Gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng: Giải pháp giải ngân nhanh, hiệu quả

09/03/2022 16:06
Với hơn 113.000 tỷ đồng, đầu tư hạ tầng là trọng tâm trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Nếu xem nền kinh tế sau COVID-19 giống như một người vừa trải qua cơn "bạo bệnh" thì các gói hỗ trợ giống như liều thuốc bổ giúp người bệnh phục hồi sức khỏe cũng như nên kinh tế lấy lại nhịp tăng trưởng sau những giai đoạn gần như đóng băng nhiều hoạt động

Ngay đầu năm 2022 này, một Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, với gói ngân sách “chưa có tiền lệ” lên tới 350.000 tỉ đồng, được giải ngân trong 2 năm 2022 - 2023 đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ nhất Quốc hội khóa XV. Ngay sau đó Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11 là kim chỉ nam hành động cho chương trình này.

Việc này đã cơ bản đáp ứng được mong muốn của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Quốc hội và Chính phủ trong việc đưa nền kinh tế của nước ta sớm vượt qua giai đoạn nhiều khó khăn, thử thách để vững bước đi lên.

Gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng: Giải pháp giải ngân nhanh, hiệu quả - Ảnh 1.

Cơ cấu gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng


Cho đến thời điểm này chương trình mới được triển khai trong khoảng hơn 1 tháng. Trong đó, một số chính sách đã ngay lập tức được đưa vào thực tế, các đối tượng thụ hưởng đã ngay lập tức nhận được hỗ trợ. Tuy nhiên, đây là chương trình có quy mô lớn nhất từ trước đến nay cho rất nhiều lĩnh vực như đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, an sinh xã hội, y tế và chuyển đổi số…Cho nên khối lượng công việc của chúng ta trong 2 năm tới là rất nhiều.

Làm thế nào có thể giải ngân được nhanh nhưng mỗi đồng vốn của ngân sách phải được sử dụng một cách hiệu quả?

Nói về việc triển khai gói 350.000 tỷ đồng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết với nhóm đầu tư công, bên cạnh 3 nhóm giải pháp đặc thù được Quốc hội cho phép thực hiện thì vẫn phải thực hiện theo các quy định hiện hành về đầu tư công. Do vậy nó mất nhiều thời gian hơn so với nhóm tín dụng cũng như nhóm chính sách thuế, phí.

Theo ông Phương, để khắc phục tình trạng này, Quốc hội đã cho phép thực hiện một cơ chế mang tính linh hoạt kết hợp hài hoà giữa chương trình phục hồi với kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó với khoản ngân sách được bổ sung từ chương trình phục hồi 113.000 tỷ đồng cho đầu tư công sẽ triển khai tăng thêm dự toán ngân sách trung ương năm 2022 - 2023 chi cho đầu tư công. Trước mắt sẽ chi ngay cho các dự án của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã đủ điều kiện thực hiện và giải ngân.

Còn với các dự án trong chương trình phục hồi nền kinh tế sẽ được chi tiêu thế nào? Về vấn đề này theo ông Phương, có thể những dự án được hoàn thiện sớm thủ tục có thể giải ngân được ngay trong năm 2022 hoặc 2023. Còn với những dự án lớn thì phần giải ngân trong quá trình thực hiện sẽ rơi vào khoảng 2024, 2025. Lúc đó sẽ sử dụng khoản vốn đáng nhẽ ra được chi tiêu cho kế hoạch đầu tư công trung hạn với các dự án đã được tiêu trước năm 2022 - 2023 rồi thì phần vốn dư sẽ được để đắp sang giải ngân cho các dự án của chương trình phục hồi.

Liên quan đến triển khai các dự án trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, PGS. TS Hoàng Văn Cường nhấn mạnh tầm quan trọng của các dự án đạt mục tiêu là phục hồi nền kinh tế. Ông Cường lấy ví dụ như một người mới ốm dậy, sau khi ốm dậy xong cần phải làm nhà.

“Để có sức làm nhà cần bổ sung một liều thuốc bổ. Cần uống thuốc bổ đã rồi mới làm nhà. Nhưng giờ lại không dùng tiền đấy để mua thuốc bổ mà thôi để lại làm nhà. Sau khi làm nhà xong rồi chắc giờ đã có đủ sức khoẻ để phục hồi. Lúc đây mua thuốc bổ không có ý nghĩa gì nữa. Những gì thuộc phục hồi kinh tế phải hoàn thành trong 2 năm”, ông Cường cho biết.


Tin mới

Kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Facebook, TikTok, Zalo, YouTube...
19 phút trước
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa yêu cầu các địa phương phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và mạng xã hội như, Facebook, TikTok, Zalo, YouTube...
iPhone 16 ra mắt, người Nga ‘tậu’ máy mới bằng cách nào?
2 giờ trước
Lệnh cấm xuất khẩu của Apple liệu có khiến người Nga từ bỏ những chiếc điện thoại iPhone mới nhất?
Volkswagen Teramont giảm tới hơn 500 triệu tại đại lý: Xuống dưới mốc 2 tỷ, 'mềm' hơn giá thực tế của Explorer
3 giờ trước
Giá thực tế Volkswagen Teramont này đã ngang ngửa Ford Explorer song vẫn cao hơn niêm yết của Hyundai Palisade.
1.000 dân có 63 xe ô tô, Việt Nam bước vào giai đoạn "ô tô hóa"
3 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng từ năm 2024 - 2030, trên cơ sở một quốc gia được coi là bước vào giai đoạn "ô tô hóa" khi trung bình có trên 50 ô tô/1.000 dân
Thị trường ngày 21/9: Giá vàng vượt 2.600 USD, dầu, đồng và cà phê giảm
4 giờ trước
Giá vàng đã tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mới, trên 2.600 USD trong phiên thứ Sáu (20/9). Tuy nhiên, dầu giảm trong phiên này, cùng xu hướng với giá một số mặt hàng chủ chốt khác như đồng, cà phê…

Tin cùng chuyên mục

Giờ này năm ngoái còn "cháy hàng", vậy mà giờ màu Titan Tự nhiên đã bị người Việt hắt hủi trên iPhone 16 Pro Max
5 giờ trước
"Cả thèm, chóng chán" là những gì để nói về màu Titan tự nhiên.
Bán vé tàu Tết sớm, đường sắt 'nói không' với ghế phụ
5 giờ trước
Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại cao của người dân trong dịp Tết Ất Tỵ năm 2025, năm nay Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam mở bán vé tàu Tết sớm hơn mọi năm, đặc biệt không bán ghế phụ hoặc ghế chuyển đổi.
Cận cảnh Hyundai Santa Fe bản Prestige: Giá 1,265 tỷ đồng, tiện nghi gần ngang bản full, dễ thành bản bán chạy
8 giờ trước
Hyundai Santa Fe bản Prestige chỉ thua bản cao cấp nhất về vận hành và một số ít trang bị tiện nghi.
Một mẫu iPhone 16 cháy hàng tại Việt Nam: Sếp một chuỗi đại lý tuyên bố giao trễ tặng luôn cọc, gần 20.000 máy được chốt đơn chỉ trong 1 đêm!
9 giờ trước
Nhiều mẫu iPhone 16 Pro Max nhanh chóng rơi vào tình trạng hết hàng chỉ sau ít phút mở đặt trước tại Việt Nam.