Các chỉ số giảm dần trong phiên chiều ngày 07/03 sau khi giao dịch trên tham chiếu trong phiên sáng. VN-Index và VN30-Index giảm lần lượt 8,03 điểm (-0,72%) và 11,14 điểm (1,01%) xuống còn 1.112,26 điểm và 1.092,17 điểm.
Tình trạng bán giá thấp ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, cụ thể là nhóm VN30 và nhóm HNX30 đã tạo áp lực lên thị trường. Giá 18/30 cổ phiếu trong nhóm VN30 đã giảm và đóng cửa thấp hơn các mức giá xác lập trong phiên sáng; chỉ một số ít các mã có mức tăng đáng kể như ROS, VNM, HSG, SSI, MSN…
GTGD giao dịch vẫn duy trì gần 9.000 tỷ đồng trên cả 2 sàn, tăng nhẹ so với phiên hôm qua và nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ được quan tâm hơn (VNMidcap- tăng 0,25% và VNSmallcap tăng 0,1%).
Tâm lý kém tích cực thể hiện rõ hơn trên các HĐTL khi các HĐ này đều giao dịch ở giá đỏ trong gần suốt phiên và có xu hướng giảm dần. Cả 4 HĐTL đều giảm mạnh hơn chỉ số VN30, đặc biệt là HĐ dài hạn nhất là F1809 giảm 29,9 điểm, khiến chênh lệch với giá lý thuyết chỉ còn 25,7 điểm. Triển vọng dài hạn yếu dần khiến nhà đầu tư mất dần tự tin gây áp lực lên thị trường.
Điểm tích cực là dòng tiền vào thị trường vẫn khá tốt, nâng tổng KLGD lên 34.686 HĐ, tương đương hơn 3.800 tỷ đồng. Tuy nhiên, phần lớn nhà đầu tư vẫn lựa chọn đóng trạng thái trong phiên để bảo toàn vị thế, khối lượng mở khá thấp chỉ đạt 9.248 HĐ.
Chỉ số VN30 tăng điểm khá tốt nửa đầu phiên vượt nhẹ kháng cự ngày 1105 điểm nhưng không giữ được lâu và đảo chiều giảm trở lại xuyên nhẹ qua kháng cự 1094 điểm.
Khối lượng giao dịch giảm nhẹ so với phiên trước, nhưng vẫn đóng cửa cao hơn phiên giảm mạnh ngày 5/3. Áp lực bán tăng trở lại ở khá nhiều mã, do vậy nhiều khả năng chỉ số VN30 sẽ kiểm định lại hỗ trợ 1.085 điểm trong phiên kế tiếp.