân hàng rồi lại đầu tư vào ngân hàng là chuyện tuyệt nhiên không thể xảy ra được. Tại Việt Nam, tới giai đoạn muốn xác định vốn thực chất và vốn ảo là vấn đề vô cùng khó khăn, và số lượng các NHTM tại Việt Nam còn khá nhiều.

Để giảm thiểu sở hữu chéo, kiểm soát dòng vốn ảo bắt buộc phải có biện pháp chế tài mạnh mẽ. “Nếu phát hiện ra chuyện có dòng vốn ảo thông qua việc đi vay tiền, cần phải được xử lý mạnh mẽ, thậm chí kể cả đưa các ngân hàng đó vào diện kiểm soát, thì bấy giờ mới có thể minh bạch hoá. Nếu chỉ đưa ra mệnh lệnh hành chính để yêu cầu đối với ngân hàng mà không có xử phạt thích đáng thì chưa thật sự hiệu quả”, một chuyên gia nêu quan điểm.

Bên cạnh đó, xét về lâu dài, để lành mạnh và trong sạch hoá hệ thống tài chính, giới chuyên gia đều đồng tình trước hết các nhà băng phải lên sàn, cổ phiếu phải được mua/bán theo giá thị trường một cách minh bạch. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”.

Trong đó yêu cầu thực hiện việc niêm yết, đăng ký giao dịch cổ phiếu của các NHTMCP theo hướng đến hết năm 2020, toàn bộ các NHTM niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chính thức. Thêm nữa, việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư, cơ cấu lại vốn của các NHTM cũng là một giải pháp cần được quan tâm, khi điều này sẽ giúp cho cơ cấu vốn của các NHTM thay đổi theo hướng tích cực hơn.

Tin mới

Xuất khẩu hồ tiêu tăng giá trị đến 48%
6 phút trước
So với cùng kỳ năm trước, dù lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu lại tăng đến 48%.
"Mỏ vàng" giúp Việt Nam hốt bạc từ Á sang Âu: Thu về hơn 211.000 tỷ đồng chỉ trong 10 tháng
47 phút trước
Nếu tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng này, kế hoạch của Việt Nam đối với ngành kinh tế này chắc chắn sẽ đạt được.
[Trên Ghế 39] ‘Mua xe điện Trung Quốc không có trạm sạc thà mua xe xăng còn hơn, quá nhiều rủi ro'
2 giờ trước
Nhà báo Lê Tùng Anh cho rằng, việc mua một mẫu xe điện Trung Quốc không có hạ tầng trạm sạc sẽ không có ý nghĩa gì trong chuyển đổi xanh và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
2 giờ trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Cận cảnh phiên bản 2025 của mẫu tay ga được chị em săn đón, giá từ 39,5 triệu đồng
2 giờ trước
Bên cạnh nhiều màu sắc mới, Honda Lead 2025 còn được trang bị phanh ABS an toàn.

Tin cùng chuyên mục

Hàng 'made in China' trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế mạnh tay - Quốc gia nào dễ trở thành 'thủ phủ' sản xuất iPhone?
8 giờ trước
Quốc gia châu Á này có thể được hưởng lợi lớn trong các lĩnh vực như điện tử, đặc biệt là sản xuất iPhone.
Giá USD hôm nay 12/11: Thế giới đạt đỉnh 4 tháng, "tỷ giá" chợ đen tăng 50 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 12/11 trên thế giới tăng phi mã, vượt ngưỡng 105 điểm. Trong nước, giá USD ngân hàng bán vẫn bám sát mức trần được nhà nước cho phép; tỷ giá "chợ đen" tăng 50 đồng, hiện đang ở mức 25.570 - 25.670 VND.
Điện máy tung "bình mới rượu cũ"
2 ngày trước
Mới đây, chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động tiếp tục tung ra chính sách "mua trả chậm", được cho là bước tiến mới của mua trả góp.
Sếp Tổng cục Thuế: Sàn Temu đã kê khai thuế nhưng “ghi doanh thu bằng 0”, cơ quan thuế đang giám sát
3 ngày trước
Đây là thông tin mới nhất được lãnh đạo Tổng cục Thuế đưa ra khi trả lời báo chí về xử lý các vấn đề liên quan đến đăng ký mã số thuế và báo cáo doanh thu tự nộp của sàn này ở Việt Nam.