Gói trừng phạt thứ 7 nhắm vào xuất khẩu vàng, liệu Nga có còn 'an toàn' như lệnh cấm vận dầu mỏ?

22/07/2022 15:41
Gói trừng phạt thứ 7 của EU vào vàng của Nga thực tế đang tác động nhiều đến Nga khi một trong những công ty sản xuất vàng có sản lượng lớn đã đệ đơn lên Chính quyền rằng họ không có khả năng trả nợ. Nga sẽ làm gì để đối phó và bức tranh về ngành kim loại quý của chính quyền ông Putin sẽ như thế nào trước cấm vận?

Vào ngày 14/7 vừa qua, các nguồn tin từ phương Tây và Nga đã thông báo rằng gói trừng phạt thứ 7 của Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp dụng đối với vàng của Nga. Nếu điều này xảy ra, EU sẽ nối gót các quốc gia như Mỹ, Anh, Canada và Nhật Bản, những quốc gia đã từng cấm nhập khẩu vàng của Nga cách đây một thời gian không lâu. 

Trong khi các quan chức Nga cho rằng gói cấm vận vàng của EU này sẽ giống như những gói trừng phạt trước, chỉ khiến cuộc sống công dân EU trở nên khó khăn hơn thì có vẻ giờ đây lời hùng biện này không còn đúng. Ngành công nghiệp vàng của Nga và kim loại quý nói chung trong trường hợp các lệnh trừng phạt được thực thi đầy đủ có thể gây ra sự hỗn loạn nghiêm trọng trên thị trường.

Vì sao vàng đóng vai trò quan trọng?

Vai trò của vàng trong nền kinh tế Nga rất quan trọng. Kim loại quý này đại diện cho hoạt động xuất khẩu phi năng lượng lớn nhất của Nga. Theo Cục Hải quan Liên bang Nga, chỉ tính riêng trong năm 2021 Nga đã xuất khẩu hơn 302 tấn vàng với trị giá từ 17,4 – 20 tỷ USD. Điều quan trọng là  Anh, quốc gia đầu tiên đưa ra các lệnh cấm vận với vàng của Nga vào tháng 3/2022 đã mua 266 tấn vàng của Nga với trị giá 15,4 tỷ USD (theo Epravda.com). Tuy nhiên, lệnh cấm vận quốc tế một phần đối với vàng của Nga đã mang lại kết quả đáng chú ý. Mới đây Petropavlovsk, công ty sản xuất 14 tấn vàng mỗi năm của Nga đã đệ đơn lên chính quyền rằng họ đang không có khả năng trả nợ.

Kể từ tháng 3/2022, khi thị trường vàng miếng ở London từ chối cấp cho các nhà sản xuất vàng từ Nga quy cách giao hàng, hoạt động xuất khẩu kim loại quý của Nga trên thực tế đã phải dừng lại. Cụ thể từ đó cho đến tháng 5, Nga đã xuất khẩu được hơn 100 tấn vàng trong khi tốc độ sản xuất là 1 tấn mỗi ngày. Dựa trên số liệu thống kê về những khách hàng tiềm năng của Nga như Kazakhstan, Thụy Sĩ đã giảm mức nhập khẩu vàng từ Nga và Đức có thể sẽ sớm ngừng mua hàng của Nga. 

Gói trừng phạt thứ 7 nhắm vào xuất khẩu vàng, liệu Nga có còn an toàn như lệnh cấm vận dầu mỏ? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Trong khi đó, Liên minh các nhà sản xuất vàng của Nga (UGPR) được cho là đang trong tình trạng hoảng loạn. Trong một bức thư ngỏ gần đây, công đoàn lưu ý rằng, nếu tình hình trong ngành công nghiệp vàng của Nga không sớm thay đổi, nó có thể gây ra những thiệt hại không thể khắc phục được.

Cụ thể, trong thư nói rằng, nếu không có sự hỗ trợ lớn từ Chính phủ, số phận của ít nhất 400 dây chuyền quy mô vừa và nhỏ (mỗi công ty sử dụng khoảng 40.000 công nhân) có thể bị phong tỏa. Phó Trưởng phòng UGPR, ông Sergey Koshuba nhấn mạnh, không chỉ các lệnh trừng phạt của phương Tây mà còn cả các chính sách của Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga đang "giết chết" ngành công nghiệp này. Ông tuyên bố rằng các điều kiện hiện tại do ngân hàng trung ương đưa ra như mua vàng với mức chiết khấu sẽ khiến công ty không có lợi nhuận và thậm chí gây ra bất lợi cho các nhà sản xuất vàng tiếp tục hoạt động.

Nga sẽ làm gì để giảm thiểu tác động?

Với viễn cảnh các lệnh trừng phạt của phương Tây tập trung vào vàng hơn sẽ trở thành hiện thực trong tương lai gần, các hành động của Nga cho đến nay nhằm giảm thiểu tác động tiềm tàng của các lệnh trừng phạt này có thể được chia thành ba chiến lược trọng tâm.

Chiến lược đầu tiên sẽ liên quan đến việc phân loại các thông tin có sẵn liên quan đến ngành công nghiệp vàng của Nga để tiết lộ cho phương Tây những thông tin có thể được sử dụng để củng cố và đa dạng hóa các lệnh trừng phạt. Một dự luật tương ứng đã được thông qua một cuộc bỏ phiếu trong Duma Quốc gia Nga và các hành động tiếp theo gần như chắc chắn sẽ sớm được thực hiện.

Thứ hai, Moscow có thể sẽ thực hiện một chiến lược nhập khẩu song song. Theo luật này, các công ty Nga được phép nhập khẩu hàng hóa mà không cần được sự đồng ý của chủ thể có quyền sở hữu công nghiệp. Trên thực tế, các chuyên gia Nga đã trích dẫn ví dụ về Nam Phi, nơi - khi chịu các lệnh trừng phạt quốc tế vào những năm 1970 trong bối cảnh chế độ Apartheid - đã trốn tránh các lệnh trừng phạt liên quan đến vàng, cấm xuất khẩu vàng thỏi bằng cách bắt đầu đúc tiền của chính mình (Krugerrands), điều này đã làm tê liệt hiệu quả của các biện pháp trừng phạt.

Cách tiếp cận thứ ba sẽ tập trung vào việc chuyển hướng xuất khẩu vàng sang các nước thân thiện hơn như Ấn Độ, Trung Quốc và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất hoặc chuyển quá trình đúc vàng sang một trong các đối tác của Nga, bao gồm cả Kazakhstan. Một số chuyên gia và quan chức chính phủ Nga chắc chắn rằng khi các biện pháp trừng phạt đối với Nga được thực thi, nhiều quốc gia sẽ không bỏ lỡ cơ hội mua các kim loại quý của Nga với chiết khấu lớn, tương tự điều đã xảy ra với dầu mỏ.

Các chuyên gia bày tỏ ý kiến thận trọng hơn rất nhiều. Nhà phân tích về thị trường hàng hóa từ công ty Nga Otkrytiye Investitsii, ông Oxana Lukicheva, đã tuyên bố rằng bất kể nếu Nga dựa vào kế hoạch nào, từ bán vàng cho các nước thân thiện hay cố gắng giảm thiểu khủng hoảng thông qua kích thích nhu cầu nội bộ thì ngân sách trung ương vẫn sẽ mất đi từ 15 – 25% doanh thu. Hơn nữa việc thiết lập cơ sở hạ tầng cần thiết để đưa hàng hóa xuất khẩu sang khu vực châu Á hay các nơi khác không thể thực hiện một cách nhanh chóng.

Theo đánh giá từ các nhà phân tích Nga về 4 nhà sản xuất vàng lớn nhất, bức tranh về ngành kim loại quý này sẽ như sau:

Công ty Polyus - với trữ lượng vàng đã được chứng minh là 104 triệu ounce, nhà sản xuất vàng lớn nhất ở Nga và là một trong năm công ty hàng đầu trên toàn cầu sẽ không bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các lệnh trừng phạt bởi người tiêu dùng chủ yếu ở Nga và công ty có mức chi phí sản xuất thấp.

Polymetal International - nhà sản xuất vàng lớn thứ hai của Nga có thể sẽ chịu nhiều thiệt hại nhất bởi họ đã tích cực hợp tác với Kazakhstan và có danh mục sản phẩm đa dạng. Ngoài vàng, họ còn chứa một lượng bạc đáng kể khác. 

Công ty Petropavlovsk - có giá trị thị trường hiện tại thấp hơn số nợ tích lũy có khả năng phải đối mặt với một số thời điểm khó khăn có thể dẫn đến phá sản hoàn toàn.

Hiệp hội các nhà triển vọng Seligdar với 277 tấn vàng dự trữ, dự kiến ​​cũng sẽ không bị thiệt hại lớn, vì các đối tác chính của họ nằm ở Nga.

Tuy nhiên, ngay cả với bối cảnh trên, khả năng thực tế của ngành công nghiệp vàng Nga có thể chịu đựng được các lệnh trừng phạt sẽ phụ thuộc vào khả năng vượt qua các lệnh trừng phạt mà không cần sử dụng các kẽ hở và xoa dịu các bên thứ ba.

Theo Oilprice, Reuters

https://cafef.vn/goi-trung-phat-thu-7-nham-vao-xuat-khau-vang-lieu-nga-co-con-an-toan-nhu-lenh-cam-van-dau-mo-20220722101857488.chn

Tin mới

Mẫu xe hatchback thiết kế cực đẹp khuấy đảo thị trường, giá quy đổi ngang Hyundai Grand i10
7 giờ trước
Với mức giá khởi điểm cực rẻ, mẫu hatchback hứa hẹn sẽ khuấy đảo thị trường xe điện Thái Lan.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
7 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thực hư CX-5 giá 694 triệu cùng loạt xe Mazda khác giảm giá sốc: Đại lý nói dọn kho, hãng đưa ra thông tin khác
8 giờ trước
Bảng giá xe Mazda được các đại lý thông báo đang gây xôn xao trên mạng xã hội bởi mức giá thấp kỷ lục. Đây là những xe sản xuất 2024, được đại lý giảm giá để bán nốt.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
8 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
8 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

39.741.344 VNĐ / tấn

181.60 JPY / kg

2.10 %

- 3.90

Đường

SUGAR

10.741.753 VNĐ / tấn

19.01 UScents / lb

0.52 %

- 0.10

Cacao

COCOA

236.134.725 VNĐ / tấn

9,213.00 USD / mt

0.84 %

- 78.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

215.705.250 VNĐ / tấn

381.74 UScents / lb

1.19 %

- 4.59

Gạo

RICE

15.248 VNĐ / tấn

13.08 USD / CWT

1.13 %

- 0.15

Đậu nành

SOYBEANS

9.496.739 VNĐ / tấn

1,008.40 UScents / bu

0.31 %

- 3.10

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.194.754 VNĐ / tấn

290.05 USD / ust

0.71 %

+ 2.05

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
10 giờ trước
Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước góp phần khiến giá lợn tăng cao thời gian qua.
Thị phần 'khổng lồ' của Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam: Gấp đôi so với Trung Quốc, châu Âu, nước ta có 15 ‘kho báu’ tỷ đô xuất khẩu
13 giờ trước
Mỹ chính là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với thị phần áp đảo các quốc gia khác.
Người Việt Nam ăn thịt heo nhiều thứ 4 thế giới
14 giờ trước
Năm 2024, ước tính sản lượng tiêu thụ thịt heo/đầu người Việt Nam xấp xỉ 37 kg/người, tăng hơn 3 kg so với 2023.
Doanh nghiệp rau quả lo vạ lây tại thị trường Mỹ trong đợt đánh thuế đối ứng
1 ngày trước
Mỹ là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng đây là nhóm ngành Việt Nam đang nhập siêu.