Gỡ vướng thủ tục, nghìn người dân có thể sở hữu nhà ở xã hội

 - Ngoài khó khăn bố trí nguồn vốn ngân sách để hỗ trợ tín dụng, những vấn đề về quy trình xét duyệt và tiêu chí đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư đang khiến chương trình phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM chưa được như kỳ vọng. 

 - Ngoài khó khăn bố trí nguồn vốn ngân sách để hỗ trợ tín dụng, những vấn đề về quy trình xét duyệt và tiêu chí đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư đang khiến chương trình phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM chưa được như kỳ vọng. 

Cả năm không có dự án mới 

Xuân Canh Tý 2020 này là năm thứ ba gia đình anh Nguyễn Văn Vinh (32 tuổi, quê Gia Lai) ăn Tết ở TP.HCM. Căn hộ nơi gia đình anh Vinh đang cư ngụ nằm thuộc một dự án nhà ở xã hội ở quận Bình Tân. 

Nhớ lại thời điểm mua nhà, anh Vinh kể, để có suất mua căn hộ 56m2 tại dự án nhà ở xã hội này, vợ chồng anh phải chạy ngược chạy xuôi làm hồ sơ trong nhiều tháng. Nào là phải xin xác nhận chưa có nhà, đăng ký tạm trú, kê khai mức thu nhập hàng tháng… thế nhưng không phải ai làm thủ tục cũng được xét duyệt bởi số lượng căn hộ có hạn. 

Theo anh Vinh, cũng tại dự án này nhưng giá bán căn hộ nhà ở xã hội thấp hơn khoảng 7 triệu đồng/m2 so với nhà ở thương mại. Giá bán khá ưu đãi là một trong những yếu tố khiến nhiều người thu nhập thấp “săn” mua nhà ở xã hội.

Cũng là một trong những hộ dân đầu tiên được duyệt mua căn hộ nhà ở xã hội tại khu dân cư Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh, gia đình ông Trương Văn Sáu cho biết, khi Chính phủ ban hành gói vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng với lãi suất 5%/năm, gia đình ông đã vay mượn của người thân, bạn bè kết hợp vay vốn mua nhà. 

Mỗi tháng gia đình ông Sáu phải trả cả tiền gốc và lãi vay ngân hàng khoảng 7 triệu đồng. Đến nay, gia đình ông Sáu đã trả được hơn nửa số tiền vay, còn khoảng 5 năm nữa thì vợ chồng ông Sáu sẽ trả hết nợ mua nhà. 

Gỡ vướng thủ tục, nghìn người dân có thể sở hữu nhà ở xã hội
Cả năm 2019, trên địa bàn TP.HCM không có dự án nhà ở xã hội mới nào được triển khai. 

Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP.HCM, hiện trên địa bàn thành phố có hơn 470.000 hộ gia đình chưa có nhà ở hoặc ở chung với cha mẹ, người thân. Trong đó có khoảng 20.000 hộ gia đình cán bộ công chức, viên chức chưa có nhà ở hoặc ở chung với cha mẹ, người thân.

Bên cạnh đó, trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 18.000 hộ gia đình bị di dời trong các dự án chỉnh trang đô thị, không đủ điều kiện bồi thường hoặc không đủ để mua nhà ở thương mại trên thị trường. Do đó, nhu cầu thuê mua nhà ở xã hội của người dân rất bức thiết. 

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) cho biết, cùng với sự ảm đạm của thị trường BĐS thành phố nói chung, chương trình phát triển nhà ở xã hội trong năm 2019 cũng đang gặp phải những khó khăn. Cụ thể, trong năm qua thành phố chỉ có 3 dự án nhà ở xã hội với 2.281 căn hộ đã hoàn thành xây dựng. Đáng nói, không có dự án nhà ở xã hội nào mới được triển khai. 

Đâu là giải pháp? 

Theo Chủ tịch HoREA, từ năm 2014 khi gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng cùng với các giải pháp hỗ trợ khác của Chính phủ đã giúp thị trường BĐS phục hồi và tăng trưởng trở lại. Việc chấm dứt gói tín dụng ưu đãi này gây khó khăn không chỉ cho chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội mà ngay cả người vay mua nhà ở xã hội.

Ông Châu lý giải, khi dừng gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng, các chủ đầu tư đã ký hợp đồng vay ưu đãi nhưng chưa giải ngân hết thì không được tiếp tục giải ngân phần còn lại. Trong khi đó, người vay mua nhà ở xã hội chưa nhận nhà trong năm 2016 cũng không được giải ngân, buộc phải chuyển sang vay với lãi suất thương mại cao gấp đôi. 

Gỡ vướng thủ tục, nghìn người dân có thể sở hữu nhà ở xã hội
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, đưa ra nhiều kiến nghị để tháo gỡ những vướng mắc cho nhà ở xã hội. 

“Cơ chế chính sách ưu đãi phát triển nhà ở xã hội được quy định rất cụ thể trong nghị định 100 năm 2015 của Chính phủ. Tuy chủ trương đã có nhưng không bố trí nguồn tái cấp vốn để hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, do đó các dự án rơi vào tình trạng đói vốn. 

Do nhiều khả năng Nhà nước không bố trí thêm được nguồn vốn ngân sách để thực hiện hỗ trợ tín dụng nhà ở xã hội trong năm 2020, nên hiệp hội đề nghị UBND thành phố phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để thực hiện “kết nối ngân hàng với doanh nghiệp” là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và người mua trả góp nhà ở xã hội có thể được tiếp cận nguồn tín dụng với lãi suất hợp lý nhất”, ông Châu nói. 

Đại diện một doanh nghiệp kinh doanh BĐS tại TP.HCM cho hay, quy trình đầu tư dự án nhà ở xã hội không khác nhiều so với nhà ở thương mại, trong khi giá bán và lợi nhuận nhà ở xã hội thấp hơn nhiều nên doanh nghiệp không mặn mà tham gia. 

Để thu hút doanh nghiệp tham gia, theo đại diện doanh nghiệp này, Nhà nước cần rút gọn thủ tục đầu tư, có cơ chế ưu tiên, khuyến khích các doanh nghiệp đủ khả năng đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. 

“Tương tự nhà ở thương mại, hiện các dự án nhà ở xã hội có quỹ đất hỗn hợp cùng bị vướng mắc về thủ tục đầu tư xây dựng. Trong khi đó dự án nhà ở xã hội có đặc thù là được miễn tiền sử dụng đất nên quy trình giải quyết thủ tục đầu tư xây dựng riêng nên theo hướng rút ngắn còn 4 bước, thay vì 5 bước như dự án nhà ở thương mại”, đại diện doanh nghiệp kiến nghị. 

Theo số liệu của Sở Xây dựng TP.HCM, từ năm 2014 đến nay trên địa bàn thành phố có 42 dự án nhà ở xã hội với quy mô hơn 41.000 căn hộ. Trong đó có 14 dự án đã hoàn tất xây dựng, 9 dự án đang thi công và 18 dự án đang thực hiện thủ tục đầu tư. 

Trong chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2016 – 2025, TP.HCM dự kiến phát triển khoảng 1,96 triệu m2 sàn nhà ở xã hội. Trong đó có 980.000m2 sàn nhà ở cho người thu nhập thấp; 980.000m2 sàn cho đối tượng tái định cư và 385.000m2 sàn nhà ở công nhân. 

Sử dụng nguồn vốn ngân sách hiệu quả để xây dựng nhà ở xã hội giải quyết cho các hộ gia đình đặc biệt khó khăn về nhà ở, không thể thuê nhà ở xã hội do doanh nghiệp đầu tư xây dựng, với tỷ lệ hợp lý so với nguồn vốn phát triển nhà ở trên địa bàn toàn thành phố và giảm dần theo từng giai đoạn (giai đoạn 2016 – 2020 tối đa 10% và giai đoạn 2021 – 2025 tối đa 5%). 

Phương Anh Linh 

Tin mới

2 mẫu iPhone cũ giảm giá “chạm đáy” chỉ còn hơn 11 triệu, xịn chẳng kém iPhone 16
2 giờ trước
Sau 3,4 năm lên kệ, giá iPhone 12 và 13 hiện tại đang có giá khá tốt. Hai dòng máy này vẫn còn hàng VN/A mới 100% với phiên bản thường 64GB và 128GB.
Lý do SUV hình hộp dù thịnh hành nhưng có thể sớm lụi tàn
3 giờ trước
Những mẫu SUV hiện đại sở hữu kiểu dáng hình hộp đang trở thành xu hướng nhưng tương lai của thiết kế này bị đe dọa bởi những quy định về an toàn.
Giá xăng dầu hôm nay 24/11: Dầu thô thế giới nhích tăng, giá xăng dầu trong nước tăng trở lại
3 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 24/11, thị trường dầu thô thế giới đóng cửa hai ngày cuối tuần. Tuy nhiên, giá dầu thô thế giới có xu hướng tăng mạnh trở lại.
iPhone "giá rẻ” sắp lộ diện
4 giờ trước
Apple có thể sớm lật đổ thị trường smartphone tầm trung với iPhone SE 4, dự kiến ra mắt vào cuối quý 1 năm 2025.
Chưa đến Tết, pháo hoa đã bán ngập 'chợ mạng'
5 giờ trước
Còn hơn hai tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán 2025 nhưng các loại pháo hoa đã được rao bán đầy "chợ mạng".

Tin cùng chuyên mục

Hàng hiếm Hummer H3 sau 20 năm vẫn có giá ngang Santa Fe ‘đập hộp’: Đã độ màn hình, âm thanh hơn 100 triệu
5 giờ trước
Phần nội thất của chiếc Hummer H3 sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên với một mẫu xe đã gần 20 năm tuổi.
Bản "Pro Max" của xe điện rẻ nhất Việt Nam trình làng: Thiết kế độc đáo, có thể biến thành "giường di động", giá dự kiến 175 triệu đồng
6 giờ trước
Wuling Zhiguang EV trông giống như một chiếc kei-car thông thường ở Nhật Bản, sở hữu khối động cơ mạnh 40 mã lực.
Một tỉnh cách Hà Nội 240 km sắp vận hành nhà máy sản xuất ô tô đầu tiên, tổng vốn đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng, công suất 120.000 xe/năm
7 giờ trước
Tỉnh này đón nhận dự án nhà máy đầu tiên chuyên sản xuất, lắp ráp thương hiệu ô tô châu Âu.
Đại lý báo Toyota Fortuner Legender thêm bản máy xăng tại Việt Nam: Đắt hơn máy dầu 5-45 triệu, bán ra tháng sau cạnh tranh Everest
1 ngày trước
Nhiều thông tin từ phía đại lý cho thấy Toyota Fortuner Legender sẽ có thêm tùy chọn máy xăng 2.7L, giá bán tăng nhẹ so với tùy chọn máy dầu đang bán trên thị trường.