Ông André Gama, phụ trách chương trình về An sinh xã hội, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam.
Đánh giá cao Nghị quyết 68 của Chính phủ về việc hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19, ông André Gama, phụ trách chương trình về An sinh xã hội, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam, trong phần trả lời báo chí dưới đây còn nhấn mạnh thêm rằng hành động nhanh chóng này của Chính phủ Việt Nam là một điểm sáng hiện nay.
"Chúng tôi kêu gọi Chính phủ và người dân Việt Nam không nên nhìn nhận gói hỗ trợ này, và cả các biện pháp hỗ trợ khác đối với đại dịch Covid-19, trên khía cạnh chi phí, mà nên coi đó là sự đầu tư để bình ổn nguồn thu nhập gia đình, cuộc sống của người lao động; bình ổn nền kinh tế thông qua việc hỗ trợ tiền mặt, thu nhập cho các gia đình để có thể tiếp tục mua hàng, mua dịch vụ, từ đó nền kinh tế có thể tiếp tục được duy trì và hồi phục từ những tổn thất do đại dịch gây ra".
ILO thường xuyên cập nhật về tình trạng của các gói hỗ trợ mà các quốc gia thành viên triển khai để đối phó với Covid-19. Từ đó, xác định ra đâu là những cách làm tốt nhất. Dĩ nhiên, việc hỗ trợ này phụ thuộc rất lớn vào tình hình của mỗi quốc gia; nên những biện pháp được áp dụng ở châu Âu nơi có tỷ lệ bao phủ của bảo hiểm xã hội ở mức rất cao có thể không phù hợp với những quốc gia có bộ phận phi chính thức lớn như Việt Nam.
Tuy nhiên, chúng tôi có thể thấy rằng, các biện pháp càng mang tính đại chúng và sử dụng các chương trình, các kênh sẵn có để hỗ trợ thường đảm bảo sự công bằng tốt hơn và có hiệu quả tốt hơn.
Dĩ nhiên, các chương trình mang tính đại chúng, toàn dân, có tính chất bao cấp có thể khá tốn kém do các chương trình này hướng tới tất cả dân số. Do vậy, với trường hợp như của Việt Nam, có thể có phương án tương tự thay thế như là các chương trình dành cho toàn bộ người lao động trong một ngành nào đó hoặc tại một khu vực địa lý nào đó.
Lý đó đó là, rất khó có thể xác định và tiếp cận được người lao động trong nền kinh tế phi chính thức. Từ những dữ liệu mà chúng tôi thu thập được trên thế giới thấy rằng, họ là một trong những nhóm lao động đang phải chịu thiệt hại nhiều nhất từ những tác động về mặt kinh tế của đại dịch Covid-19. Do đó, đây là vài điểm cần lưu ý khi thiết kế, triển khai các biện pháp phản ứng với đại dịch.
Đồng thời, chúng tôi cũng cho rằng, đây cũng là thời điểm chúng ta nên nhìn lại những hỗ trợ đang có, nhất là những hỗ trợ thông qua hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội. Bây giờ là lúc chúng ta cần cùng nhau xem xét cả hệ thống và cùng tìm ra cách để cải thiện; làm cho hệ thống trở nên vững mạnh hơn, có khả năng phản ứng, chống chịu tốt hơn với các cú sốc; để nếu có thể xảy ra khủng hoảng lần tới, Việt Nam sẽ có một hệ thống tốt hơn, sẵn sàng hơn, có khả năng nhanh chóng hỗ trợ người dân và cả nền kinh tế.
Chúng tôi cho rằng đây chắc chắn là hướng đi đúng đắn. Với những gì diễn ra trên thế giới, chúng tôi rút ra rằng khi các thủ tục hành chính phức tạp, rất nhiều người, đặc biệt là những người đang cần được hỗ trợ nhiều hơn, khó có khả năng hoàn thành các giấy tờ yêu cầu như là xác nhận họ đang làm trong ngành nghề, lĩnh vực nào đó, vậy nên khiến họ khó có thể nhận được hỗ trợ.
Vì vậy, việc giảm thiểu các thủ tục hành chính là một bước đi quan trọng. Trong quá trình thực hiện, chúng ta cần tiếp tục xem xét xem liệu giảm như vậy đã đủ chưa, hay vẫn cần tiếp tục giảm thiểu hơn nữa trong tương lai. Nói cho cùng, đây là hướng đi đúng đắn để đảm bảo rằng những người cần được hỗ trợ hơn sẽ nhận được hỗ trợ và chúng ta không bỏ lại ai ở phía sau trong đại dịch Covid-19 này.