Gỡ "nút thắt" trong chuỗi chuyển đổi số, yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp phát triển

1 ngày trước
Chuyển đổi số là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Gỡ "nút thắt" trong chuỗi chuyển đổi số, yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp phát triển - Ảnh 1

Ngày 15/10, Bộ Công Thương đã tổ chức Diễn đàn hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sốphát triển thương mại điện tử với chủ đề “Phát triển hợp đồng điện tử an toàn”.

Phát biểu tại sự kiện, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương Lê Hoàng Oanh cho biết, thời gian qua, Bộ Công Thương luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp, tổ chức trong quá trình chuyển đổi số , thông qua việc triển khai các giải pháp chính sách nhằm phát triển thị trường thương mại điện tử cạnh tranh lành mạnh. Đồng thời, xây dựng các hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh , nâng cao năng lực thích ứng với những xu thế kinh doanh và công nghệ mới.

Gỡ "nút thắt" trong chuỗi chuyển đổi số, yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp phát triển - Ảnh 2

Bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương .

"Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động không ngừng, khả năng linh hoạt và sẵn sàng chuyển đổi là chìa khóa cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp", Cục trưởng nhấn mạnh.

Bà Lê Hoàng Oanh chia sẻ, hợp đồng là hình thức thể hiện cơ bản của các mối quan hệ dân sự và thương mại, là khởi đầu của các quy trình giao dịch trong đời sống xã hội và hoạt động kinh tế. Do vậy, giao kết hợp đồng trên môi trường điện tử cũng là một trong những vấn đề mấu chốt của quy định pháp luật về giao dịch điện tử, được thể hiện trong Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử và Công ước Liên hợp quốc về giao kết hợp đồng sử dụng chứng từ điện tử.

Với tinh thần đồng hành và hỗ trợ, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số luôn khuyến khích các doanh nghiệp, cơ quan quản lý, và các tổ chức liên quan cùng tham gia xây dựng một hệ sinh thái số bền vững.

Gỡ "nút thắt" trong chuỗi chuyển đổi số, yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp phát triển - Ảnh 3

Ông Đỗ Kế Công - Giám đốc Trung tâm chữ ký số và hợp đồng điện tử VNPT

Đồng quan điểm, ông Đỗ Kế Công - Giám đốc Trung tâm chữ ký số và hợp đồng điện tử VNPT cho biết từ năm 2009, Tập đoàn đã không ngừng nâng cao các dịch vụ và giải pháp, bao gồm nền tảng VNPT eContract và giải pháp ký số từ xa. Đến năm 2024, VNPT đã cung cấp hơn 1 triệu hợp đồng điện tử trong nhiều lĩnh vực.

Bên cạnh đó, VNPT cũng thừa nhận những thách thức mà doanh nghiệp gặp phải khi áp dụng hợp đồng điện tử, như chi phí, thủ tục phức tạp, và thiếu sự chấp nhận từ các bên thứ ba (như cơ quan thuế, kho bạc). Để khắc phục, VNPT đưa ra nhiều giải pháp cải tiến, chẳng hạn như loại bỏ phí khởi tạo chữ ký số và cung cấp các gói ký với chi phí linh hoạt chỉ từ 1.000 VNĐ mỗi lượt ký.

Trong khi đó, ông Đỗ Quang Yên, Giám đốc Trung tâm Giải pháp C-SUITE, Công ty TNHH Tổng công ty Công nghệ và Giải pháp CMC cho hay, chuyển đổi số là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh . Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các hệ thống CRM, ERP, Big Data và AI để tối ưu hóa quy trình, tăng cường trải nghiệm khách hàng và chuyển đổi sang mô hình kinh doanh trực tuyến.

Ông Đỗ Quang Yên cho rằng hợp đồng điện tử đóng vai trò “nút thắt cuối cùng” trong chuỗi chuyển đổi số , đảm bảo sự minh bạch và tự động hóa giữa các bên tham gia, từ khách hàng, đối tác đến quản lý nội bộ.

Theo ông Trần Đăng Hòa, Chủ tịch công ty TNHH FPT IS, việc triển khai các giải pháp giao kết và xác thực điện tử là một xu hướng quan trọng và cần thiết tại Việt Nam, mang lại nhiều lợi ích trong việc thúc đẩy kinh tế số . Tuy nhiên, để các tổ chức và cá nhân có thể khai thác hiệu quả những giải pháp này, vấn đề an toàn và bảo mật trong giao dịch điện tử được đánh giá là yếu tố then chốt.

Gỡ "nút thắt" trong chuỗi chuyển đổi số, yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp phát triển - Ảnh 4

Đề cao vai trò của chữ ký số và định danh xác thực trong việc đảm bảo an toàn và phòng ngừa gian lận trong giao dịch điện tử, ông Nguyễn Đăng Triển đại diện Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) chia sẻ, khi việc ký kết trên môi trường điện tử ngày càng trở nên phổ biến, do đó mỗi chủ thể càng phải cẩn trọng hơn.

“Việc sử dụng chữ ký số của đơn vị được cấp phép, có uy tín sẽ giúp bảo vệ quyền lợi cho khách hàng. Đặc biệt, khi chữ ký số có đính kèm cả dấu thời gian và định danh eKYC tại thời điểm ký, cả doanh nghiệp lẫn cá nhân tham gia ký kết tài liệu hay hợp đồng trên môi trường điện tử đều có thể yên tâm hơn cả bản giấy truyền thống”, ông lưu ý.

Các doanh nghiệp tham gia diễn đàn đều đồng thuận rằng cần đẩy mạnh hơn nữa các chính sách liên quan đến hợp đồng điện tử để giải quyết những khó khăn thực tế. Các vấn đề như chi phí cao, thủ tục phức tạp, và sự chấp nhận hạn chế từ các bên thứ ba (cơ quan thuế, ngân hàng…) vẫn là rào cản đáng kể.

Do đó, các doanh nghiệp mong muốn Chính phủ và các cơ quan chức năng sớm ban hành các văn bản liên quan đến tiêu chuẩn kỹ thuật để hợp đồng điện tử có thể được chấp nhận bởi bên thứ ba cũng như tăng cường sự hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để hợp đồng điện tử trở thành công cụ giao dịch phổ biến. Điều này không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình kinh doanh mà còn thúc đẩy sự minh bạch, an toàn trong các giao dịch, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển bền vững trong môi trường kinh tế số .

Tin mới

Xe ga tiết kiệm xăng nhất Việt Nam bất ngờ có phiên bản đặc biệt: Trang bị phanh ABS, phuộc Ohlins, giá hấp dẫn
7 giờ trước
Mẫu xe tay ga này chỉ được tung ra thị trường với số lượng giới hạn 5.000 chiếc.
"Vàng trắng" tăng giá, nông dân phấn khởi
7 giờ trước
Người dân trồng cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước đang vui mừng vì giá cao su tăng cao. Đây là động lực để các hộ trồng cao su duy trì diện tích cây trồng, chú trọng đầu tư, chăm sóc vườn cây.
App nhắn tin ngập tràn, người Việt vẫn ‘đỏ mắt’ tìm ứng dụng ưng ý phục vụ công việc
7 giờ trước
Ngày càng nhiều các ứng dụng nhắn tin xuất hiện tại thị trường Việt Nam, tuy nhiên người dùng vẫn đang loay hoay lựa chọn app nhắn tin phù hợp nhất để phục vụ công việc.
Sản xuất gấp 1,2 lần nhưng vì sao nước này vẫn chi 625 triệu USD nhập gạo Việt Nam?
7 giờ trước
Đây là nước láng giềng của Việt Nam.
Đại lý tiếp tục xả kho MG HS 2023: Giá khởi điểm 530 triệu, rẻ ngang SUV hạng A dù xe cạnh tranh với CX-5
10 giờ trước
Tuy có giá bán hấp dẫn nhưng số lượng MG HS VIN 2023 chỉ còn lại rất ít.

Tin cùng chuyên mục

App chat của người Việt: Cuộc đua đau đầu với các ông lớn nước ngoài, liệu có chút tia sáng nào?
11 giờ trước
Ứng dụng Lotus Chat hứa hẹn đã thực sự “chín muồi”, sẵn sàng cho màn trở lại hoành tráng vào ngày 18/10 tới.
Lotus Chat - "Ứng dụng hiểu người Việt, dành cho người Việt" có gì đáng chờ đợi?
12 giờ trước
Một ứng dụng nhắn tin do người Việt Nam sản xuất, gắn nhãn "made by Vietnam" trên thị trường có thể mang đến nhiều công cụ hữu ích, phục vụ tối ưu cho người Việt sắp sửa được ra mắt.
Thêm xe điện Trung Quốc vào Việt Nam với 'công thức cũ', chuyên gia nói luôn lý do VinFast vẫn sẽ thống trị thị trường Việt trong tương lai gần
13 giờ trước
Giá cao, không có hạ tầng sạc - xe điện Trung Quốc sẽ phải giải quyết 2 bài toán này trước khi nghĩ đến chuyện gia tăng thị phần tại Việt Nam.
SUV cỡ lớn ngày càng chăm chút cho thị trường Việt: Toàn tên tuổi hot, xe Việt full công nghệ, giá lại mềm hơn hẳn
13 giờ trước
Sở hữu không gian rộng rãi, trang bị hiện đại, khả năng chinh phục mọi địa hình, tính an toàn hàng đầu... các dòng SUV cỡ lớn đang là lựa chọn hàng đầu cho các gia đình.