Gỗ An Cường làm ăn ra sao trước khi lên sàn HoSE?

22/09/2022 10:01
Là nhà sản xuất và phân phối hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực gỗ công nghiệp, ACG ghi nhận tốc độ tăng trưởng 25-30%/năm trong các năm trở lại đây.

Ngày 7/9, CTCP Gỗ An Cường đã có văn bản gửi UBCKNN về việc hủy đăng ký giao dịch 135,8 triệu cổ phiếu ACG trên Upcom tại sở GDCK Hà Nội để chuyển sang sàn HoSE. Ngày giao dịch cuối cùng trên Upcom là 27/9.

Trước đó, Gỗ An Cường lên sàn UPCoM vào 4/8/2021. Kết thúc phiên ngày 20/9, thị giá cổ phiếu này đạt 69.100 đồng/CP, tương ứng giảm 23% so với thời điểm chào sàn.

Ra đời từ năm 1994 với xuất phát điểm là đơn vị phân phối về nội thất, sau 28 năm, Gỗ An Cường trở thành một trong các nhà sản xuất lớn tại Việt Nam về vật liệu, giải pháp và nội thất từ gỗ công nghiệp. Đơn vị này đang chi phối tại thị trường nội địa với hơn 55% thị phần các thương hiệu ván MFC và hơn 70% thị phần các thương hiệu ván Laminate, ván Acrylic và các phụ phẩm. Song song đó, Gỗ An Cường còn được biết đến với việc sở hữu thương hiệu thiết bị bếp cao cấp Malloca (từ 2004) và hàng nội thất rời Aconcept (từ 2017), đồng thời là nhà cung cấp vật liệu bề mặt cho hơn 100 dự án tại Việt Nam và xuất khẩu sang Nhật Bản, Mỹ, Úc.

Doanh nghiệp đang sở hữu 27 showroom trên toàn quốc và hai cụm nhà máy, hệ thống kho bãi với tổng diện tích hơn 240.000 m2 tại Bình Dương.

Bên cạnh lĩnh vực truyền thống, trong những năm gần đây, công ty này đã tích cực đẩy mạnh phát triển mảng địa ốc khi mua cổ phần tại loạt công ty hoạt động trong lĩnh vực này.

Cụ thể, tháng 4/2021, Gỗ An Cường đã chi 119,2 tỷ đồng mua gần 13% cổ phần của Công ty cổ phần Tập đoàn Bất động sản Thắng Lợi (Thắng Lợi Group). Chủ tịch Gỗ An Cường, ông Lê Đức Nghĩa cũng được bầu vào HĐQT Thắng Lợi Group. Khoản mục này cuối quý II vẫn là 119,2 tỷ đồng.

Trong nửa đầu năm 2022, Gỗ An Cường tiếp tục chi thêm 393 tỷ đồng để mua 30% Công ty Bất động sản Central Hill từ Thắng Lợi Group. Central Hill hiện là chủ đầu tư dự án căn hộ Thắng Lợi Central Hill tại tỉnh Long An. Với việc tham gia góp vốn vào Central Hill, Gỗ An Cường cũng sẽ cung cấp các sản phẩm gỗ ép của mình cho dự án này.

Ngoài khoản đầu tư 512,8 tỷ đồng vào các doanh nghiệp bất động sản kể trên, ACG còn có khoản đặt cọc 285 tỷ đồng để có quyền chọn mua bất động sản thuộc dự án Novaworld Phan Thiết. Trong trường hợp không thực hiện quyền chọn mua, ACG sẽ được hoàn trả toàn bộ số tiền đã đặt cọc, kèm theo số tiền lãi được tính theo lãi suất 13%/năm.

Gỗ An Cường làm ăn ra sao trước khi lên sàn HoSE? - Ảnh 1.

Là nhà sản xuất và phân phối hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực gỗ công nghiệp, ACG ghi nhận tốc độ tăng trưởng 25-30%/năm trong các năm trở lại đây. Trong giai đoạn 2018 - 2021, công ty này đều đặn ghi nhận mức lợi nhuận trên dưới 500 tỷ đồng/năm, qua đó tích luỹ được nguồn vốn dồi dào.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, Gỗ An Cường ghi nhận doanh thu 1.914 tỷ đồng, tăng 12% so với nửa đầu năm 2021. Lợi nhuận sau thuế đạt 279 tỷ đồng, tăng 17,4%. Năm nay, công ty đặt mục tiêu doanh thu tăng 29% đạt 4.242 tỷ đồng, lãi sau thuế 550 tỷ đồng. Như vậy, sau 6 tháng, doanh nghiệp ngành gỗ này đã hoàn thành 45,2% kế hoạch doanh thu và 50% chỉ tiêu lợi nhuận năm.

Tại thời điểm 30/6, tổng tài sản của đơn vị này đạt 5.143 tỷ đồng, tăng 3,2% so với đầu năm, trong đó có 1.846 tỷ đồng dành cho các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn. Riêng khoản đầu tư 156 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp có lãi suất 13,6%/năm của đơn vị này đã đáo hạn khiến khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 12,7% còn 1.333 tỷ đồng. Ngoài ra, hàng tồn kho của công ty tại thời điểm cuối tháng 6 là 1.527 tỷ đồng, tăng 6,5%. Nợ vay tài chính ở mức 737,5 tỷ đồng, tăng 30% và toàn bộ là nợ ngắn hạn các ngân hàng.

Về cơ cấu cổ đông, từ 2014 đến nay, Gỗ An Cường đã 10 lần tăng vốn điều lệ, từ 120 tỷ đồng lên tới hơn 1.358 tỷ đồng hiện nay. Vốn điều lệ tăng mạnh vào giai đoạn 2015 - 2016, theo cùng sự xuất hiện của các cổ đông chiến lược trong nước và nước ngoài. Trong đó, 2 khoản đầu tư lớn nhất là 28 triệu USD từ liên doanh giữa VinaCapital - DEG (Đức) và 58 triệu USD từ Tập đoàn Sumitomo Forestry (Nhật Bản).

Vào tháng 4/2022, ACG đã phát hành 48,2 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, qua đó nâng vốn điều lệ lên mức 1.358 tỷ đồng, thành phần cổ đông lớn gồm Whitlam Holding Pte. Ltd. (18,07%); Sumitomo Forestry Ltd (19,61%) và Công ty TNHH Đầu tư NC Việt Nam, đang nắm giữ 50,05%. NC Việt Nam là công ty thuộc sở hữu của ông Lê Đức Nghĩa - Chủ tịch Gỗ An Cường.

Tin mới

Tập đoàn Trung Quốc muốn đầu tư điện gió ở vùng rừng núi Việt Nam
3 giờ trước
Tập đoàn này dự kiến đầu tư hai dự án.
Kia Seltos thế hệ mới sẽ có bản hybrid: Mượn động cơ từ Hyundai Kona, ADAS, 2 màn lớn, có thể ra mắt ngay năm sau
3 giờ trước
Kia Seltos chắc chắn sẽ có cấu hình hybrid khi hãng xe Hàn Quốc mong muốn nâng gấp đôi số lượng xe điện hóa đang có trong đội hình toàn cầu.
Thị trường ngày 12/4: Giá đồng loạt tăng, vàng vượt 3.200 USD
3 giờ trước
Giá dầu, vàng, cà phê, quặng sắt… đồng loạt tăng trong phiên thứ Sáu trong bối cảnh USD suy yếu và Trung Quốc tăng mạnh thuế đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ.
Món ăn Hà Nội khiến khách Tây mê mẩn húp sạch đến tận đáy bát, nhưng người Việt lại chẳng làm thế bao giờ
3 giờ trước
Cách mà du khách nước ngoài này thưởng thức món ăn đặc trưng của Thủ đô khiến nhiều người cảm thấy vô cùng thú vị.
Khách dồn về TP.HCM xem diễu binh, khách sạn hết chỗ, tour địa đạo Củ Chi kín vé
3 giờ trước
Không chỉ khách trong nước mà khách quốc tế đến TP.HCM dịp lễ 30/4 này cũng tăng mạnh; các tour tham quan di tích lịch sử, thăm địa đạo Củ Chi đông khách từ tháng 3.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.