Góc nhìn chuyên gia về lạm phát trước những xung đột, giá cả hàng hoá leo thang

10/03/2022 08:40
Xung đột căng thẳng tại Nga - Ukraine, sự leo thang phi mã của giá xăng dầu và giá cả hàng hóa ngày một làm dấy lên nhiều hơn lo ngại về tác động tiêu cực của lạm phát.

Năm 2021, dù chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh COVID-19, Việt Nam đã thành công khi kiềm chế lạm phát, chỉ tăng 1,84%, dưới 4% mục tiêu do Chính phủ đề ra.

Với thành công đó, Chính phủ tiếp tục đặt ra mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4% trong năm 2022. Tuy nhiên, cùng với tình hình căng thẳng tại Nga - Ukraine, sự leo thang phi mã của giá xăng dầu và giá cả hàng hóa ngày một làm dấy lên nhiều hơn lo ngại về tác động tiêu cực của lạm phát tới nền kinh tế Việt Nam.

Ngày 9/3, tại tọa đàm trực tuyến, "Kiểm soát lạm phát - Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế" do Báo Hải quan tổ chức, những vấn đề liên quan đã được các chuyên gia phân tích, đánh giá dưới nhiều góc nhìn...

LẠM PHÁT ĐƯỢC DỰ BÁO TỪ 3,6% - 4,3%, CÓ THỂ CAO HƠN TRONG KỊCH BẢN XẤU

Nhìn lại công tác điều hành giá cả trong năm 2021, Ông Nguyễn Xuân Định, Phó trưởng Phòng Chính sách tổng hợp, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết lạm phát đã gây ra rất nhiều khó khăn và thách thức cho công tác quản lý điều hành giá của Chính phủ cũng như các bộ, ngành.

Đầu tiên là tình hình dịch bệnh rất phức tạp. Ở trong nước, những đợt dịch bệnh bùng phát từ giai đoạn tháng 4, tháng 5 đã gây ra rất nhiều khó khăn, bất ổn cho nền kinh tế. Thêm vào đó, giá nguyên vật liệu trên thế giới có nhiều bất ổn.

Theo ông Định, mặc dù cả nước có một nền lạm phát tốt với mức chỉ 1,84% vào năm 2021, tuy nhiên trước những diễn biến bất thường của năm 2022 chúng ta vẫn không thể chủ quan.

"Ngay từ cuối năm ngoái, sau khi kết quả công tác điều hành giá năm 2021 đã đạt được mục tiêu và ở mức thấp, nhưng Bộ Tài chính cũng không hề chủ quan. Trước những diễn biến của năm 2022, với những nguy cơ, yếu tố tác động còn rất lớn, thậm chí có những yếu tố không thể lường trước được ví dụ như xung đột giữa Nga và Ukraine", ông Nguyễn Xuân Định nói.

Không riêng Việt Nam, tình hình chung trên thế giới lạm phát cũng đang rất cao. Ở Châu Âu hiện nay, lạm phát trung bình tại tất cả các quốc gia đều vượt quá 5%.

Theo đó, nhiều chuyên gia kinh tế đã đưa ra dự báo, tất yếu chúng ta sẽ bị nhập khẩu lạm phát, tức là chịu tác động gián tiếp từ việc tăng giá hàng hóa khi nền kinh tế có độ mở rất cao. Hàng hóa nhập khẩu cũng như các yếu tố nguyên, nhiên vật liệu đầu vào sẽ làm tăng chi phí sản xuất cũng như giá thành sản phẩm tạo ra.

Đơn cử, đại diện Cục Quản lý giá dẫn chứng, bình quân tháng 1/2022, giá xăng dầu thành phẩm chỉ có 98 USD/thùng, thì đến nay giá xăng dầu thành phẩm đã vượt qua mức 130 USD/thùng. Tương tự, giá than vào thời điểm này cách đây 2 tuần trên thị trường thế giới chỉ khoảng 200 USD/tấn, thì hiện nay lên hơn 400 USD/tấn. Và than là một trong những tác nhân chi phí ảnh hưởng trực tiếp tới ngành điện.

Góc nhìn chuyên gia về lạm phát trước những xung đột, giá cả hàng hoá leo thang - Ảnh 1.

Các khách mời tham gia tọa đàm trực tuyến “Kiểm soát lạm phát - Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế”.

Một yếu tố khác được ông Định đánh giá áp lực lớn lên lạm phát đó là lộ trình tăng giá dịch vụ công theo nghị định của Chính phủ, do năm 2021 chưa thực hiện được bởi bối cảnh lúc này. Do đó áp lực này chuyển sang năm 2022 càng lớn hơn.

Vì vậy, trong hoàn cảnh hiện nay, để thực hiện lộ trình này đòi hỏi sự phối hợp và tính toán kỹ càng giữa Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê.

Ông Định cho biết, với việc nhìn nhận thấy những nguy cơ này, Bộ Tài chính đã cùng các đơn vị liên quan xây dựng, lên kịch bản điều hành giá để báo cáo Phó thủ tướng Chính phủ, trình Thủ thủ tướng.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, với diễn biến của việc tăng giá xăng dầu, lạm phát năm nay có thể từ 3,6% đến 4,3%. Trong đó, có cả những kịch bản cho việc vượt cả qua con số 4,3%.

"Xăng dầu là 'huyết mạch' của nền kinh tế. Năm nay với lạm phát về xăng dầu thì tôi cho rằng kịch bản có thể vượt 4%, không đạt mục tiêu kỳ vọng. Như vậy công tác điều hành, dự báo giá cả cần phải triển khai quyết liệt ngay từ đầu năm...", ông Nguyễn Xuân Định nhìn nhận.

KIỂM SOÁT LẠM PHÁT: Cần có những giải pháp đồng bộ

Ông Nguyễn Bích Lâm, chuyên gia kinh tế, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê bắt đầu phần chia sẻ với những "lát cắt" về lạm phát tại Việt Nam dựa trên các góc độ.

Tiếp tục khẳng định áp lực lạm phát rất lớn của năm 2022, ông Nguyễn Bích Lâm đưa ra 3 yếu tố chính tác động tới lạm phát.

Đầu tiên là do tổng cầu tăng đột biến. Theo ông Lâm, sau khi cơ bản khống chế thành công đại dịch thì tổng cầu bắt đầu tăng. Đề cập đến gói hộ trợ 350 nghìn tỷ - ông Lâm cho rằng đây là một yếu tố tác động rất lớn tới tổng cầu của toàn xã hội.

Thứ hai là việc Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào các nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu. Hiện nay, khi nguyên, nhiên vật liệu thế giới tăng rất cao thì tất yếu giá nhập khẩu của chúng ta sẽ tăng theo. Điều này tạo nên chi phí đẩy, nhập khẩu lạm phát.

Thứ ba là việc đứt gãy chuỗi cung ứng. Ông Lâm cho rằng đây là áp lực tạo ra lạm phát rất lớn của thế giới trong thời điểm này. Ở châu Âu, việc đứt gãy của chuỗi cung ứng nhiên liệu, khí đốt làm lạm phát ở Châu Âu tăng rất mạnh.

"Hai tháng đầu năm lạm phát đã tăng 5% rồi, trong khi mục tiêu cả năm của họ chỉ là 2%", ông Lâm nói.

Đề cập việc giá xăng dầu từ đầu năm tới nay đã tăng tới hơn 60%, ông Lâm một lần nữa khẳng định "đây là áp lực rất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam".

Kế đó, ông Lâm dẫn lại thông báo mới đây của FAO về giá lương thực hiện đang tăng cao nhất trong 61 năm qua, chỉ riêng so với đầu năm đã tăng 24,1%. Về yếu tố này, ông Lâm cho rằng tạo ra tác động hai chiều. Bên cạnh áp lực thì cũng tạo ra thuận lợi cho Việt Nam trong vấn đề xuất khẩu.

Một vấn đề khác được ông Lâm chỉ ra là khi nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi, doanh nghiệp quay trở lại sản xuất thì việc thiếu hụt lao động hiện nay là một vấn đề "khá là quan trọng" có tác động tới lạm phát. Bởi khi thiếu hụt lao động thì doanh nghiệp sẽ phải bỏ thêm chi phí để tuyển dụng, đào tạo.

Từ những vấn đề trên, theo ông Lâm, để kiểm soát được lạm phát thì trước hết cần phải kiểm soát được nguồn cung. Đặc biệt là cung về xăng dầu.

"Theo tính toán, nếu giá xăng dầu tăng 10% thì sẽ tạo ra 0,36% lạm phát. Trong khi đó, giá xăng dầu từ đầu năm tới nay đã tăng tới 60%. Hay như trong 1,68% lạm phát của 2 tháng đầu năm thì xăng dầu đã đóng góp tới 1,63%", ông Lâm nói.

Tiếp đến là không được để xảy ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng ở các địa phương trong nước cũng như của thế giới với Việt Nam.

Về việc "lạm phát cao tác động tới nền kinh tế như thế nào", ông Lâm khẳng định sẽ tạo ra tác hại rất là lớn. Bởi nó tạo ra một mặt bằng giá mới. Mà khi đã có mặt bằng giá mới thì tất cả mọi kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh đều phải xây dựng, tính toán dựa trên mặt bằng mới này.

Thêm vào đó, khi tạo thành mặt bằng giá mới thì thu nhập thực tế của người dân sẽ bị giảm đi. Sức chi tiêu giảm sẽ lại dẫn tới làm giảm tổng cầu.

Góc nhìn chuyên gia về lạm phát trước những xung đột, giá cả hàng hoá leo thang - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê


KỲ VỌNG LẠM PHÁT SẼ TĂNG KHÔNG QUÁ CAO

Chia sẻ góc nhìn về việc kiểm soát lạm phát, ông Nguyễn Bá Khang, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin giám sát tài chính Quốc gia thuộc Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng trong quãng thời gian 6-7 năm qua, Việt Nam đã làm điều này khá tốt.

Theo ông Khang, việc này có thể tạo ra một nền tảng nhất định để Việt Nam có dư địa kiểm soát lạm phát trong mức "không tăng cao quá", chống lại những cú sốc về tăng giá từ bên ngoài.

Bên cạnh đó, ông Khang đánh giá, sau khi nền kinh tế phục hồi trở lại, nguồn cung về lương thực, thực phẩm đã phục hồi và tương đối dồi dào, giúp Việt Nam tránh được sức ép từ khía cạnh này.

Thêm vào đó, về mặt chính sách, việc miễn giảm phí, lệ phí đã triển khai thời gian qua sẽ phần nào góp phần làm bình ổn giá cả.

Giống như nhiều chuyên gia đã nhận định, Trung tâm Thông tin giám sát tài chính Quốc gia cũng cho rằng yếu tố lạm phát hiện nay khác hoàn toàn so với lạm phát ở các chu kỳ lạm phát trước. Bởi ở các chu kỳ trước, lạm phát xảy ra khi tổng cầu ra tăng quá nhanh, cao hơn so với sản lượng tiềm năng của nền kinh tế. Còn lạm phát hiện nay xảy ra do thiếu hụt nguồn cung hàng hóa phục vụ cho sản xuất.

Tổng hợp lại, theo ông Khang, những khó khăn đã nêu sẽ cản trở rất lớn tới mục tiêu tăng trưởng mà Chính phủ đã đề ra cho năm 2022 là từ 6%-6,5%.

"Đây là khó khăn chung, không chỉ riêng gì chúng ta", ông Khang nói và cho biết nước láng giềng Trung Quốc mới đây cũng đã phải điều chỉnh lại mục tiêu tăng trưởng xuống 5,5% - là mức thấp nhất trong 30 năm qua.

Trước câu hỏi về nguyên nhân khiến giá xăng dầu tăng cao như hiện nay và điều này có ảnh hưởng gì đến giá vàng hay tỷ giá hay không, ông Khang đưa ra một số nhận định.

Đầu tiên, theo ông Khang, trong dài hạn giá vàng luôn luôn có xu hướng tăng trong suốt thời gian qua. Và khi lạm phát tăng cao thì nhu cầu nắm giữ tiền sẽ giảm đi và nhà đầu tư sẽ có xu hướng chuyển sang các tài sản trú ẩn khác, trong đó có vàng.

Cá nhân ông Khang cho rằng tại thời điểm hiện nay nhà đầu tư mua vàng sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro bởi trên thực tế vàng hiện nay đã tăng khoảng 40% so với thời điểm trước đại dịch.

Và thường sau mỗi chu kỳ tăng như vậy, giá vàng thường sẽ giảm. "Ít nhất là từ 10%-20%, còn thời điểm nào thì tùy thuộc rất nhiều vào tình hình địa chính trị đang diễn ra trên thế giới", ông Khang nêu quan điểm.

Góc nhìn chuyên gia về lạm phát trước những xung đột, giá cả hàng hoá leo thang - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Bá Khang - Phó giám đốc Trung tâm Thông tin giám sát tài chính Quốc gia thuộc Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.


"NHẬN ĐỊNH LẠM PHÁT GÂY ÁP LỰC ĐẾN TỶ GIÁ Ở THỜI ĐIỂM NÀY LÀ KHÔNG ĐÚNG"

Về vấn đề tỷ giá, ông Khang đánh giá yếu tố tỷ giá của Việt Nam hiện nay không phụ thuộc nhiều vào lạm phát mà tùy thuộc chính vào việc "Fed kỳ họp ngày 16/3 này có tăng lãi suất hay không".

Ngoài ra, lạm phát tại Việt Nam hiện nay còn thấp hơn lạm phát tại Mỹ. Do đó, yếu tố lạm phát tác động lên tỷ giá hiện giờ đã khác trước hoàn toàn. Lấy ví dụ, "CPI tháng 1 của Mỹ là 7,5% trong khi CPI của chúng ta có 1,94%, chênh nhau tới hơn 5 điểm 5% - là một sự chênh lệch lớn do đó nhận định lạm phát gây áp lực đến tỷ giá ở thời điểm này là không đúng", ông Khang nêu vấn đề.

Cũng theo ông Khang, việc ổn định tỷ giá với Việt Nam lúc này không phải là vấn đề gây lo ngại nhiều khi tỷ giá đã được giữ nền ổn định trong suốt giai đoạn vừa qua. Phương thức điều hành đã giúp cho cung cầu ngoại tệ tăng lên, trong khi dự trữ ngoại hối cũng được tăng lên rất nhanh.

Bổ sung ý kiến của ông Khang, ông Nguyễn Bích Lâm nhận định giá dầu sẽ còn tăng cao trong thời gian tới ông Lâm đưa ra một số kiến giải về bản chất của vấn đề tăng giá này. Trước hết là bởi nhu cầu của thế giới về dầu ngày một tăng cao khi kinh tế phục hồi, trong khi đó thì trữ lượng thì không còn được nhiều và thế giới cũng không đầu tư nhiều vào việc thăm dò, khai thác thêm mỏ dầu mới. Do đó, sản lượng khai thác đã đạt mức gần như cao nhất rồi.

"Chúng ta phải nhận thức được yếu tố là đang có sự thiếu hụt giữa nguồn cung và tổng cầu để chúng ta xác định là giá dầu sẽ còn tăng và tăng ở mức cao", ông Lâm nói và cho rằng nhìn nhận điều này để thấy cuộc chiến Nga - Ukraina vừa qua chỉ là một tác nhân để thúc đẩy giá dầu tăng nhanh hơn mà thôi.

Về vấn đề ngoại tệ, ông Lâm cho biết cơ bản tán đồng với nhận định của ông Khang. Đồng thời cho rằng NHNN những năm vừa qua đã có sự điều hành rất tốt trong việc cung tiền để thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế và điều hành tỷ giá. Khẳng định tỷ giá ở Việt Nam hiện nay không phụ thuộc vào lạm phát hay giá vàng, ông Lâm dẫn chứng bởi 7,8 năm trước chúng ta đã xử lý được vấn đề vàng hóa, đô la hóa nền kinh tế rồi.

"XĂNG DẦU LÀ MẶT HÀNG RẤT ĐẶC THÙ"

Liên quan đến việc ổn định giá xăng dầu, đại diện của Cục Quản lý giá - ông Nguyễn Xuân Định cho rằng giải pháp cơ bản là phải đảm bảo nguồn cung, không để thiếu hụt xăng dầu trong mọi tình huống, tránh tình trạng đầu cơ găm hàng tích trữ.

Đầu tiên, ông Định cho biết xăng dầu là mặt hàng rất đặc thù mà giá cả phụ thuộc nhiều vào yếu tố cung cầu, tâm lý cũng như địa chính trị, kinh tế của các nước chứ không phụ thuộc nhiều vào chi phí sản xuất.

Trước những sự đột biến, bất thường của giá dầu, cùng với sự đồng tình về nhận định giá dầu xu hướng sẽ tiếp tục tăng cao, đại diện của Bộ Tài chính đánh giá việc dự báo giá dầu trong ngắn hạn là vô cùng khó khăn. Do đó, về trung và dài hạn, chúng ta chỉ có thể xây dựng sẵn những kịch bản giá xăng dầu để từ đó lên phương án ứng phó, điều hành cho phù hợp.

Theo ông Định, hiện cơ chế điều hành giá xăng dầu được thực hiện công khai, minh bạch. Trong đó, Quỹ bình ổn giá đang là công cụ hiệu quả trong công việc điều hành giá trong nước.

Ông Định đánh giá cao vai trò của Quỹ bình ổn giá trong việc ổn định mặt bằng giá và tâm lý người tiêu dùng thời gian qua. Đại diện Cục Quản lý giá cho rằng quỹ này sẽ tiếp tục là một công cụ quan trọng trong việc ứng phó các kịch bản - Tuy nhiên giải pháp căn cơ vẫn phải là đảm bảo được nguồn cung xăng dầu trong nước không để thiếu hụt, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Ông Định lấy ví dụ từ việc giá xăng dầu tăng cao trong nhiều thời điểm đã dẫn đến tình trạng đầu cơ, găm hàng, tích trữ. Qua đó, đề cập đến vai trò quan trọng của Bộ Công Thương trong việc kiểm tra, giám sát, điều hành nguồn cung.

Góc nhìn chuyên gia về lạm phát trước những xung đột, giá cả hàng hoá leo thang - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Xuân Định, Phó Trưởng Phòng Chính sách tổng hợp, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính)


Xoay quanh nội dung kiểm soát và điều hành lạm phát, tại diễn đàn, ông Lâm đã nêu một quan điểm đáng chú ý là: Việt Nam đã đến lúc phải thay đổi cách điều hành lạm phát để phù hợp với bối cảnh, điều kiện mới."CHÍNH SÁCH DÙ TỐT NHƯNG THỰC HIỆN MUỘN THÌ VẪN LÀ KHÔNG CÓ TÁC DỤNG"

"Tôi đề nghị Ban chỉ đạo điều hành giá Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương... cần nắm bắt tình hình kinh tế, chính trị thế giới và có thêm những công cụ phân tích dự báo một cách kịp thời hơn, chính xác hơn, để không phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài", ông Lâm cho biết.

Chẳng hạn như về xăng dầu, theo ông Lâm, ngoài chuyện dùng Quỹ bình ổn thì cơ bản vẫn phải đảm bảo nguồn cung - có thể từ nguồn cung trong nước, từ nhập khẩu, hay bài toán dự trữ thế nào để có thể dùng tới khi gặp những biến động...

Bên cạnh đó, ông Lâm cho rằng "chúng ta cần phải nhanh nhạy, linh hoạt hơn và đổi mới hơn". Theo ông Lâm, trước những biến động khó lường của tình hình thế giới thì "công tác điều hành cần phải kịp thời hơn, đúng thời điểm và hiệu quả". Đặc biệt là cần phải khẩn trương triển khai. "Kế hoạch, giải pháp rồi các chính sách dù tốt nhưng thực hiện muộn thì vẫn là không có tác dụng".

Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê lấy ví dụ ngay từ việc tiến hành giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu. "Chúng ta cần phải triển khai kịp thời. Bây giờ giá xăng dầu đang tăng rất mạnh, đợi tới tháng 1/4 chúng ta mới trình Quốc hội xong thực hiện thì rất là chậm, nhiều doanh nghiệp có khi đã... chết rồi", ông Lâm nói.

HSBC: Việt Nam cần đặc biệt lưu tâm đến những rủi ro về lạm phát

TS. Vũ Đình Ánh: "Áp lực lớn nhất của Việt Nam trong lúc này chính là việc kiểm soát nhập khẩu lạm phát"

"Lạm phát nhiều khả năng không phải mối lo lớn với Việt Nam"

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
3 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
3 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
2 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.902.764 VNĐ / thùng

74.88 USD / bbl

0.87 %

+ 0.65

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.802.996 VNĐ / thùng

70.95 USD / bbl

1.21 %

+ 0.85

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.131.741 VNĐ / m3

3.10 USD / mmbtu

7.28 %

- 0.24

Than đá

COAL

3.595.826 VNĐ / tấn

141.50 USD / mt

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu hoàn toàn, Bộ Công Thương nói gì?
11 giờ trước
Nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa
Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
14 giờ trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Đột ngột bật tăng phiên cuối tuần
16 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Giá dầu thô thế giới đột ngột bật tăng trong phiên cuối tuần. Giá dầu WTI và Brent tăng từ 1,3 USD đến 1,4 USD/thùng so với ngày hôm qua 21/11.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
16 giờ trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.