Gọi tên doanh nghiệp bứt phá trong năm 2020: TCM, GIL, DHC tiếp tục tăng điểm ngay phiên đầu Xuân Tân Sửu, DGW thậm chí kịch trần

18/02/2021 07:44
Nhìn lại năm 2020, bên cạnh các ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề, vẫn có "cơ trong nguy": Chính điều này đem lại sự bứt phá cho một vài doanh nghiệp biết nắm bắt, tạo tiền đề vững vàng cho năm 2021 cũng như giai đoạn bình thường mới xa hơn.

Năm hoạt động 2021 chính thức bắt đầu, dù diễn biến dịch bệnh còn nhiền phức tạp, song nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng đều kỳ vọng một năm hồi phục với thông tin tích cực liên quan đến vắc-xin. Nhìn lại năm 2020, bên cạnh các ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề, vẫn có "cơ trong nguy": Chính điều này đem lại sự bứt phá cho một vài doanh nghiệp biết nắm bắt, tạo tiền đề vững vàng cho năm 2021 cũng như giai đoạn bình thường mới xa hơn.

Cùng điểm qua một số doanh nghiệp tăng trưởng mạnh năm qua, đầu tiên phải kể đến Thế giới số (Digiworld, DGW). Ngay từ những tháng đầu năm, DGW đã liên tục ghi nhận tín hiệu khả quan nhờ sự tăng trưởng đột biến của nhu cầu Laptop và máy tính xách tay, tương ứng xu hướng làm việc, học tập tại nhà tăng cao.

Trong đó, nỗ lực mở rộng thị phần từ mức 20,7% (năm 2014) lên 31,5% (cuối năm 2019) đóng góp một phần lớn giúp DGW duy trì đà tăng trưởng đến quý cuối năm, dù nhu cầu có giảm nhiệt trong mùa cao điểm (tháng 9-10).

DGW theo quan điểm giới phân tích có vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ xu hướng gia tăng hợp nhất của thị trường phân phối máy tính xách tay Việt Nam, nhờ lợi thế (i) mở rộng sang các sản phẩm và thương hiệu cao cấp hơn (Apple và Huawei) và (ii) đạt được hợp đồng phân phối độc quyền cho các mẫu laptop bán chạy.

Tại phân khúc điện thoại di động, không chỉ được hỗ trợ bởi thương hiệu Xiaomi, động thái "bắt tay" với Apple từ tháng 6/2020 cũng tạo một nền tảng vững chắc cho DGW, tăng quy mô doanh thu lợi nhuận, đón đầu xu hướng tiêu dùng mới. 

Đặc biệt, Nghị định 98/2020 siết quản lý hàng xách tay mở ra dư địa mới cho đại lý phân phối, với 40% thị phần Iphone tại Việt Nam hiện nay là hàng xách tay.

DGW theo đó kết thúc năm 2020 với những chỉ số ấn tượng, doanh thu đạt 12.535 tỷ đồng, tăng 48%; lợi nhuận ròng 253 tỷ đồng, tăng 56% so với năm 2019. Công ty cũng vượt kế hoạch lần lượt 23% và 25%. Trên thị trường, cổ phiếu DGW tăng một mạch từ mức 20.000 đồng/cp (hồi tháng 3/2020) lên 91.000 đồng/cp, tức tăng 355% về thị giá, thanh khoản cũng cải thiện đáng kể.

Năm 2021, tiếp tục đặt kỳ vọng vào doanh số điện thoại và laptop tiếp tục bứt phá, DGW đặt mục tiêu LNST tăng 49% lên 300 tỷ đồng. Cổ phiếu mở màn phiên giao dịch Xuân Tân Sửu (17/2/2021) cũng kịch trần trước đà hưng phấn chung của toàn thị trường.

Gọi tên doanh nghiệp bứt phá trong năm 2020: TCM, GIL, DHC tiếp tục tăng điểm ngay phiên đầu Xuân Tân Sửu, DGW thậm chí kịch trần - Ảnh 2.

Bên cạnh ngành Laptop, Covid-19 cũng mang lại cơ hội mới cho nhóm dệt may với dòng sản phẩm khẩu trang và đồ bảo hộ. Dù vậy, cơ hội ngắn hạn không đủ bù đắp sự thiếu hụt đơn hàng trầm trọng khi đường xuất khẩu bị phong toả do dịch bệnh. Duy nhất 2 những đơn vị linh hoạt ứng phó, tạo được đầu ra vẫn ghi nhận lạc quan nửa cuối năm gồm Gilimex (GIL) và Dệt may Thành Công (TCM). Đây cũng là 2 mã liên tục bứt phá, bất chấp những đơn vị còn lại quay đầu nhanh chóng khi bước sang quý 3/2020.

Trong đó, TCM của Dệt may Thành Công, thị giá đã tăng gấp 4 lần kể từ tháng 10/2020. Mở màn phiên Xuân Tân Sửu (17/2/2021) hôm nay, TCM tiếp tục xanh điểm, hiện giao dịch tại mức 78.400 đồng/cp.

Về kinh doanh, với lợi thế làm việc với các thương hiệu lớn có thị trường ổn định cũng như chuỗi giá trị hoàn chỉnh, TCM được đánh giá là đơn vị có khả năng ứng biến nhanh trong mùa dịch. Ghi nhận, Công ty vẫn có thêm khách hàng và đơn hàng mới trong năm qua, tình hình kinh doanh của tăng tưởng hàng quý. Kết thúc năm 2020, TCM đạt 3.470 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế 276 tỷ đồng, tăng 27%. Trong đó, khoảng 84% doanh thu của Công ty đến từ xuất khẩu, tương ứng đem về hơn 2.900 tỷ đồng.

Đặc biệt, bắt đầu có đơn hàng từ 2019, TCM đã gia nhập vào chuỗi giá trị của Adidas: Đây cũng là nhóm hàng (thể thao) được dự báo tăng trưởng mạnh trên thế giới trong và sau đại dịch. Hiện, đơn hàng Adidas ước lượng lấp đầy công suất 12 triệu sản phẩm/năm của nhà máy Vĩnh Long (~40% công suất may). Theo giới phân tích, đây là đơn hàng FOB với giá trị gia tăng cao, hỗ trợ cải thiện biên lợi nhuận của TCM. Công ty vẫn đang tiếp tục tìm kiếm, hợp tác với các khách hàng lớn trên thế giới (Lacoste…), đảm bảo đơn hàng trong dài hạn.

Gọi tên doanh nghiệp bứt phá trong năm 2020: TCM, GIL, DHC tiếp tục tăng điểm ngay phiên đầu Xuân Tân Sửu, DGW thậm chí kịch trần - Ảnh 3.

Không kém cạnh, GIL cũng tăng phi mã từ vùng giá 25.000 đồng/cp (tháng 10/2020), đặc biệt bứt phá mạnh vào những phiên cuối năm. Hiện, GIL đang giao dịch tại mức 60.000 đồng/cp, EPS thuộc Top của nhóm niêm yết trên sàn hiện nay.

Trong đó, giai đoạn điều chỉnh hồi quý 3 do sự khan hiếm đơn hàng bắt đầu thể hiện rõ lên chỉ số kinh doanh ngành, GIL là đơn vị duy nhất lội ngược dòng, khi 2 đối tác lớn nhất của GIL là Amazon và IKEA vẫn kinh doanh tăng trưởng giữa đại dịch với doanh thu chủ yếu từ kênh online. GIL hiện sản xuất đa dạng các mặt hàng dệt may như túi xách, balo, đồ ngoài trời, quần áo… Năm 2021, GIL tiếp tục kỳ vọng sẽ tăng xuất khẩu online thông qua 2 đối tác trên.

Cần nhấn mạnh, từ năm 2021, GIL có thể ghi nhận doanh thu từ mảng khu công nghiệp với kỳ vọng khoảng 244 tỷ đồng, tương ứng 30 ha cho thuê với mức giá thuê giả định đạt 35 USD/m2. Năm 2019, GIL chính thức đầu tư phát triển 2 khu công nghiệp tại miền Trung (Phú Bài 4 tại Huế), phát triển quỹ đất để lập chuỗi khách sạch phục vụ nhu cầu các khu vực trọng điểm như Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh, Hải Phòng và Tp.HCM.

Một đơn vị khá kín tiếng nhưng cũng bứt phá cực mạnh trong năm qua: Đông Hải Bến Tre (DHC). Lũy kế cả năm 2020, Công ty ghi nhận doanh thu thuần cao gấp đôi lên 2.888 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 115% đạt gần 392 tỷ đồng, cao nhất 10 năm qua, tương đương EPS đạt 6.858 đồng. So với kế hoạch, DHC đã vượt gần 8% mục tiêu doanh thu và vượt 31% mục tiêu lợi nhuận.

Theo giải trình từ phía, năm qua sản lượng sản xuất và bán ra ổn định, giá giấy nguyên liệu và các chi phí đầu vào tăng thúc đẩu doanh thu tăng. Mặt khác, doanh thu tài chính cũng tăng do lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả, phải thu, tiền gửi ngân hàng có gốc ngoại tệ. Ngược lại, chi phí tài chính giảm do giảm dư nợ vay trung hạn và lãi suất vay giảm.

Trên thị trường, đi cùng đà tăng kinh doanh, cổ phiếu DHC cũng nhảy vọt 140%, hiện giao dịch tại mức 71.800 đồng/cp, thanh khoản ổn định.

Gọi tên doanh nghiệp bứt phá trong năm 2020: TCM, GIL, DHC tiếp tục tăng điểm ngay phiên đầu Xuân Tân Sửu, DGW thậm chí kịch trần - Ảnh 4.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
55 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
38 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
51 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.