Giữa cuộc chạy đua đảm bảo năng lượng cho mùa đông, châu Âu tìm thấy nguồn cung không ngờ tới

29/06/2022 08:50
Ukraine có thể sẽ là “vị cứu tinh” cho EU khi nước này đang có lượng điện dồi dào sau khi một bộ phận lớn người dân đã di cư khỏi quốc gia này.

Giữa cuộc khủng hoảng năng lượng đang trên đà leo thang, châu Âu đã tìm đến một nguồn thay thế không ngờ tới trong cuộc chạy đua giữ ánh sáng cho người dân trong mùa đông này: nguồn cung từ Ukraine.

Với việc Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho các lò nung và nhà máy phát điện, các thành viên Liên minh châu Âu (EU) và Kyiv đã đẩy nhanh các kế hoạch để liên kết với lưới điện của Ukraine. Ukraine hiện có điện dự phòng dồi dào sau khi hàng triệu người dân di cư và các quan chức nước này cho biết họ có thể kiếm được hàng tỷ USD từ việc bán điện.

Kyiv và các thành viên EU đang nỗ lực mở một kênh để Ukraine xuất khẩu nguồn điện đó vào khối. Các công ty châu Âu sẽ được đảm bảo nguồn điện dù với số lượng nhỏ và mức giá thấp hơn nhiều so với mức họ phải trả cho điện sản xuất nội địa trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng.

Giữa cuộc chạy đua đảm bảo năng lượng cho mùa đông, châu Âu tìm thấy nguồn cung không ngờ tới - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Ông Volodymyr Kudrytskyi, Chủ tịch hội đồng quản trị tại Nhà điều hành hệ thống điện NPC Ukrenergo (hệ thống điện quốc gia và duy nhất của nước này) cho biết: "Chúng tôi hiện đang có thặng dư lượng điện trong khi các nước láng giềng đang bị thâm hụt." Cũng theo ông, một lượng điện nhỏ có thể bắt đầu chuyển đến Slovakia, Romania và Hungary trong tháng này hoặc vào đầu tháng 7.

Có thể thấy kế hoạch này là một ví dụ cho thấy xung đột giữa Nga và Ukraine đã thúc đẩy mối quan hệ kinh tế và chính trị sâu sắc hơn giữa EU với Ukraine. Các nhà lãnh đạo châu Âu tuần trước cũng đã mở ra một con đường để Ukraine trở thành thành viên của khối.

Thực tế trong nhiều năm qua, Ukrenergo đã cố gắng "rút phích cắm" khỏi hệ thống điện của Belarus và Nga để kết nối với EU. Vào năm 2017, họ đã ký một thỏa thuận với các nhà khai thác lưới điện châu Âu để đưa chúng đi vào hoạt động vào năm 2023.

Tiến độ đang bị tạm dừng tuy nhiên đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các nhà điều hành lưới điện châu Âu, EU và Chính phủ các nước thành viên. Nhưng họ cũng nêu ra những lo ngại về phía Công ty năng lượng DTEK Group, thuộc sở hữu của tỷ phú Rinat Akhmetov và Centrenergo PJSC.

Vào ngày 24 tháng 2, ngày bắt đầu xảy ra xung đột, Ukraine đã rút khỏi lưới điện của Liên Xô cũ như một phần của cuộc kiểm tra được lập kế hoạch trước đó. Sau khi quân đội tràn qua biên giới, Ukrenergo quyết định không kết nối lại. Ba tuần sau, lo sợ đất nước có thể chìm trong bóng tối, các nhà khai thác châu Âu đã nối mạng lưới của họ với Ukraine trong trường hợp quốc gia này yêu cầu cấp điện khẩn cấp.

Mặc dù hàng chục nghìn km cáp truyền tải bị hư hỏng nhưng việc di cư của người tị nạn và đóng cửa các hoạt động công nghiệp đã làm xói mòn nhu cầu nhiều hơn.

Với nguồn điện dự phòng dồi dào đó, ông Kudrytskyi đẩy mạnh việc thúc đẩy Ukraine gia nhập vào lưới điện của châu Âu để mở bán điện thương mại cho thị trường màu mỡ này. Mạng lưới các nhà vận hành hệ thống truyền tải điện châu Âu (Entso-E) cũng đã bật đèn xanh vào ngày 7/6 để bắt đầu nhập khẩu dần điện của Ukraine.

Những thách thức không nhỏ

Các dự án cơ sở hạ tầng ở quy mô này thường phải mất vài năm, thậm chí cả thập kỷ để hoàn thành. Ukrenergo và đối tác đến từ Ba Lan, Polskie Sieci Elektroenergetyczne SA, đặt mục tiêu hoàn thành công việc chỉ trong vài tháng. Các quan chức cho biết các nhà ngoại giao Mỹ cũng đang tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán giữa các quan chức châu Âu và các công ty điện lực, đồng thời cung cấp trợ giúp kỹ thuật và tài chính cho Kyiv.

Giữa cuộc chạy đua đảm bảo năng lượng cho mùa đông, châu Âu tìm thấy nguồn cung không ngờ tới - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Trong những tuần gần đây, các công ty điện lực của Ukraine đã tiến hành một cuộc đại tu để các nhà máy phát điện của quốc gia này có thể cung cấp điện mà không làm mất ổn định hệ thống điện châu Âu. Ông Kudrytskyi cho biết, các kỹ sư đã bắt đầu chỉnh sửa lại phần mềm tại các nhà máy điện hạt nhân, thủy điện và nhiên liệu hóa thạch để điều chỉnh những sai lệch nhỏ so với tần số 50 hertz mà mạng lưới rung chuyển. Đồng thời ông cho biết đồng bộ hóa lưới điện là một trong những bài toán vô cùng phức tạp.

Các công nhân đang khôi phục một đường dây điện nối khu vực Khmelnytskyi ở miền tây Ukraine - nơi có nhà máy hạt nhân hai GW - với thành phố Rzeszow, miền đông Ba Lan. Orlen Synthos Green Energy, một liên doanh giữa công ty lọc dầu PKN Orlen SA của Ba Lan và công ty hóa chất Synthos SA, đang cố gắng đảm bảo nguồn điện của Ukraine cho các hoạt động công nghiệp đang bị thiếu điện của công ty.

Giám đốc điều hành Orlen Synthos, Rafal Kasprow, cho biết nguồn điện này có ba lợi ích: Nó rẻ hơn điện được sản xuất ở Ba Lan, lượng khí thải carbon thấp hơn và nó sẽ giúp tài trợ cho quốc phòng của Ukraine.

Các trở ngại sẽ bao gồm thời gian chờ đợi lâu cho một phần thiết bị được gọi là bộ bù đồng bộ tĩnh (statcom), điều chỉnh điện áp. Một số cần phải được lắp đặt và thời gian để mua chúng từ các công ty như General Electric và Siemens Energy AG mất từ 2-3 năm.

Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ đã tư vấn cho Ukraine về việc mua sắm statcom, bao gồm cả việc hỗ trợ tìm kiếm các nhà sản xuất. Một giải pháp thay thế được một số quan chức và giám đốc điều hành năng lượng ưa thích là ổn định lưới điện của Ukraine bằng pin.

Ông Maxim Timchenko, Giám đốc điều hành của Công ty năng lượng DTEK cho biết một khi các statcom hoặc pin được đưa vào hoạt động, xuất khẩu có thể tăng lên 1,6 GW mỗi ngày, tăng so với mức giao hàng hiện tại khoảng 350 MW mỗi ngày cho Ba Lan và Moldova. Thậm chí chúng có thể tăng hơn nữa nếu nhiều đường dây điện đến châu Âu được khôi phục. Ông nói: "Ukraine có thể trở thành một trong những nhà cung cấp năng lượng sạch lớn cho các nước châu Âu".

Các quan chức chính phủ Ukraine cho biết nước này có thể kiếm được số tiền tương đương 1,6 tỷ USD từ xuất khẩu điện mỗi năm do giá thị trường châu Âu cao hơn nhiều so với chi phí phát điện tại Kyiv.

Tuy nhiên để Kyiv có thể trở thành một nhân tố quan trọng trong tổ hợp quyền lực của Châu Âu, có thể cần phải vượt qua rất nhiều thách thức phía trước. Một số ý kiến lo ngại rằng Ukraine sản xuất điện từ các nhà máy hạt nhân với chi phí thấp như vậy một phần vì nước này chưa tính cả chi phí ngừng hoạt động của các nhà máy đó.

Một nguyên nhân tiềm ẩn khác dẫn đến tranh chấp: các công ty điện lực của Ukraine sẽ có chỗ đứng trên thị trường châu Âu vì họ không phải trả tiền cho giấy phép carbon mà các công ty của EU phải mua theo chương trình kinh doanh khí thải của khối.

Ngoài ra còn có những nguy cơ khác khi Nga vẫn đang xung đột với quốc gia này và Nga hoàn toàn có thể thiết kế lại dòng chảy.

Tham khảo: WSJ

https://cafef.vn/giua-cuoc-chay-dua-dam-bao-nang-luong-cho-mua-dong-chau-au-tim-thay-nguon-cung-khong-ngo-toi-20220628154123267.chn

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
9 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
8 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
7 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
7 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
6 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

39.697.576 VNĐ / tấn

181.40 JPY / kg

2.21 %

- 4.10

Đường

SUGAR

10.747.404 VNĐ / tấn

19.02 UScents / lb

0.47 %

- 0.09

Cacao

COCOA

231.777.523 VNĐ / tấn

9,043.00 USD / mt

2.67 %

- 248.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

213.269.850 VNĐ / tấn

377.43 UScents / lb

2.30 %

- 8.90

Gạo

RICE

15.249 VNĐ / tấn

13.08 USD / CWT

1.13 %

- 0.15

Đậu nành

SOYBEANS

9.298.686 VNĐ / tấn

987.37 UScents / bu

2.38 %

- 24.13

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.107.170 VNĐ / tấn

286.95 USD / ust

0.36 %

- 1.05

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Donald Trump áp thuế đối ứng, người Mỹ sắp phải trả thêm tiền cho một thức uống quen thuộc - Là sản phẩm Việt Nam được ưu đãi thuế nhập khẩu 0%
6 giờ trước
Mỹ đang là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới và tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới.
Lý do Thái Lan vội thúc Trung Quốc việc kiểm tra sầu riêng
6 giờ trước
Bộ Thương mại Thái Lan đã yêu cầu các quan chức hải quan Trung Quốc kéo dài giờ hoạt động và tăng cường nguồn lực để kiểm tra sầu riêng tại các trạm kiểm soát để kịp thời đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu sầu riêng vào quốc gia tỷ dân này.
Ghi nhận điều chưa từng có, một sản phẩm của Việt Nam thu về số tiền kỷ lục trong 1 tháng
7 giờ trước
Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
12 giờ trước
Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước góp phần khiến giá lợn tăng cao thời gian qua.