Góc nhìn chuyên gia: Xác suất giảm của VN-Index vào cuối năm sẽ rất thấp nhưng câu chuyện 1.500 điểm nên "để dành" sang năm 2022

26/12/2021 17:43
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Công ty Chứng khoán Yuantacho rằng trước mắt, trong giai đoạn sau Tết dương 2022, thị trường chứng khoán sẽ vẫn đi lên. Kỳ vọng VN-Index sẽ vượt qua ngưỡng cản tâm lý 1.500 điểm, qua đó hướng tới mốc trung hạn gần nhất là 1.600 điểm và xa hơn nữa là 1.800 điểm trong năm 2022.

Thoát khỏi "dớp" giảm phiên thứ 6, thị trường chứng khoán đã có phiên cuối tuần 24/12 hồi phục tốt, VN-Index kết phiên tăng 20,07 điểm lên mức 1.477,03 điểm, song vẫn giảm nhẹ 2,76 điểm so với cuối tuần trước. Liệu có còn cơ hội bứt phá cho chỉ số trong tuần tới hay sẽ là nhịp chỉnh mạnh dưới áp lực "chốt lời" cuối năm?

Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán Agriseco: Thị trường đã trở lại với trạng thái tăng giá trong cả 3 khung thời gian gồm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Lực cầu trên thực tế vẫn khá mạnh và tôi duy trì quan điểm VN-Index sẽ tiếp tục tích luỹ hướng dần lên mốc 1.500 điểm trong thời gian tới, đặc biệt khi các thông tin tích cực của thị trường vẫn ở phía trước (kỳ vọng từ gói hỗ trợ kinh tế của Chính phủ, mùa cao điểm kết quả kinh doanh quý 4 sắp công bố….). Tuy nhiên, lưu ý rằng các phiên tới có thể thị trường sẽ có những phiên biến động mạnh, đặc biệt tại nhóm trụ khi thời điểm chốt 31/12 đã gần kề, luôn có những "tin đồn" về giao dịch của các quỹ đầu tư trong những giai đoạn nhạy cảm như hiện nay.

Góc nhìn chuyên gia: Xác suất giảm của VN-Index vào cuối năm sẽ rất thấp nhưng câu chuyện 1.500 điểm nên để dành sang năm 2022 - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta: Thị trường cuối năm sẽ có hai áp lực bán lớn vào cuối năm, gồm việc bán ròng của khối ngoại với tâm điểm "chốt lời" nhóm bất động sản vốn hóa vừa và hoạt động cơ cấu mảng cho vay margin của các công ty chứng khoán. Song, về cơ bản thì những tác động này sẽ không quá lớn và tôi cho rằng kịch bản của một nhịp chỉnh sâu là khó xảy ra, VN-Index sẽ đi ngang trong một vài phiên đầu tuần và bứt phá tốt, tiệm cận ngưỡng cản 1.500 điểm vào những phiên giao dịch cuối tuần tới.

Chuyên gia chứng khoán Nguyễn Hồng Điệp: Có rất nhiều ý kiến cho rằng thị trường tuần cuối năm 2021 sẽ phải chịu những áp lực bán chốt lời từ cả các tổ chức và các nhà đầu tư cá nhân. Tuy nhiên, xét trong quá khứ thì thị trường những tuần cuối năm không biến động lớn, và quan điểm tôi cho rằng xác thấp giảm sẽ rất thấp. Diễn biến tuần tới, chỉ số sẽ chỉ dao động đi ngang quanh ngưỡng 1.470-1.480 điểm và động lực bứt phá lên ngưỡng 1.500 điểm có lẽ là câu chuyện giành sang cho năm 2022.

Phiên thứ 5, 23/12, VN-Index đã có lúc giảm mạnh tới 30 điểm trước khi thu hẹp đà giảm còn gần 21 điểm khi đóng cửa? Lý do nào đã gây ra nhịp chỉnh này?

Ông Đỗ Trung Thành, Trưởng phòng Phân tích Doanh nghiệp, CTCK Dầu khí (PSI): Theo tôi, nguyên nhân gây giảm đầu tiên chính là tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trong bối cảnh thanh khoản toàn thị trường đã hạ nhiệt xuống mức thấp hơn trong một vài tuần qua; cộng thêm yếu tố chu kỳ khiến thiếu vắng đi dòng tiền của các nhà đầu tư tổ chức, nước ngoài trong giai đoạn cuối năm. Nhiều cổ phiếu đầu cơ bị chốt lời đã tác động mạnh tới tâm lý song song với tình hình căng thẳng margin dẫn đến các công ty chứng khoán hạn chế cấp thêm nguồn mới. Những nhịp điều chỉnh của thị trường thế giới ngoài ra cũng góp phần khiến thị trường ghi nhận mức giảm mạnh.

Chuyên gia chứng khoán Nguyễn Hồng Điệp: Phiên thứ 5, VN-Index giảm mạnh trong bối cảnh thông tin vĩ mô hay thế giới không có nhiều khả năng tác động. Theo tôi, đây chỉ là một phiên dao động khi thị trường đã sideway quá lâu trong vùng giá 1.470-1.480 điểm, nhún để tạo đà đồng thời thanh lọc các lớp nhà đầu tư và chuyển hóa giữa các dòng cổ phiếu.

Góc nhìn chuyên gia: Xác suất giảm của VN-Index vào cuối năm sẽ rất thấp nhưng câu chuyện 1.500 điểm nên để dành sang năm 2022 - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán Agriseco

Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán Agriseco: Phiên giảm sâu theo tôi là tổng hòa của nhiều yếu tố. Thời điểm đó, thị trường có thể đang xuất hiện những lo ngại về các công ty chứng khoán sẽ hạ tỷ lệ cho vay margin với một số nhóm cổ phiếu trong giai đoạn cuối năm, điều này sẽ gây ảnh hưởng tới cung-cầu thị trường trong ngắn hạn. Thứ hai là tâm lý cận Tết khiến nhiều nhà đầu tư đang trong trạng thái sẵn sàng rút tiền ra để bảo toàn thành quả cả năm vừa qua trước khi bắt đầu tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới vào năm 2022. Cuối cùng, theo tôi hiện tượng thị trường sideway nhưng phần lớn nhà đầu tư ở trong trạng thái thua lỗ khi dòng tiền phân hoá và một số nhóm trụ cột như thép, ngân hàng có diễn biến không như kỳ vọng sẽ dễ dẫn đến một cú bán tháo khi thị trường xuất hiện những chuyển biến về mặt tâm lý.

Nhóm vốn hóa lớn đã tăng điểm trở lại trong khi những nhịp điều chỉnh đã dần rõ hơn tại nhóm vừa và nhỏ. Đây có phải là dòng tiền đang quay lại với những mã bluechips nền tảng tốt không?

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Công ty Chứng khoán Yuanta: Bây giờ vẫn còn quá sớm để khẳng định việc dòng tiền có thể quay trở lại với nhóm vốn hóa lớn hay chưa bởi lẽ xu hướng tăng tại các cổ phiếu này chưa có dấu hiệu xác lập một cách rõ ràng. Điểm cần chú ý là việc rủi ro tại nhóm này đã giảm, đầu tiền là tỷ lệ Earnings-price ratio (E/P) của hai nhóm ngân hàng và thép lần lượt trên 7% và trên 15,6% - cao hơn mức lãi suất ngân hàng khá nhiều (5-6%), nói cách khác định giá đang khá hấp dẫn. Đồng thời, giá cổ phiếu cũng đã rơi xuống vùng đáy cũng sẽ kích thích dòng tiền chuyển hướng từ các nhóm cổ phiếu đầu cơ sang nhóm vốn hóa lớn. Nếu đà tăng tiếp tục thêm trong một vài phiên đầu tuần tới thì khả năng cao đà tăng sẽ được xác lập và dòng tiền sẽ sớm coi cổ phiếu vốn hóa lớn là tâm điểm.

Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán Agriseco: Với tâm lý muốn duy trì lợi nhuận trước khi kết thúc năm, tôi kỳ vọng dòng tiền sau khi thoát vị thế khỏi các mã có tính đầu cơ cao sẽ tìm lại đường về với các mã Bluechips do đây là nhóm các cổ phiếu đầu ngành, có thị phần và triển vọng tăng trưởng lợi nhuận rõ ràng trên thị trường. Ngoài ra, việc dòng tiền có xu hướng dịch chuyển sang nhóm trụ cột sẽ là dấu hiệu rất tích cực và giúp VN-Index có thể tăng trưởng bền vững trong trung và dài hạn.

Góc nhìn chuyên gia: Xác suất giảm của VN-Index vào cuối năm sẽ rất thấp nhưng câu chuyện 1.500 điểm nên để dành sang năm 2022 - Ảnh 3.

Ông Đỗ Trung Thành, Trưởng phòng Phân tích Doanh nghiệp, CTCK Dầu khí (PSI)

Ông Đỗ Trung Thành, Trưởng phòng Phân tích Doanh nghiệp, CTCK Dầu khí (PSI): 

Đúng như vậy. Đây là giai đoạn mà mùa kết quả kinh doanh sắp bắt đầu do đó dòng tiền nhập cuộc trở lại sẽ có xu hướng chuyển dịch từ nhóm cổ phiếu đầu cơ sang chọn lựa những cổ phiếu vốn hóa lớn có nền tảng tốt để đón đầu mùa công bố kết quả kinh doanh cuối năm.


Dòng tiền đã có sự chú tới nhóm cổ phiếu nhà băng, đặc biệt trong phiên thứ 6 khi toàn bộ cổ phiếu đều "xanh giá", ông có cho rằng cổ đông ngân hàng có thể tiếp tục hân hoan trong tuần tới không?

Ông Đỗ Trung Thành, Trưởng phòng Phân tích Doanh nghiệp, CTCK Dầu khí (PSI): Tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng thường được gia tăng trong giai đoạn cuối năm và đây là điểm cộng giúp cải thiện kết quả kinh doanh trong quý 4. Khả năng cao trong mùa báo cáo kết quả kinh doanh sắp tới, nhóm cổ phiếu nhiều sẽ là đầu tàu dẫn dắt thị trường. Ngoài ra nhà đầu tư cũng nên theo dõi thêm về chất lượng tài sản của các ngân hàng trong giai đoạn cuối năm.

Chuyên gia chứng khoán Nguyễn Hồng Điệp: Cổ phiếu ngân hàng gần như đã giảm xuống vùng đáy, cho dù có tăng mạnh 1-2 phiên thì vẫn ở vùng rất hấp dẫn cho đầu tư trong khoảng 6 tháng. Nhà đầu tư có thể xem xét giải ngân tại những nhịp "chững lại" để đạt mức sinh lời tốt nhất. Tôi dự báo dòng ngân hàng trong tuần tới sẽ có những phiên chỉnh nhẹ song tổng thể chung, cổ đông ngân hàng sẽ được "an ủi, động viên" trong tuần cuối cùng của năm.

Hàng loạt cổ phiếu bất động sản – xây dựng đã hạ nhiệt, nhiều mã còn giảm sàn trong tuần vừa qua, ông đánh giá như thế nào đối với những cổ phiếu này trong tuần tới?

Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán Agriseco: Giai đoạn vừa rồi đã có rất nhiều cổ phiếu của các ngành này có mức tăng giá chạy trước lợi nhuận, phản ánh kỳ vọng vào giá trị quỹ đất hoặc triển vọng triển khai dự án các năm tới. Mặc dù vậy quay lại thực tại thì ảnh hưởng của Covid trong quý 3 vừa qua đã khiến hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản – xây dựng bị ảnh hưởng khá nặng nề do phải hoãn tiến độ triển khai và bàn giao dự án, từ đó tạo ra sức ép tâm lý lên giá cổ phiếu của 2 nhóm ngành này. Tôi cho rằng diễn biến này sẽ tiếp diễn trong một vài phiên đầu tuần tới để thị trường kiểm định lại nguồn cung giá rẻ đối với 2 nhóm ngành trên.

Song, trong trung và dài hạn, tiềm năng tăng giá của nhóm bất động sản và xây dựng vẫn rất tích cực do: (1) mặt bằng giá bất động sản toàn quốc vẫn đang neo ở mức rất cao và (2) xu hướng đẩy mạnh đầu tư công để thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế trong năm 2022.

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Công ty Chứng khoán Yuanta: Tỷ lệ E/P của nhóm cổ phiếu bất động sản đang xuống dưới mức 6% bởi giá cổ phiếu đã tăng quá nhanh, như vậy đã thấp hơn lãi suất ngân hàng cho thấy tính hấp dẫn đã không còn quá cao.

Phải lưu ý thêm rằng, EPS của các doanh nghiệp BĐS có sự phân hóa lớn, nếu chỉ xét riêng nhóm cổ phiếu BĐS vốn hóa nhỏ thì định giá đang ở mức cực kỳ cao, có thể gọi là cổ phiếu "siêu nóng" đồng nghĩa rủi ro sẽ tăng rất cao. Mặt khác, điểm rơi lợi nhuận các doanh nghiệp BĐS – xây dựng thường vào quý 1 thay vì quý 4 như thời gian qua, qua đó có thể nói rằng đà tăng nóng đang tạo ra một "bong bóng" tạm thời tại dòng cổ phiếu này, tiềm ẩn rủi ro lớn cho những nhà đầu tư tham gia "sâu".

Trong thời gian tới, cổ phiếu BĐS sẽ trở nên thực chất hơn, những cổ phiếu doanh nghiệp có quỹ đất lớn, tài chính tốt sẽ vẫn tăng tích cực.

Tuần tới đã là tuần cuối cùng của năm 2021, nhìn sang triển vọng trong năm 2022, VN-Index có thể leo tới đỉnh cao nào về điểm số? Ông kỳ vọng nhóm ngành nào sẽ thống lĩnh thị trường trong năm mới?

Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán Agriseco: Tôi kỳ vọng thị trường sẽ đạt trên mốc 1.600 – 1.700 điểm trong năm 2022, tương đương mức P/E forward khoảng trên 18 lần, đây vẫn là một mức định giá khá rẻ của VN – Index nếu so sánh với các thị trường khác trong khu vực. Các nhóm ngành có câu chuyện đầu tư tiềm năng trong năm tới nhà đầu tư có thể quan tâm như: (1) chủ đề đầu tư công: bất động sản và xây dựng (đặc biệt là nhóm doanh nghiệp chuyên trong xây dựng hạ tầng); (2) sự mở cửa của nền kinh tế sau đại dịch: khu công nghiệp (theo xu hướng gia tăng của dòng vốn FDI), Dệt may và Thuỷ sản (cước vận tải biển đang có dấu hiệu hạ nhiệt và hỗ trợ khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp); cảng biển.

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Công ty Chứng khoán Yuanta: Trước mắt, trong giai đoạn sau Tết dương, thị trường sẽ vẫn đi lên khi mà toàn cầu đang dần thích nghi với dịch bệnh và đi lên; thay vì cú sốc giảm mạnh như quý 1/2021 trước đó. Tổng thể chung, tôi kỳ vọng VN-Index sẽ vượt qua ngưỡng cản tâm lý 1.500 điểm, qua đó hướng tới mốc trung hạn gần nhất là 1.600 điểm và xa hơn nữa là 1.800 điểm trong năm 2022. Nếu hẹp hơn, chỉ nhìn trong tuần tiếp theo, tôi khuyến nghị nhà đầu tư có thể nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu khoảng 30-45% và hạn chế mua thêm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ, có nhiều tính chất đầu cơ để dần chuyển hướng sang các nhóm vốn hóa lớn như ngân hàng hoặc thép.

Quan điểm của tôi trong năm 2022 thiên về hướng sẽ không còn quá thuận lợi để kiếm về mức lợi nhuận lớn như năm 2020 hay 2021. Nhà đầu tư nên tìm kiếm những cổ phiếu có câu chuyện tăng trưởng, nền tàng cơ bản tốt đồng thời có mức E/P hấp dẫn, ít nhất cao hơn lãi suất ngân hàng.

Góc nhìn chuyên gia: Xác suất giảm của VN-Index vào cuối năm sẽ rất thấp nhưng câu chuyện 1.500 điểm nên để dành sang năm 2022 - Ảnh 4.

Chuyên gia chứng khoán Nguyễn Hồng Điệp

Chuyên gia chứng khoán Nguyễn Hồng Điệp: Năm 2022 sẽ là năm hậu COVID-19, những ngành hưởng lợi lớn nhất theo tôi đó là Ngân hàng, Chứng khoán và Logistics-cảng biển. Một số ngành cũng có thể quan tâm theo đà phục hồi nền kinh tế còn có nhóm bất động sản, cụ thể là những doanh nghiệp còn tài sản, còn tiềm lực về các dự án mới, và nhóm thép khi giá cổ phiếu đã giảm quá sâu xuống vùng thấp nhất lịch sử, trong khi triển vọng lợi nhuận đang rất tốt. Với kịch bản tích cực, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể sẽ đạt đến mức điểm 1.750 – 1.800 điểm trong năm 2022, ngưỡng 2.000 tuy vẫn có khả năng song sẽ cần thêm rất nhiều yếu tố tốt hỗ trợ.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
31 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
11 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
24 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
59 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
7 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.