Giúp ngư dân không trở thành “ngư tặc”

16/11/2017 07:19
Mới đây, Liên minh châu Âu EU vừa chính thức áp dụng biện pháp rút thẻ vàng đối với hải sản Việt Nam vì tình trạng ngư dân đánh bắt bất hợp pháp, xâm phạm vùng biển các nước. Trước thực trạng trên, các ngành chức năng ở đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL đang quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp nhằm tuyên truyền, thay đổi nhận thức của ngư dân. Ngư tặc tận diệt thủy sản ở phá Tam Giang, dân điêu đứngTrắng đêm cùng “ngư tặc”

Vi phạm vì… lợi ích kinh tế

Thực tế, chúng ta đã có nhiều hội nghị phổ biến giáo dục pháp luật cho ngư dân về tác hại của hành vi đánh bắt thủy sản bất hợp pháp trên vùng biển các nước khác; nhưng hiện nay tình trạng này vẫn còn phức tạp. Tại khu vực ĐBSCL, vi phạm nhiều nhất là ngư dân các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang…

giup ngu dan khong tro thanh “ngu tac” hinh anh 1

  Tàu cá hoạt động tại cửa biển Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau). Ảnh: T.A

Kinh tế biển là tiềm năng lớn của vùng ĐBSCL với lợi thế 750km bờ biển; 8/13 tỉnh, thành tiếp giáp biển cùng với khoảng 360.000 km2 vùng biển chủ quyền Việt Nam. Chính vì vậy, ngành chức năng các tỉnh trong vùng đang tăng cường các giải pháp cải thiện tình hình khai thác; mở các lớp đối thoại, nâng cao ý thức ngư dân.

Theo ngành chức năng các tỉnh ĐBSCL, nguyên nhân chính để ngư dân vi phạm khai thác trên biển là do lợi ích kinh tế, nguồn lợi thủy sản vùng biển Việt Nam đang giảm. Cơ chế pháp lý chưa đủ để răn đe so với lợi ích kinh tế của người dân. Ngoài ra, một số ngư dân vẫn còn mập mờ về vùng biển “chồng lấn” của Indonesia, Malaysia…

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau, từ đầu năm đến tháng 10, có 9 vụ/14 phương tiện, với 75 người khai thác đánh bắt hải sản bị lực lượng hải quân nước ngoài bắt giữ.

Tại Bạc Liêu, toàn tỉnh có 1.143 phương tiện đánh bắt hải sản, trong đó có 553 tàu đánh bắt xa bờ, phần lớn là các tàu dưới 90 CV. Tính đến nay đã có 1 tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. Tháng 8 vừa qua, 4 tàu cá Kiên Giang bị phát hiện xâm phạm vùng biển Malaysia để đánh bắt hải sản trái phép.

Ông Nguyễn Việt Triều - Phó chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau cho biết: “Tàu cá hoạt động hợp pháp thì khi khai thác phải có đăng ký, đăng kiểm, sự kiểm soát của biên phòng; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên tàu; hoạt động đúng ngành nghề cho phép, không khai thác trên vùng biển nước ngoài… Nhìn chung tình trạng tàu cá vi phạm vẫn tương đối nhiều”.

Thay đổi ý thức ngư dân

 “Thực tế, ngư dân vẫn còn tâm lý giấu toạ độ, giấu bãi, bài toán đặt ra là làm sao là thay đổi tâm lý này. Tới đây, Cà Mau sẽ phối hợp với các cơ quan viễn thông, đài duyên hải… nhằm đặt hàng chế tạo các thiết bị giám sát hành trình đảm bảo được tính năng đầu tiên là không cố ý tắt nguồn được, phát tín hiệu 24/24” - ông Triều thông tin.

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau, từ đầu năm tới nay đã tổ chức 8 lớp tập huấn, tuyên truyền về ranh giới biển, quy định của các nước lân cận khi tàu cá Việt Nam vi phạm vào vùng biển của họ; tuyên truyền về xử lý vi phạm của Việt Nam.

Ông Trần Xí Khuôl - Phó chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Hiện nay, nhà máy mua thủy sản ở cơ sở nào thì cơ sở đó phải xác nhận được tàu cá không khai thác bất hợp pháp, và phải biết tọa độ khai thác. Đồng thời, bà con cần có nhật ký khai thác thể hiện rõ tọa độ, mặt hàng khai thác”.

Hiện tỉnh Kiên Giang là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng tàu cá, với hơn 10.000 chiếc. Để nâng cao hiệu quả của nghề khai thác hải sản, tỉnh đang triển khai thực hiện tổ chức lại sản xuất trong khai thác và chương trình bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020; xây dựng trung tâm nghề cá lớn tỉnh Kiên Giang gắn với ngư trường Tây Nam Bộ. 

Tin mới

VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng mở bán VF 6 tại Philippines, 'chơi siêu lớn' miễn phí sạc pin 2 năm
57 phút trước
VinFast chính thức mở bán mẫu ô tô điện VF 6, dự kiến giao xe từ tháng 5/2025.
Vụ Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục bị bắt: Phạt tiền, buộc thu hồi 4.080 sản phẩm kẹo Kera
37 phút trước
Công ty CP ASIA LIFE bị phạt 224 triệu đồng và buộc phải thu hồi, tiêu hủy 4.080 sản phẩm kẹo Kera. Trong đó, 2.080 sản phẩm đã bán cho Công ty CP tập đoàn Chị em rọt, 2.000 sản phẩm còn tồn kho.
Vé bay dịp 30-4 đắt ngang Tết, Cục Hàng không tăng cường giám sát
4 giờ trước
Giá vé hạng phổ thông chặng Hà Nội - TP HCM ngày 29-4 hiện được các hãng hàng không niêm yết ở mức dao động từ 3,4 đến 3,74 triệu đồng
'CX-5 điện' Mazda EZ-60 ra mắt cuối tháng này: Chạy khoảng 500km/sạc, có thể bán tại Việt Nam
5 giờ trước
SUV Mazda EZ-60 vừa được hé lộ sớm trên nền tảng mạng xã hội Weibo của Trung Quốc trước khi ra mắt toàn cầu trong năm 2025.
Yamaha Fazzio Blue Core Hybrid ra mắt: 'Cứu tinh' cho dân văn phòng mùa xăng tăng giá!
6 giờ trước
Mẫu xe tay ga cỡ nhỏ, vốn đã quen thuộc tại thị trường Đông Nam Á này nay đã được trang bị công nghệ hybrid tiên tiến, hứa hẹn mang đến hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu ấn tượng hơn, đáp ứng xu hướng ngày càng khắt khe về bảo vệ môi trường.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.130.484 VNĐ / tấn

165.10 JPY / kg

0.30 %

- 0.50

Đường

SUGAR

10.386.138 VNĐ / tấn

18.12 UScents / lb

1.17 %

+ 0.21

Cacao

COCOA

210.282.338 VNĐ / tấn

8,088.00 USD / mt

4.25 %

- 359.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

196.688.930 VNĐ / tấn

343.15 UScents / lb

2.80 %

- 9.89

Gạo

RICE

15.668 VNĐ / tấn

13.25 USD / CWT

2.25 %

- 0.31

Đậu nành

SOYBEANS

9.823.458 VNĐ / tấn

1,028.30 UScents / bu

0.07 %

- 0.70

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.496.057 VNĐ / tấn

296.45 USD / ust

0.39 %

- 1.15

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam sở hữu loại "kim cương đen" cực kỳ cao cấp: Cả thế giới chỉ 20 nước được công nhận!
1 ngày trước
Dù chỉ chiếm 0,1% sản lượng toàn cầu nhưng "kim cương đen" của Việt Nam thuộc nhóm hàng cao cấp hàng đầu thế giới.
Thực hư vùng nguyên liệu kẹo Kera của Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục ở Đắk Lắk
1 ngày trước
Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và cả hoa hậu Thuỳ Tiên đã từng “nổ tung trời” về nguồn nguyên liệu sản xuất ra kẹo Kera. Một trong những vùng trồng được nhắc đến là Đắk Lắk.
Sau gạo và sầu riêng, thêm một mặt hàng của Việt Nam trở thành đối thủ lớn của Thái Lan: Nước ta thu hơn 372 triệu USD từ đầu năm
1 ngày trước
Thái Lan và Việt Nam hiện là 2 quốc gia xuất khẩu lớn nhất mặt hàng này.
Giá ớt Việt Nam tăng gấp 10 lần vì Trung Quốc bất ngờ tiêu thụ mạnh
1 ngày trước
Trung Quốc hiện là một trong những khách hàng lớn của Việt Nam ở mặt hàng này.