Gói ưu đãi lãi suất 2% "ế" vì doanh nghiệp "sợ" thanh tra, phát sinh chi phí, thủ tục

25/05/2024 09:26
Nhấn mạnh một số chính sách ưu đãi của Quốc hội không thực hiện hiệu quả, trong đó có gói hỗ trợ lãi suất 2% thông qua Ngân hàng thương mại chỉ giải ngân được hơn 3%, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ rõ nguyên nhân.

Theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, các chính sách ưu đãi của Quốc hội không được thực hiện hiệu quả do một số doanh nghiệp thuộc đối tượng hỗ trợ nhưng có tâm lý e ngại công tác thanh, kiểm tra, tăng chi phí, phát sinh thủ tục.

Sáng 25/5 tại Hội trường Diên Hồng, Quốc hội tiếp tục thảo luận về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề "việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023".

Theo báo cáo của Đoàn giám sát do Uỷ ban Tài chính- Ngân sách, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thực hiện, cơ quan của Quốc hội khẳng định, một số chính sách của Nghị quyết 43 của Quốc hội đến nay thực hiện không đạt kế hoạch, mục tiêu đề ra như: chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại đạt tỷ lệ giải ngân thấp (chỉ đạt khoảng 3,05% kế hoạch). Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động (đạt 56% kế hoạch), phải chuyển nguồn để thực hiện chính sách khác. Và chính sách sử dụng Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích chưa thực hiện giải ngân được như dự kiến; Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch đã được tăng vốn điều lệ nhưng chưa được sử dụng hiệu quả.

Theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, chính sách hỗ trợ người dân, người lao động tại một số địa phương còn chậm, lúng túng; việc thẩm định và giải quyết chi trả kinh phí hỗ trợ cho đối tượng thụ hưởng gặp nhiều khó khăn, chậm so với yêu cầu đề ra.

Việc mua sắm, cung ứng thuốc, vắc xin, trang thiết bị y tế cho nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở y tế gặp nhiều khó khăn, đôi lúc bị gián đoạn hoặc chậm cung ứng, ảnh hưởng đến chất lượng khám, chữa bệnh.

Đầu tư cho y tế chủ yếu tập trung xây dựng hạ tầng, trạm y tế, chưa bảo đảm về trang thiết bị và nâng cao năng lực của cán bộ, nhân viên y tế để phát huy hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, sức hấp thụ vốn của nền kinh tế, năng lực cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp trong nước còn thấp khi chi phí đầu vào, nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao, thị trường đầu ra, đơn hàng, doanh thu của doanh nghiệp suy giảm, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nợ xấu.

Nhiều đơn vi có tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước và thấp hơn mức tăng trưởng của toàn hệ thống. Đến hết năm 2023, còn nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, thách thức, chưa phục hồi được sau tác động của dịch COVID-19.

Về nguyên nhân, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khẳng định, các chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội có quy mô lớn, triển khai trên phạm vi toàn quốc, bao hàm nhiều chính sách với đối tượng thụ hưởng đa dạng, trong khi cơ sở dữ liệu để quản lý chưa hoàn thiện.

Bên cạnh đó, công tác dự báo, tổng hợp, rà soát, đề xuất danh mục, mức vốn các dự án đầu tư sử dụng vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội chưa bám sát thực tiễn, dẫn đến phải điều chỉnh nhiều và do đó, chậm trễ trong triển khai thực hiện.

"Một số Bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa sát sao, quyết liệt trong chỉ đạo triển khai các chính sách; chưa thực sự chủ động tiếp cận, đồng hành, hướng dẫn đối tượng thụ hưởng; công tác tuyên truyền phổ biến và triển khai một số chính sách còn lúng túng", Báo cáo của Uỷ ban Thường vụ nhấn mạnh.

Đặc biệt, đáng lo ngại là tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ dẫn đến giải quyết công việc chưa hiệu quả; một số doanh nghiệp thuộc đối tượng hỗ trợ nhưng có tâm lý e ngại công tác thanh, kiểm tra, tăng chi phí, phát sinh thủ tục.

Bên cạnh đó, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn cụ thể một số chính sách còn chậm, có quy định chưa rõ, chưa thống nhất dẫn đến lúng túng trong triển khai, tỷ lệ giải ngân thấp, một số chính sách chưa đạt mục tiêu đề ra, ảnh hưởng đến kết quả chung.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chỉ rõ, một số Bộ, cơ quan có trách nhiệm trong tham mưu đề xuất các chính sách chưa sát với thực tiễn như: chính sách hỗ trợ lãi suất 2% qua hệ thống ngân hàng thương mại, chính sách sử dụng Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích, chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm, việc tăng vốn điều lệ cho Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch nhưng không được sử dụng hiệu quả.

Các Bộ: Y tế, Lao động, Thương binh và Xã hội, các địa phương chịu trách nhiệm trong công tác tham mưu, đề xuất danh mục và mức vốn dự kiến bố trí cho một số dự án trình Quốc hội tại Báo cáo số 01/BC-CP và Tờ trình số 02/TTr-CP ngày 02/01/2022 còn chưa sát với thực tiễn, thiếu tính khả thi.

Trong đó có việc xác định các dự án thuộc lĩnh vực y tế đầu tư cho các địa phương, các tuyến y tế cơ sở và y tế dự phòng, trung tâm kiểm soát bệnh tật, bệnh viện cấp Trung ương, trong quá trình thực hiện đã phải rà soát, đề xuất lại danh mục, dẫn đến mất nhiều thời gian hoàn thiện thủ tục đầu tư và chậm phân bổ vốn của Chương trình.

Một số dự án thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội, như: đầu tư xây dựng mới, cải tạo và hiện đại hóa các cơ sở trợ giúp xã hội, đào tạo, dạy nghề không đúng đối tượng, phải rút khỏi Chương trình.

Các Bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương là chủ đầu tư các dự án chịu trách nhiệm trong việc chuẩn bị đầu tư chưa tốt, lựa chọn, đề xuất, đăng ký các dự án chưa bảo đảm tính sẵn sàng và khả năng hấp thụ vốn không cao; chưa chủ động, tích cực và kịp thời thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo yêu cầu, chậm giao vốn, chậm thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, chậm triển khai thi công các dự án.

Tin mới

Mercedes-AMG GT 63 S E Performance mở cọc tại đại lý: Mạnh tới hơn 800 mã lực, dự kiến từ 11 tỷ đồng, sau 6 tháng mới được nhận xe
34 phút trước
Khách hàng tại Việt Nam đã có thể đặt hàng Mercedes-AMG GT 63 S E Performance chính hãng, giá dự kiến từ 11 tỷ đồng.
Sốc: Chỉ hơn 3 triệu/vé khứ hồi hạng thương gia bay Hà Nội - TP.HCM, dân tình đổ xô săn lùng nhưng hết quá nhanh
3 phút trước
Đang mùa du lịch, lại săn được vé máy bay hạng thương gia với giá cả rẻ gấp 2-3 lần bình thường là điều mà du khách nào cũng ao ước.
Sau "tháng trăng mật", người Trung Quốc bắt đầu rao bán xe điện Xiaomi SU7: Người hết tiền, người chê chật, người chốt lãi, người hết kiên nhẫn
48 phút trước
Từng được coi là một hiện tượng trong làng xe điện tại Trung Quốc, Xiaomi SU7 bắt đầu tới giai đoạn mất dần sức hút.
Giá USD hôm nay 4/7: Đồng bạc xanh trượt dốc, tỷ giá trong nước "kịch trần"
55 phút trước
Giá USD hôm nay 4/7: Đồng USD suy yếu xuống mức thấp nhất kể từ ngày 18/6 sau khi công bố dữ liệu thị trường lao động ADP mạnh . Trong nước, sau khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ giá trung tâm thì các NHTM tiếp tục tăng giá bán USD lên mức kịch trần.
Giá vàng hôm nay 4/7: Tăng vọt sau dữ liệu suy yếu của nền kinh tế Mỹ
18 phút trước
Giá vàng hôm nay: Giá vàng thế giới ghi nhận mức tăng đột biến. Trong nước, giá vàng SJC vẫn dậm chân tại chỗ, trong khi đó, vàng nhẫn tiếp tục rút ngắn khoảng cách với vàng SJC.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường ô tô Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng những tháng cuối năm
28 phút trước
Thị trường ô tô Việt Nam đang được kỳ vọng sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ vào những tháng cuối năm 2024, nhờ vào việc đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ (LPTB) cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Honda chơi lớn tung ưu đãi khủng cho loạt xe máy hot: Giá Honda Vision, Winner X, Vario 160....dò đáy, có mẫu tặng kèm điện thoại Samsung, đồng hồ thông minh
6 giờ trước
Nhiều mẫu xe máy hot của Honda tiếp tục nhận ưu đãi sâu trong tháng 7 trong bối cảnh thị trường ảm đạm.
Khách hàng 'ngóng' giảm phí trước bạ, doanh số xe Toyota nhập khẩu nhiều hơn xe lắp ráp
8 giờ trước
Doanh số Toyota trong tháng 6 đạt 5.315 chiếc, giảm so với tháng trước đó.
TikTok SMB Summit 2024: Techcombank công bố gói tiện ích dành riêng cho nhà bán hàng online
16 giờ trước
Đồng hành cùng TikTok trong sự kiện quy mô diễn ra vào 28/06/2024 tại TP.HCM, Techcombank đã thu hút sự quan tâm đặc biệt khi công bố về gói tiện ích - ưu đãi hỗ trợ toàn diện cho các hộ kinh doanh vừa và nhỏ, các nhà bán hàng đang hoạt động trên nền tảng online.