Góc kinh tế học: Tại sao tác động kích cầu không bù đắp được tổn thất của Giáng sinh?

24/12/2019 16:10
Trong một cuộc khảo sát trực tuyến được thực hiện ở châu Âu năm 2016, 15% số người được hỏi không hài lòng về quà tặng của họ và 10% không thể nhớ những gì họ đã nhận được. 25% số người được hỏi cho biết họ đã tặng lại quà cho người khác, 14% đã bán các mặt hàng, 10% cố gắng trả lại cho cửa hàng và 5% trả lại quà cho người tặng.

Giáng sinh thường là mùa bán hàng cao điểm cho các nhà bán lẻ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Doanh số tăng đáng kể khi mọi người mua quà tặng, đồ trang trí và thực phẩm để ăn mừng ngày lễ này. 

Ở Mỹ, "mùa mua sắm Giáng sinh" bắt đầu sớm nhất là vào tháng 10. Ước tính, một phần tư tổng chi tiêu cá nhân của người Mỹ là chi trong mùa mua sắm Giáng sinh và các kỳ nghỉ. Thậm chí, có một vài ngành công nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào Giáng sinh bao gồm thiệp Giáng sinh, cây thông Giáng sinh. Thứ Sáu Đen tối (Black Friday) thường được coi là ngày bắt đầu của mùa mua sắm Giáng sinh. Trong những năm gần đây, hầu hết các nhà bán lẻ lớn đã bắt đầu kích cầu rất sớm.

Tại Canada, thương nhân bắt đầu các chiến dịch quảng cáo ngay trước Halloween và đẩy mạnh hoạt động tiếp thị của họ sau Ngày Tưởng niệm (Remembrance Day) vào ngày 11/11. Ở Anh và Ireland, mùa mua sắm Giáng sinh bắt đầu từ giữa tháng 11. 

Góc kinh tế học: Tại sao tác động kích cầu không bù đắp được tổn thất của Giáng sinh? - Ảnh 1.

Ở hầu hết các quốc gia phương Tây, Ngày Giáng sinh là ngày ngành bán lẻ ít hoạt động nhất trong năm; hầu như tất cả các doanh nghiệp và tổ chức đều đóng cửa, và hầu hết tất cả các ngành đều ngừng hoạt động (nhiều hơn bất kỳ ngày nào khác trong năm), cho dù luật pháp có yêu cầu như vậy hay không. 

Ở Anh và xứ Wales , Đạo luật Ngày Giáng sinh cấm tất cả các cửa hàng lớn giao dịch vào Ngày Giáng sinh. Các cửa hàng trên 280 mét vuông - 3.000 mét vuông không được phép mở cửa vào ngày Giáng sinh, trong khi cửa hàng nhỏ hơn giới hạn không bị ảnh hưởng. Mục đích của Đạo luật là để giữ cho ngày Giáng sinh luôn là một ngày "đặc biệt".

Các nhà kinh tế cho rằng, mặc dù chi tiêu chung tăng lên, thì Giáng sinh vẫn gây ra tổn thất nặng nề theo lý thuyết kinh tế vi mô chính thống, bởi tính phi hiệu quả của việc tặng quà. Phát hiện này đã được công bố năm 1993 bởi Joel Waldfogel - giáo sư Đại học Minnesota với tên gọi: Tổn thất của Giáng sinh. 

Góc kinh tế học: Tại sao tác động kích cầu không bù đắp được tổn thất của Giáng sinh? - Ảnh 2.

Bạn mua đồ vì sự thỏa mãn nhận được từ chúng. Bạn là người biết rõ nhất bạn muốn tiêu tiền thế nào, vì vậy khi người khác mua cho bạn một thứ gì đó, họ sẽ chỉ có thể đưa ra dự đoán về những gì bạn muốn với số tiền đó. Cũng có khi họ đoán đúng cái bạn thích, nhưng trong hầu hết các trường hợp thì không phải vậy.

Điều này dẫn đến quà tặng thường được trả lại, bán hoặc tặng lại. Trong một cuộc khảo sát trực tuyến được thực hiện ở châu Âu năm 2016, 15% số người được hỏi không hài lòng về quà tặng của họ và 10% không thể nhớ những gì họ đã nhận được. 25% số người được hỏi cho biết họ đã tặng lại quà cho người khác, 14% đã bán các mặt hàng, 10% cố gắng trả lại cho cửa hàng và 5% trả lại quà cho người tặng. 

Người cao niên có nhiều khả năng tặng những món quà không mong muốn của họ cho tổ chức từ thiện, trong khi những người ở độ tuổi 25 đến 34 "chỉ đơn giản là ném chúng đi". 

Góc kinh tế học: Tại sao tác động kích cầu không bù đắp được tổn thất của Giáng sinh? - Ảnh 3.

Điều đó là lý do nảy sinh ra "Ngày không mua gì' - một ngày phản đối chủ nghĩa tiêu dùng. Tại Bắc Mỹ, Ngày không mua gì được tổ chức vào thứ 6 sau Lễ Tạ ơn của Hoa Kỳ,  ở những nơi khác, nó được tổ chức vào ngày hôm sau, đó là ngày thứ 7 cuối cùng của tháng 11. Ngày mua không có gì diễn ra lần đầu tiên tại Vancouver, khởi xướng bởi nghệ sĩ Ted Dave và sau đó được quảng bá bởi tạp chí Adbuster, có trụ sở tại Canada. Ngày Mua không có gì đầu tiên được tổ chức tại Canada vào tháng 9/1992, được cho là "ngày để xã hội nhìn lại vấn đề tiêu thụ quá mức".

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
4 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
4 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
3 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
3 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.433.774.606 VNĐ / tấn

347.05 BRL / kg

0.76 %

+ 2.60

Thịt gà

CHICKEN

33.752.884 VNĐ / tấn

8.17 BRL / kg

1.24 %

+ 0.10

Thịt heo

LEAN HOGS

4.518.641 VNĐ / tấn

80.66 USD / lbs

0.18 %

- 0.15

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
14 giờ trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
Nước giải khát có đường sắp trở thành mặt hàng “xa xỉ”?
14 giờ trước
Khi giá bán lẻ của sản phẩm nước giải khát có đường tăng một cách đáng kể, có thể làm giảm lượng tiêu thụ
Nuôi con dân nhậu thích mê, anh nông dân thu lãi nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng/năm
1 ngày trước
Dám nghĩ dám làm, anh nông dân Kiên Giang quyết định đầu tư nuôi con đặc sản dân nhậu thích mê, trừ chi phí, mỗi năm thu nhập nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng.
Ly nước “giảm an tây” gây phẫn nộ, KATINAT ra thông cáo, xử lý nhân viên
1 ngày trước
Thay vì viết ghi chú “giảm đường, giảm đá” trên tem dán trên ly nước, nhân viên của KATINAT đã để thành “giảm đường, giảm an tây” gây ra sự bức xúc lớn.