Giữ 1,1 triệu ha lúa: Coi thường bệnh đạo ôn cổ bông là mất trắng!

10/04/2020 09:00
(Dân Việt) “Để bảo vệ tốt 1,1 triệu ha lúa đông xuân - vụ lúa quan trọng nhất, chiếm đến 60% sản lượng lúa của các tỉnh phía Bắc, cần đặc biệt chú ý đến bệnh đạo ôn cổ bông, bởi dịch bệnh này có diễn tiến rất nhanh, sau một đêm có thể mất trắng” - ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên Báo NTNN.

Vụ đông xuân được coi là vụ lúa quan trọng nhất ở các tỉnh phía Bắc (từ Thừa Thiên - Huế trở ra) khi chiếm đến 60% sản lượng và chủ yếu để phục vụ nhu cầu tại chỗ. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm thuận lợi sâu bệnh phát sinh, gây hại, vậy Cục đã có những lưu ý thế nào với các địa phương?

- Với vụ lúa đông xuân ở  miền Bắc, phần lớn diện tích lúa sẽ trỗ từ 25/4 trở ra, đây cũng là lúc thời tiết giao mùa, năm nay lại nhuận hai tháng 4 nên tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, gây hại. Trong bối cảnh dịch Covid-19, việc giữ diện tích lúa đông xuân cũng rất quan trọng với an ninh lương thực khu vực này.

giu 1,1 trieu ha lua: coi thuong benh dao on co bong la mat trang! hinh anh 1

Cán bộ Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Đông Triều (Quảng Ninh) thăm đồng cùng nông dân, phát hiện sâu bệnh trên lúa. Ảnh: T.L

"Nhiệm vụ quan trọng của miền Bắc là phải bảo vệ tốt 1,1 triệu ha lúa đông xuân đang trong thời kỳ làm đòng, trỗ, sao cho đạt sản lượng lúa 7,7 triệu tấn như mục tiêu đã đề ra”.

Ông Hoàng Trung

Theo đó, các tỉnh Bắc Trung Bộ có khoảng 355.000ha với trà lúa sớm cơ bản đã trỗ, trà lúa chính đang làm đòng, trà 3 đang đẻ nhanh và đứng cái. Các tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh phải đặc biệt lưu ý bệnh đạo ôn cổ bông.

Theo thống kê, hiện toàn vùng đã có 3.600ha lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn lá. Đây là đối tượng dịch bệnh nguy hại, khả năng phát tán cực nhanh, nếu không bám sát đồng ruộng, phòng trừ kịp thời thì khả năng gây mất năng suất, thậm chí là mất mùa cao. Thực tế, vụ đông xuân năm 2016 - 2017, bệnh đạo ôn cổ bông đã gây thiệt hại rất nặng.

Đối tượng sâu bệnh thứ hai có diễn tiến nhanh từ nay đến cuối tháng 4, nửa đầu tháng 5 là sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng. Hiện, tại các tỉnh Bắc Trung Bộ mật số sâu cuốn lá nhỏ đã tăng gấp 60 lần so với vụ đông xuân 2018 – 2019, cần đặc biệt quan tâm theo dõi, phòng trừ kịp thời.

Cụ thể, bệnh đạo ôn lá, ngành chuyên môn cần hướng dẫn nông dân phòng trừ bệnh bằng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có hoạt chất Isoprothiolane, Tricyclazole, Fenoxanil, Azoxystrobin, Difenoconazole... Sâu cuốn lá nhỏ thực hiện phun trừ trên những diện tích có mật độ sâu non cao bằng các loại thuốc BVTV có hoạt chất Indoxacarb, Chlorantraniliprole, Flubendiamide, Lufenuron...

Điều tra các ổ rầy nâu, rầy lưng trắng trên các trà lúa giai đoạn sau trỗ để chỉ đạo phun trừ kịp thời bằng các thuốc BVTV có hoạt chất Pymetrozine, Dinotefuran, Acetamiprid, Imidacloprid, Nitenpyram, Chlorpyrifos Ethyl, Fenobucarb... Cần phun sớm khi rầy ở tuổi nhỏ.

Các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Trung du miền núi phía Bắc cần lưu ý  gì trong chăm sóc lúa đông xuân?

- Đối với các tỉnh khu vực này, diện tích lúa vụ này khoảng 755.000ha, hiện đang phát triển tốt. Tuy nhiên, bà con cần đặc biệt chú ý đến các đối tượng sâu bệnh đạo ôn trên lá, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng. Đặc biệt, rầy nâu cuối vụ cũng có thể phát sinh gây hại.

Bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát sinh và gây hại mạnh từ nay đến 20/4, nhất là trên các giống nhiễm, những ruộng gieo cấy dày, bón nhiều phân tại các tỉnh Tây Bắc (Điện Biên, Hòa Bình...) và các tỉnh đồng bằng sông Hồng (Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng...) gây lùn, lụi ổ trên các giống nhiễm khi thời tiết thuận lợi cho bệnh gây hại.

Bệnh đạo ôn cổ bông, gié phát sinh gây hại trên các trà lúa trỗ trong tháng 4 và đầu tháng 5 khi điều kiện thời tiết thuận lợi, nhất là trên giống nhiễm, những diện tích lúa đã bị đạo ôn lá nặng.

Rầy cám lứa 2 phát sinh gây hại từ trung tuần đến cuối tháng 4, gây hại nặng từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 trên lúa xuân sớm - chính vụ giai đoạn trỗ - ngậm sữa và trên trà xuân muộn giai đoạn đòng - trước trỗ, diện phân bố rộng mật độ phổ biến 300-500 con/m2, cao 2.000 - 5.000 con/m2.

Rầy cám lứa 3 phát sinh gây hại từ giữa đến cuối tháng 5, chủ yếu trên trà xuân muộn giai đoạn chắc xanh - đỏ đuôi, tập trung tại tỉnh đồng bằng ven biển, mật độ phổ biến 500 -1.000 con/m2, khả năng cháy nhiều ổ vào giai đoạn giữa đến cuối tháng 5 nếu không tổ chức phòng trừ tốt.

Đối với sâu cuốn lá nhỏ, trưởng thành lứa 2 rộ từ đầu đến trung tuần tháng 4, sâu non gây hại từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 4. Đây là lứa gây hại chính trong vụ đông xuân trên các trà lúa xuân muộn giai đoạn đòng.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, ông có lưu ý gì với các địa phương về phòng chống dịch bệnh trên lúa?

- Dù đang tập trung nguồn lực để phòng chống dịch Covid-19, các địa phương vẫn phải yêu cầu ngành chuyên môn bám sát đồng ruộng, phát hiện kịp thời dịch bệnh, đặc biệt là bệnh đạo ôn, bởi chỉ trong vòng 1 ngày nếu không phát hiện kịp thời sẽ tấn công lên cổ bông, lúc đó coi như mất trắng.

Chúng tôi sẽ chỉ đạo các trung tâm BVTV vùng thường xuyên nắm tình hình sinh vật gây hại và công tác chỉ đạo ở các tỉnh trong vùng; kiểm tra thực tế tình hình sinh vật gây hại trên đồng ruộng ở một số tỉnh trọng điểm trước các đợt dịch để tham mưu biện pháp chỉ đạo phòng chống kịp thời.

Xin cảm ơn ông!

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
9 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
9 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
8 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
7 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
7 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

39.741.344 VNĐ / tấn

181.60 JPY / kg

2.10 %

- 3.90

Đường

SUGAR

10.662.645 VNĐ / tấn

18.87 UScents / lb

1.26 %

- 0.24

Cacao

COCOA

232.264.504 VNĐ / tấn

9,062.00 USD / mt

2.46 %

- 229.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

214.965.024 VNĐ / tấn

380.43 UScents / lb

1.53 %

- 5.90

Gạo

RICE

15.248 VNĐ / tấn

13.08 USD / CWT

1.13 %

- 0.15

Đậu nành

SOYBEANS

9.312.059 VNĐ / tấn

988.79 UScents / bu

2.25 %

- 22.71

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.085.981 VNĐ / tấn

286.20 USD / ust

0.63 %

- 1.80

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Donald Trump áp thuế đối ứng, người Mỹ sắp phải trả thêm tiền cho một thức uống quen thuộc - Là sản phẩm Việt Nam được ưu đãi thuế nhập khẩu 0%
7 giờ trước
Mỹ đang là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới và tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới.
Lý do Thái Lan vội thúc Trung Quốc việc kiểm tra sầu riêng
5 giờ trước
Bộ Thương mại Thái Lan đã yêu cầu các quan chức hải quan Trung Quốc kéo dài giờ hoạt động và tăng cường nguồn lực để kiểm tra sầu riêng tại các trạm kiểm soát để kịp thời đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu sầu riêng vào quốc gia tỷ dân này.
Ghi nhận điều chưa từng có, một sản phẩm của Việt Nam thu về số tiền kỷ lục trong 1 tháng
6 giờ trước
Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
12 giờ trước
Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước góp phần khiến giá lợn tăng cao thời gian qua.