[Góc nhìn] CEO 8X Clingme: Bphone, Vinfast có phải “made in Vietnam” hay không chẳng quan trọng, quan trọng là người Việt hưởng lợi gì từ những doanh nghiệp ấy!

24/10/2018 14:35
"Thời buổi này rồi còn đặt vấn đề "của Việt Nam" hay "người Việt Nam sản xuất" làm gì. Quan trọng là doanh nghiệp Việt Nam bán sản phẩm ấy được nhiều lợi nhuận, nộp thuế nhiều cho ngân sách. Sau đó ngân sách dùng tiền ấy xây dựng nhiều trường học, bệnh viện, đường xá để người dân cùng hưởng. Thế là được, phức tạp làm gì", CEO Clingme khẳng định.

Bphone và VinFast đều là sản phẩm của hai doanh nghiệp Việt. Năm 2015, Bphone lần đầu ra mắt, nhưng liên tục nhận "gạch đá", CEO Nguyễn Tử Quảng thậm chí bị gắn biệt danh "nổ". Đến năm 2018, dù chưa chính thức trình làng phiên bản thương mại, VinFast vẫn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ dư luận.

Xét trên một khía cạnh nào đó, Bphone và VinFast đều có điểm giống nhau. Bphone dùng linh kiện của Nhật, Mỹ, Châu Âu để đưa vào sản phẩm của mình, còn VinFast cũng hợp tác với các hãng sản xuất của Đức, Ý để tạo ra những chiếc xe mang chất lượng quốc tế.

Tại sao cùng là sản phẩm công nghệ do Việt Nam sản xuất, cùng ra mắt lần đầu, trong khi VinFast được nhiều người coi là niềm tự hào dân tộc thì Bphone lại nhận nhiều đánh giá thiếu thiện cảm? Hay nếu là thương hiệu Việt thì "chất Việt" của mỗi sản phẩm này nằm ở đâu?

Đây đều là những góc nhìn được dư luận quan tâm trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên trao đổi với chúng tôi, anh Trần Hải Quang, CEO Clingme, đã chia sẻ một góc nhìn đặc biệt khác.

Anh cho biết: "Bphone bị ném đá, VinFast được ủng hộ. Tôi không bàn đến điều này vì câu chuyện trên truyền thông có nhiều yếu tố ảnh hưởng: Yếu tố về năng lực làm truyền thông, nguồn lực đầu tư cho truyền thông.

Đây mới là câu chuyện tôi muốn nói: Bphone của Việt Nam hay không của Việt Nam; VinFast của Việt Nam hay không không quan trọng. Quan trọng là 1 cái Bphone bán ra thì Bkav thu được bao nhiêu. Ví dụ với 100 USD mà Bkav chỉ thu được 1 USD thì không ăn thua, nhưng nếu Bkav thu được 50-70 USD thì lại khác. Còn kể cả đấy là cái điện thoại do người Trung Quốc nghĩ ra, người Trung Quốc sản xuất, người Trung Quốc phân phối…cũng thoải mái, chả vấn đề gì", anh Trần Hải Quang nhấn mạnh.

"Tương tự xe VinFast bán ra, quan trọng là Vingroup thu được bao nhiêu lợi nhuận từ con xe ấy".

Lấy ví dụ để so sánh, CEO Clingme cho biết, Việt Nam là công xưởng sản xuất lớn nhất của Nike, lớn hơn cả Trung Quốc, nhưng giá trị người Việt Nam thu về từ những sản phẩm ấy không được bao nhiêu. Hay như Samsung, tỷ lệ điện thoại sản xuất tại Việt Nam cũng lớn nhất, nhưng người Việt Nam thu được bao nhiêu từ những chiếc điện thoại bán ra. "Liệu có được 1%?" - anh Quang chất vấn.

[Góc nhìn] CEO 8X Clingme: Bphone, Vinfast có phải “made in Vietnam” hay không chẳng quan trọng, quan trọng là người Việt hưởng lợi gì từ những doanh nghiệp ấy! - Ảnh 1.

"Thời buổi này rồi còn đặt vấn đề "của Việt Nam" hay "người Việt Nam sản xuất" làm gì. Quan trọng là doanh nghiệp Việt Nam bán sản phẩm ấy được nhiều lợi nhuận, nộp thuế nhiều cho ngân sách. Sau đó ngân sách dùng tiền ấy xây dựng nhiều trường học, bệnh viện, đường xá,... để người dân cùng hưởng. Thế là được, phức tạp làm gì".

Dưới góc nhìn của anh Trần Hải Quang, câu chuyện không nên tập trung xem ai hô hào hàng Việt hay không hàng Việt, hay doanh nghiệp đó là doanh nghiệp Việt Nam hay doanh nghiệp nước ngoài, mà quan trọng là công dân Việt Nam, được hưởng lợi gì từ những doanh nghiệp ấy.

"Ví dụ người nước ngoài đến Việt Nam thành lập thành lập công ty, đóng thuế cho ngân sách Việt Nam, vẫn tốt hơn một người Việt Nam sang Mỹ, lập công ty làm giàu bên Mỹ, tiền kiếm được không đóng góp gì vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng Việt Nam. Dù người này gốc Việt hay thành công đến đâu thì họ với Việt Nam cũng không liên quan lắm", anh Quang nhấn mạnh.

Quay trở lại câu chuyện Bphone và VinFast , CEO Clingme cho biết thời điểm này rất khó định nghĩa và cũng không có khái niệm rõ ràng để định nghĩa thế nào là "hàng Việt". Bphone hay VinFast cứ tiếp tục sản xuất các phiên bản sau này, cuối cùng thành công và thu về nhiều lợi nhuận là được.

Tin mới

Mercedes-Benz S 450 rao bán 1,8 tỷ đồng: Người bán nói 'tội gì mua C 300', đẳng cấp S-Class 'vẫn khác lắm'
8 giờ trước
Chiếc Mercedes-Benz S 450 Luxury có mức giá chỉ ngang ngửa C-Class đời mới, nhưng lại sở hữu nhiều tiện nghi và thiết kế sang trọng vượt bậc.
Loài cây mọc dại, cực dễ sống, giờ thành “vàng trong đất”: Vừa giữ rừng, vừa kiếm hàng trăm triệu
7 giờ trước
Từng bị coi là cây dại, chỉ dùng để lấy củi, nay cát sâm được săn đón nhờ giá trị kinh tế cao và khả năng giữ đất, giữ rừng. Nhiều nơi ví loài cây này như “mỏ vàng” dưới lòng đất.
Người phụ nữ ở Hà Nội mang 300 chỉ đi bán vào ngày giá vàng vượt 115 triệu, nghe số lãi mà choáng
7 giờ trước
Bà Kim Anh cho biết, nếu không phải thiếu tiền xây nhà mới, bà sẽ không bán số vàng này.
Người dân nền kinh tế số 1 Đông Nam Á sẽ thích mê mẫu xe VinFast này: Không phải vua doanh số ở Việt Nam
7 giờ trước
CEO VinFast châu Á cho rằng mẫu xe này sẽ chiếm được cảm tình người dân Indonesia.
Yêu cầu xử lý nghiêm quảng cáo 'nổ' Nutri Brain IQ chữa tự kỷ
7 giờ trước
Bộ Y tế yêu cầu Hà Nội kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi quảng cáo sai sự thật liên quan sản phẩm Nutri Brain IQ.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.