Cổ phiếu của Tesla đã giảm 3% trong phiên giao dịch ngày thứ hai, sau khi thị trường trở nên hỗn tạp.
Vậy, cái gì đang gây áp lực cho nhà sản xuất ô tô này?
Tesla đang mất đi những nhân tài hàng đầu
Giữa lúc nước sôi lửa bỏng và công ty đang cần một tinh thần tốt để có thể đáp ứng các mục tiêu sản xuất mẫu xe Model 3, Tesla lại đang mất đi những nhân tài của mình.
Trong vòng 7 tháng vừa qua, ít nhất 9 nhân viên cấp cao đã rời bỏ Tesla, và một người thì đang nghỉ phép.
Danh sách những người này bao gồm:
- Doug Field, phó chủ tịch kỹ thuật và kỹ sư xe hàng đầu của công ty, người đã công bố vào hôm thứ sáu rằng ông sẽ xin nghỉ phép
- Matthew Schwall, giám đốc kỹ thuật, người trực tiếp liên hệ với các nhà điều tra an toàn của Mỹ
- Eric Branderiz, giám đốc kế toán và COO của công ty
- Susan Repo, thủ quỹ của công ty, đồng thời là phó chủ tịch tài chính
- Jim Keller, phó chủ tịch của Autopilot và phần cứng điện áp thấp
- Jon McNeil, chủ tịch mảng kinh doanh, marketing, phân phối và dịch vụ toàn cầu
- Celina Mikolajczak, quản lý cấp cao về công nghệ pin và phân tích vật liệu
- Jon Wagner, giám đốc kỹ thuật cấp cao trong mảng pin
- William Donnelly, phó chủ tịch của dịch vụ tài chính toàn cầu, và chủ tịch của Tesla Finance
- Jeff Evanson, phó chủ tịch của quan hệ nhà đầu tư toàn cầu
Tesla đang bị giám sát nghiêm ngặt
Tesla đang phải đối mặt với bốn cuộc điều tra liên bang riêng biệt về các vụ tai nạn liên quan đến xe điện của hãng. Các cuộc điều tra nhằm đánh giá xem liệu công nghệ pin của Tesla và hệ thống tự lái Autopilot có thể đã gây ra các vụ tai nạn hay không.
Gần đây, Cục quản lý an toàn giao thông quốc gia đã bác bỏ những tuyên bố của Tesla. Tesla trước đó đã nói rằng Cục quản lý an toàn giao thông quốc gia đã công bố rằng công nghệ tự lái Autopilot của hãng giảm thiểu đáng kể các vụ tai nhạn, nhưng sau đó, cơ quan này đã cho biết các nhà quản lý của cơ quan chưa bao giờ thực sự thử nghiệm hiệu quả của hệ thống.
Khủng hoảng tiền mặt
Tesla đang có nhiều dấu hiệu cho thấy hãng đang lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính.
Cuối năm 2017, Tesla đã chỉ có 3,4 tỷ USD tiền mặt, và 9,4 tỷ USD nợ tồn đọng. Khoản nợ đó sẽ trở thành một vấn đề, khi mà Tesla cần thêm vốn để thúc đẩy sản xuất mẫu xe Model 3, và bắt đầu phát triển các sản phẩm mới, bao gồm một mẫu Roadster mới, một mẫu xe Model Y mới và một chiếc xe bán tải mới.
Trong một cuộc gọi thu nhập quý đầu tiên, CEO Elon Musk đã cho biết: "Tesla không cần tăng vốn chủ sở hữu hay tăng nợ trong năm nay, ngoài các hạn mức tín dụng tiêu chuẩn."
Tuy nhiên, nhà báo Jim Collins gần đây đã cảnh báo rằng công ty đang có những động thái đáng ngờ mà các công ty có tài chính mạnh thường không làm, bao gồm việc thế chấp nhà máy Fremont của mình.
Ngoài ra, gần đây, Moody's đã hạ xếp hạng tín dụng của Tesla từ mức ổn định xuống mức tiêu cực, lấy lí do "thiếu hút đán kể" trong tiến độ sản xuất mẫu xe Model 3, và tình hình tài chính ngặt nghèo.
Tiến độ sản xuất mẫu xe Model 3 không đạt kì vọng
Việc sản xuất mẫu xe Model 3 một cách hiệu quả vẫn còn là một khó khăn cho Tesla. Model 3 là mẫu xe điện đầu tiên của Tesla dành cho thị trường phổ thông. Và, vì nhiều lí do khác nhau, tương lai của công ty đang phụ thuộc vào thành công của chiếc xe này.
Tesla đã nhắm mục tiêu sản xuất ra 2500 chiếc Model 3 mỗi tuần vào cuối quý một, nhưng sau đó đã không đạt được mục tiêu này. Hiện tại, công ty hứa sẽ đạt được 5000 chiếc xe mỗi tuần vào cuối quý hai. Mục tiêu này đã được công ty hứa sẽ đạt được vào năm 2017.
Những vấn đề về an toàn lao động trong nhà máy của công ty, các rắc rối trong việc tự động hoá nhà máy và các mối quan hệ căng thẳng với các nhà cung cấp, bao gồm Panasonic, đang không khiến cho mục tiêu này dễ dàng hơn cho Tesla chút nào.
Tham khảo CNBC