Giữ vững chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hoá trong đại dịch

Trong giai đoạn khó khăn nhất khi làn sóng đại dịch ập đến nhưng xuất khẩu những mặt hàng như vải thiều Lục Ngạn, vải thiều Thanh Hà, thanh long Bình Thuận… vẫn được ra thị trường thế giới.

Trong giai đoạn khó khăn nhất khi làn sóng đại dịch ập đến nhưng xuất khẩu những mặt hàng như vải thiều Lục Ngạn, vải thiều Thanh Hà, thanh long Bình Thuận… vẫn được ra thị trường thế giới.

 

Thậm chí, có những mặt hàng lần đầu tiên đến với những thị trường hàng đầu thế giới, bán với giá rất cao. Đó là một nỗ lực lớn để thúc đẩy xuất khẩu, hỗ trợ DN và phát triển kinh tế trong thời Covid-19.

Đây là nhận định của ông Vũ Tiến Lộc - Đại biểu Quốc hội khoá XV, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, nguyên Chủ tịch VCCI và hiện là Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).

Chuỗi cung ứng, dòng chảy không bị nghẽn

Theo ông Lộc, khi dịch bệnh bùng phát khiến các chuỗi cung ứng, kể cả vật tư, nguyên liệu đầu vào bị đứt gãy; sản phẩm đầu ra cho thị trường trong nước và thế giới đều khó khăn. Tình huống đó đòi hỏi các đơn vị quản lý phải sáng tạo, đưa ra những giải pháp cụ thể, phối hợp uyển chuyển với các địa phương để hàng hóa lưu thông thông suốt vừa tìm đầu ra cho hàng hóa khó tiêu thụ.

“Thực tế, kể từ năm 2020, nhất là trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về thương mại, hàng loạt giải pháp của Bộ Công Thương được đánh giá cao trong việc giảm nguy cơ ách tắc các hoạt động cung ứng; đặc biệt, chính sự sáng tạo trong phân phối đã đảm bảo hàng hoá lưu được thông thông suốt ở vùng dịch”, ông Lộc nói

Giữ vững chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hoá trong đại dịch
Sự sáng tạo trong phân phối đã đảm bảo hàng hoá lưu được thông thông suốt ở vùng dịch”

Cùng với đó, Bộ Công Thương đã có nhiều kiến nghị lên Chính phủ để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về lưu thông, vận chuyển hàng hoá; ưu tiên cho người lao động được tiêm vắc xin; kiến nghị các chính sách gỡ ách tắc tại các khu vực cảng biển hay đề xuất cho doanh nghiệp sản xuất được chủ động chịu trách nhiệm trong việc phòng chống dịch tại doanh nghiệp.

Ông Phạm Văn Hòa - Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp - cho rằng, dưới tác động của Covid-19, các DN vô cùng khốn đốn, nhiều DN rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ nghiêm trọng do đứt gãy cung ứng, lưu thông hàng hóa; thiếu hụt lao động do các quy định chưa thống nhất về phòng chống dịch. Những kiến nghị và giải pháp của Bộ Công Thương đã giúp DN được khơi thông kịp thời và có thể sẵn sàng để trở lại ngay khi dịch được khống chế.  

Để đảm bảo thông suốt huyết mạch của nền kinh tế như: sản xuất, phân phối, vận tải và logistics… có thời điểm, Bộ Công Thương đã dứt khoát đề xuất không chỉ hàng hóa thiết yếu mới được lưu thông mà tất cả những hàng hóa không phải hàng cấm cần phải được lưu thông. Bởi trong bối cảnh Covid-19 với rất nhiều khó khăn, mọi nỗ lực để có thể kết nối lại các chuỗi cung ứng đều góp phần tạo công ăn việc làm, góp phần vào tăng trưởng GDP và tạo ra nguồn thu ngân sách.

“Đó là quan điểm dứt khoát, can thiệp kịp thời trong việc thúc đẩy cho sản xuất khiến tôi rất ấn tượng”, ông Lộc nhấn mạnh.

Nỗ lực giữ được sức sản xuất trong nước, Bộ Công Thương tiếp tục thúc đẩy triển khai các hiệp định thương mại tự do. Việc này đã giúp xuất khẩu giữ được đà tăng trưởng. Tình huống xuất siêu quay trở lại và đây là điểm sáng khá hiếm hoi trong bối cảnh cả quý III vừa qua, hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế đều đang gặp khó khăn khiến GDP giảm tới 6,17%.

Ông Vũ Tiến Lộc kỳ vọng, tăng trưởng xuất nhập khẩu và đặc biệt là thành tích xuất siêu sẽ tiếp tục được duy trì. Điều này đóng vai trò quan trọng đối với việc ổn định kinh tế vĩ mô cũng như thúc đẩy tăng trưởng GDP trong quý IV.

Thúc đẩy phục hồi kinh tế

Tăng trưởng GDP đã giảm sâu trong quý III, để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm như kế hoạch đã đề ra hiện là một thách thức rất lớn. Trong đó, khu vực công nghiệp và thương mại với dòng chảy từ khâu sản xuất, khâu cung ứng vật tư, nguyên liệu đến đầu ra của sản phẩm đóng một vai trò quyết định.

Giữ vững chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hoá trong đại dịch
Nhiều doanh nghiệp phía Nam đã quay trở lại hoạt động và đang có nhu cầu tuyển dụng lao động.

Ông Vũ Tiến Lộc kiến nghị, Bộ Công Thương cần tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ trong quá trình này, tiếp tục phát hiện những điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa. Cụ thể, Bộ cần có những đề xuất tháo gỡ sự cục bộ về quản lý của các địa phương, cần thống nhất về mặt quản lý để hoạt động sản xuất, kinh doanh được thuận lợi. Bởi, hiện mới có một nửa số địa phương trong cả nước quyết định được cấp độ dịch bệnh và đưa ra những biện pháp để mở cửa. Trong khi đó, nhiều cơ sở xuất kinh doanh, đặc biệt là sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, đều cần nguồn cung ứng nguyên liệu, vật tư của nhiều tỉnh, thành phố khác.

Ông Phạm Văn Hòa cho hay, hiện tại nhiều doanh nghiệp phía Nam đã quay trở lại hoạt động và đang có nhu cầu tuyển dụng lao động, thậm chí có đưa ra các chính sách hấp dẫn để chiêu mộ công nhân, nhưng tâm lý của nhiều công nhân, người lao động vẫn e ngại đối với dịch bệnh, họ chưa sẵn sàng quay lại làm việc. Vì vậy, Bộ Công Thương cần hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết tình trạng này thông qua việc đề xuất lên Chính phủ các giải pháp tạo điều kiện để cho lao động trở lại nhà máy, xí nghiệp. Có như vậy, kinh tế mới sớm phục hồi và chuỗi cung ứng cũng tránh được sự đứt gãy.

Về lâu dài, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, chính sách phát triển sản xuất công nghiệp phải làm sao thoát khỏi việc tỷ lệ gia công quá lớn, người lao động phải sống bằng lao động giản đơn, tiền lương, thu nhập thấp. Theo đó, nếu như ngành công nghiệp phát triển ở một trình độ cao, giá trị gia tăng lớn, người lao động có điều kiện tốt thì khả năng chống chịu cao, sẵn sàng trở lại với doanh nghiệp ngay khi sản xuất mở cửa trở lại.

“Điều quan trọng là phải nâng cấp lên trong chuỗi cung ứng toàn cầu bằng việc đầu tư cho sản xuất, nghiên cứu, thương hiệu và phân phối. Đây là điều rất quan trọng mà Việt Nam phải bứt phá trong thời gian tới và nó liên quan đến chính sách công nghiệp quốc gia mà Bộ Công Thương là đơn vị nghiên cứu, xây dựng”, ông Lộc khẳng định.

Bên cạnh đó, các đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ Công Thương cần tiếp tục thúc đẩy xuất nhập khẩu thông qua các hiệp định thương mại tự do, tìm kiếm những cơ hội thị trường cho các doanh nghiệp, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, đầu tư, đặc biệt thông qua thương mại điện tử, thông qua hình thức online.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, tác động từ đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 khiến 20% các nhãn hàng tại Việt Nam chuyển các hợp đồng của mình sang các nước khác, đặc biệt là hàng hóa cho dịp Noel và đầu năm mới. Để không xảy ra tình trạng này, Bộ Công Thương cần sớm có giải pháp dẫn dắt, thúc đẩy cho các doanh nghiệp lấy lại được các đơn hàng cho vụ Xuân Hè và Thu Đông của năm tới.

 Thùy Linh

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
14 phút trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
44 phút trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
8 phút trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
52 phút trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
2 giờ trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Đại lý báo Toyota Fortuner Legender thêm bản máy xăng tại Việt Nam: Đắt hơn máy dầu 5-45 triệu, bán ra tháng sau cạnh tranh Everest
21 giờ trước
Nhiều thông tin từ phía đại lý cho thấy Toyota Fortuner Legender sẽ có thêm tùy chọn máy xăng 2.7L, giá bán tăng nhẹ so với tùy chọn máy dầu đang bán trên thị trường.
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
1 ngày trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.
SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
2 ngày trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
2 ngày trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.