Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa thông báo ông Võ Trường Thành và ông Võ Văn Diệp Tuấn đã thực hiện hoàn tất việc chuyển giao tài sản theo thỏa thuận khắc phục hậu quả với Gỗ Trường Thành.
Được biết, Nghị quyết thu hồi tài sản của lãnh đạo cũ đã được doanh nghiệp đã được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2017. Trước đó, ĐHCĐ cũ đã thông qua chấp thuận việc để ông Thành và ông Tuấn khắc phục một phần hậu quả do trách nhiệm quản lý yếu kém bằng cách chuyển giao quyền sở hữu tài sản cá nhân và người liên quan sang Công ty theo quy định pháp luật.
Theo kế hoạch, tài sản khắc phục hậu quả của ông Võ Trường Thành và con trai là ông Võ Diệp Văn Tuấn gồm hơn 15,4 triệu cổ phiếu TTF. Ngoài ra, tài sản khắc phục hậu quả của hai cá nhân trên còn là phần vốn góp tại một số công ty với tổng giá trị gần 57,4 tỷ đồng, bao gồm CTCP Trường Thành, CTCP Chế biến Gỗ Trường Thành, Nông Lâm Nghiệp Trường Thành, Phú Hữu Gia, Trường Thành Xanh...
Năm 2019, TTF cũng thông qua ý kiến cổ đông sẽ lấy tên mới, mang ý nghĩa Total Funiture, nhưng Công ty chưa làm vì cần giải quyết dứt điểm với cựu chủ tịch Võ Trường Thành. Lúc bất giờ, ông Tín nói: "Tôi rất vui hai bên nói chuyện thường xuyên, hàng ngày để giải quyết cho xong sớm bàn giao, anh Thành rất có thiện chí. Nó phải xong, thưa cổ đông", TTF bây giờ theo ông Tín chính thức chuẩn bị nhận lại các khoản mà ông Thành và gia đình trả lại. Bộ Công an sau khi làm việc đã giao vụ án cho công an Bình Dương, đầu tháng 6 vừa qua đã cho phép giải tỏa toàn bộ tài sản của TTF.
Ông Mai Hữu Tín chính thức nhận vị trí Chủ tịch TTF và chia sẻ kế hoạch với cổ đông tại ĐHĐCĐ 2019.
Như vậy, sau 3 năm ban lãnh đạo mới do ông Mai Hữu Tín đứng đầu tiếp nhận TTF, đến nay những vấn đề liên quan lùm xùm 2016 cơ bản dứt điểm. Một vấn đề tồn đọng khác, năm 2020 TTF cũng đã lên kế hoạch phát hành 57,94 triệu cổ phần cho DongABank nhằm hoán đổi hơn 123 tỷ đồng nợ vay đã quá hạn từ năm 2016. Giá phát hành của mỗi cổ phần trong đợt này là 2.128 đồng/cp (thị giá hiện nay của TTF là 2.080 đồng/cp). Nếu hoán đổi thành công, vốn điều lệ của TTF sẽ tăng từ 3.112 tỷ đồng lên hơn 3.691 tỷ đồng.
Chia sẻ sâu hơn về phương án này, Chủ tịch TTF – ông Mai Hữu Tín – phân trần: "Không còn cách nào khác, bởi TTF không thể nào vay ngân hàng vì khoản vay cũ tại ngân hàng Đông Á là nợ xấu, chưa có điều kiện để trả dứt điểm".
Thực tế, DongABank đã nhiều lần làm việc với TTF, thậm chí khởi kiện về khoản nợ nói trên. Trong đó, bản thân ông Tín cũng đặt nghi vấn về tính xác thực của hồ sơ vay vốn lúc bấy giờ, bởi từ khi tiếp nhận công ty và tiến hành di dời nhà máy để xây tủ bếp, ban lãnh đạo mới phát hiện chất lượng số hàng thế chấp tại Ngân hàng và thực tế khác nhau, giá sản phẩm bên ngoài thấp hơn trên hợp đồng thế chấp.
Chính vì những bất cập đó, TTF không thể đi vay, mặt khác cũng không thể xóa nợ xấu tại DongABank. Do đó, thời gian quan, tiền dùng để xây dựng, đầu tư nhà máy mới đều xuất phát từ các khoản tiết kiệm, thanh lý tài sản, hoàn toàn không huy động được dòng vốn từ ngân hàng. "Đây cũng là khoản vay duy nhất còn lại ở ngân hàng của TTF. Nếu xóa sạch khoản này, TTF hoàn toàn sạch nợ vay ngân hàng", Chủ tịch nhấn mạnh.
Ghi nhận tại BCTC kiểm toán 2019, TTF lỗ ròng gần 1.003 tỷ, nâng mức lỗ lũy kế tính đến 31/12/2020 lên mức 3.019 tỷ đồng, suýt soát với tỷ trọng 97% vốn điều lệ. Việc phát hành cổ phần không chỉ giúp Công ty xóa sạch nợ vay, đồng thời hỗ trợ thoát khỏi nguy cơ lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ.
Bước sang năm 2020, TTF tự tin đặt kế hoạch doanh thu hơn 2.427 tỷ đồng, gấp 3,7 lần kết quả đạt được trong năm 2019; kỳ vọng chính thức có lợi nhuận trở lại với chỉ tiêu LNTT gần 70 tỷ đồng. Mục tiêu được đưa ra giữa dịch Covid-19 đang gây nhiều tác động nghiêm trọng lên hoạt động kinh doanh ngành nói chung và Công ty nói riêng.
Trên thị trường, cổ phiếu TTF hiện kịch trần với thanh khoản đột biến.