Góc nhìn toàn cảnh về năng lực thu hút và giữ chân tập đoàn đa quốc gia của Việt Nam so với Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico, Indonesia...

01/09/2020 13:59
Các doanh nghiệp lớn thực sự muốn mở rộng hoạt động ở quốc gia nào, Việt Nam, Ấn Độ hay Thái Lan, Indonesia? Và có đúng là họ muốn "thoát Trung" như lời đồn?

Trong Báo cáo năng lực cạnh tranh đầu tư toàn cầu 2019/2020: Xây dựng lại niềm tin của nhà đầu tư trong thời điểm không chắc chắn, Ngân hàng Thế giới đã thực hiện một cuộc khảo sát với 2.400 giám đốc kinh doanh làm việc cho các tập đoàn đa quốc gia (MNE) tại 10 quốc gia thu nhập trung bình trong đó có Việt Nam. Kết quả khảo sát đã chỉ ra rất nhiều điểm mạnh, điểm yếu của Việt Nam so với các đối thủ trong cuộc đua thu hút FDI.

1. MNE hoạt động tại Việt Nam xuất khẩu nhiều hơn phục vụ thị trường nội địa

Khi được hỏi "Trong năm tài chính trước, bao nhiêu phần trăm doanh thu của công ty bạn là từ xuất khẩu?", có tới 74% CEO các công ty đa quốc gia trong lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam trả lời có. Trong khi tại Ấn Độ, con số này chỉ là 30%. Ở Trung Quốc là 48% và ở Thái Lan là 38% đáp án có cho câu hỏi này.

Trong lĩnh vực dịch vụ, số lượng doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu lại cao ở Ấn Độ và Thái Lan, trong khi ở Trung Quốc chỉ 21% và Việt Nam là 29%.

Góc nhìn toàn cảnh về năng lực thu hút và giữ chân tập đoàn đa quốc gia của Việt Nam so với Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico, Indonesia... - Ảnh 1.

2. Đầu vào cho quá trình sản xuất tại Việt Nam phụ thuộc nguồn nước ngoài

Đầu vào của hoạt động sản xuất và cả dịch vụ của MNE tại Việt Nam cũng phải nhập khẩu nhiều hơn so với các quốc gia khác, từ Mexico, Malaysia đến Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan. Trung Quốc là quốc gia nơi doanh nghiệp ít phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào nhất. 

3. Áp lực cạnh tranh của MNE tại Việt Nam chủ yếu đến từ công ty nước ngoài khác, không phải nội địa

Góc nhìn toàn cảnh về năng lực thu hút và giữ chân tập đoàn đa quốc gia của Việt Nam so với Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico, Indonesia... - Ảnh 2.

Trả lời câu hỏi: "Trong 3 năm gần nhất, mặt hàng chủ chốt của công ty bạn tăng, giảm hay giữ nguyên thị phần tại quốc gia đầu tư?". 66% doanh nghiệp Ấn Độ trả lời thị phần của họ tăng, Việt Nam đứng thứ 3 với 55%.

Đối với MNE tại Việt Nam, áp lực cạnh tranh lớn nhất đến từ các công ty nước ngoài khác, chiếm tới 61% (bao gồm cả công ty hoạt động tại Việt Nam và ở nước ngoài). Chỉ có 24% đến từ công ty trong nước và 5% đến từ hàng nhập khẩu.

Áp lực cạnh tranh với doanh nghiệp nội địa ở Việt Nam là thấp nhất trong số 10 quốc gia. Trong khi đó, áp lực cạnh tranh với doanh nghiệp nội địa ở Trung Quốc và Ấn Độ là rất cao, áp lực cạnh tranh đến từ doanh nghiệp nước ngoài khác là tương đối thấp.

4. 91% doanh nghiệp đa quốc gia sẽ còn gắn bó với Việt Nam trong 3 năm tới

Góc nhìn toàn cảnh về năng lực thu hút và giữ chân tập đoàn đa quốc gia của Việt Nam so với Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico, Indonesia... - Ảnh 3.

Khảo sát cho thấy, 46% MNE hoạt động tại Việt Nam cho biết sẽ mở rộng kinh doanh, 45% sẽ duy trì hoạt động, 1% sẽ thu hẹp hoạt động và 8% có ý định rời Việt Nam trong 3 năm tới. 

Số liệu cũng cho thấy không có nhiều doanh nghiệp tại Trung Quốc muốn mở rộng hoạt động (chỉ chiếm 17%). Nhưng có tới 73% doanh nghiệp cho biết họ sẽ duy trì hoạt động ở Trung Quốc và gần như 0% muốn thoái lui khỏi quốc gia tỷ dân này.

Kết quả của Việt Nam trong câu hỏi này có phần khả quan lớn Thái Lan và Malaysia, nhưng lại kém hơn Indonesia. Đối thủ đáng gờm của Việt Nam cũng có thể sẽ là Ấn Độ khi có tới 97% công ty hoạt động tại đây sẽ mở rộng hoạt động hoặc ít nhất là duy trì. Chỉ có 1% muốn thu hẹp hoạt động.

5. 3 điểm khó của MNE tại Việt Nam: phê duyệt đầu tư, tỷ lệ nội địa hóa và ràng buộc với lao động nước ngoài

Góc nhìn toàn cảnh về năng lực thu hút và giữ chân tập đoàn đa quốc gia của Việt Nam so với Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico, Indonesia... - Ảnh 4.

Doanh nghiệp ở cả 10 quốc gia đều cho rằng quy trình phê duyệt đầu tư là trở ngại lớn nhất đối với doanh nghiệp nước ngoài. Về trở ngại lớn thứ hai, trong khi có tới 6 quốc gia trục trặc về ràng buộc giá, công nghệ, sản phẩm thì doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam lại gặp khó về yêu cầu nội địa hóa. Ràng buộc thứ ba tại Việt Nam là các quy định với người lao động nước ngoài.

Tin mới

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus nằm trong đường dây sữa giả
9 giờ trước
Ngày 17/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết đã rà soát và phát hiện sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong bệnh viện thuộc danh mục các sản phẩm sữa do một trong các công ty thuộc đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa được cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an triệt phá.
THACO AUTO tri ân khách hàng dịp lễ 30/4 và 01/5
9 giờ trước
Chào mừng đại lễ 30/4 và 01/5, THACO AUTO triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt cùng nhiều quà tặng hấp dẫn cho khách hàng mua xe thương hiệu Kia và Mazda trên toàn quốc.
Vé máy bay dịp 30/4 tăng chóng mặt: Một địa điểm có giá vé tăng gần gấp đôi dù đi bất kì đâu
9 giờ trước
Mặc dù giá vé máy bay dịp lễ 30/4 năm nay đều có xu hướng tăng so với ngày thường, nhưng riêng các chặng bay xuất phát từ nơi này lại tăng gần gấp đôi, có hành trình thậm chí ngang ngửa với cao điểm Tết Nguyên đán.
Ra mắt Rolls-Royce Ghost Series II giá từ 34,9 tỷ đồng: ‘Thảm bay’ của giới đại gia Việt
10 giờ trước
Rolls-Royce Ghost Series II là phiên bản nâng cấp giữa vòng đời của thế hệ thứ 2 ra mắt vào năm 2020.
Vụ gần 600 loại sữa giả tung hoành suốt 4 năm: Doanh nghiệp chiết khấu 60% chưa kể quà cáp lễ Tết; bác sĩ chỉ định mua uống
11 giờ trước
Theo chia sẻ của một chủ cửa hàng sữa thì sở dĩ các shop nhiệt tình tư vấn bán hàng cho những doanh nghiệp này bởi chính sách chiết khấu được hưởng rất cao, dao động từ 40 - 60%, chưa bao gồm các chương trình tặng quà tri ân khách hàng vào dịp cuối năm, lễ tết.

Tin cùng chuyên mục

Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
13 giờ trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
14 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
1 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.
Sau Hàn Quốc, Việt Nam là quốc gia thứ 2 được Apple "ưu ái" làm điều này, ngay cả Mỹ hay Nhật cũng chưa từng có!
1 ngày trước
Việt Nam là quốc gia thứ hai trên toàn cầu được Apple ưu ái tính năng này.